Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông phát biểu điều hành phiên chuyên đề. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Sau gần 3 tiếng làm việc, phiên chuyên đề đã có cuộc thảo luận tích cực, hiệu quả. Các đại biểu đã lắng nghe tham luận và ý kiến của đại diện 6 cơ quan trong và ngoài nước và 15 đại biểu kiều bào.
Các tham luận và ý kiến tập trung nêu tình hình cộng đồng người Việt Nam ở một số nước trên thế giới; đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai công tác đại đoàn kết, công tác hội đoàn và việc nâng cao vai trò của thế hệ trẻ kiều bào trong công tác cộng đồng và chuyển giao thế hệ lãnh đạo.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề mà cộng đồng đang phải đối mặt cũng như các giải pháp nhằm đáp ứng đúng và trúng hơn nguyện vọng của kiều bào tập trung vào một số nội dung như chủ trương, chính sách pháp luật, hoạt động hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài, công tác đại đoàn kết…
Theo đó, về chủ trương, chính sách, pháp luật, các đại biểu kiến nghị tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật đáp ứng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng thiết thực, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bà con, trong đó lưu ý vấn đề quốc tịch xem xét việc trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài; xác định quốc tịch cho trẻ em người Việt lai theo lộ trình, phù hợp xu thế chung; đẩy nhanh quá trình xác minh nhân thân cấp hộ chiếu Việt Nam cho những người không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng yêu cầu các cơ quan chức năng sớm có hướng dẫn cụ thể về việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; đơn giản về thủ tục, tạo điều kiện cho bà con về nước đầu tư, làm ăn, góp phần xây dựng, phát triển đất nước; cân nhắc điều chỉnh, bổ sung các quy định tiến tới cho phép công dân Việt Nam ở nước ngoài được quyền tham gia bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội cũng như đại diện hội đồng hương kiều bào các tỉnh ở các quốc gia khác trên thế giới có thể tham gia Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh ở Việt Nam.
Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc Lê Nguyễn Minh Phương đọc bài tham luận. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Về hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cần thúc đẩy một số quốc gia (đã có quy định) công nhận cộng đồng người Việt ở một số địa bàn có đủ điều kiện là dân tộc thiểu số; đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các nước, chính quyền các địa phương nơi có đông người Việt sinh sống để chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng hội nhập, phát triển, nâng cao vị thế.
Về công tác đại đoàn kết, kiều bào cần tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với sự tham dự của chính quyền sở tại. Các tổ chức cần có cơ chế phản hồi, tập hợp ý kiến, phản ánh kiến nghị của cộng đồng.
Tổ chức thí điểm mô hình Ngày hội đại đoàn kết tại một số địa bàn có phong trào cộng đồng mạnh, từ đó nghiên cứu nhân rộng mô hình trong khu vực. hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng hướng về quê hương, đất nước và triển khai công tác đại đoàn kết ở các địa bàn có đặc thù riêng.
Về công tác hội đoàn, mở rộng cho phép các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài trở thành thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội trong nước; tạo diễn đàn cho cán bộ hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài có “sân chơi” để kết nối, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm; hỗ trợ thành lập mới các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, hỗ trợ hoạt động của các hội đoàn tích cực, gặp khó khăn trong vận hành tổ chức; xem xét hỗ trợ nguồn lực cho các dự án của hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là các dự án có tính ứng dụng cao và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hỗ trợ cán bộ hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động của hội, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các cán bộ hội đoàn; xem xét có chế độ cho những người dành nhiều thời gian đóng góp cho hoạt động cộng đồng; thúc đẩy vai trò của hội đoàn trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của bà con ở sở tại, phòng chống tội phạm trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Về công tác hỗ trợ kiều bào trẻ, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nước trong công tác tập hợp, tổ chức phong trào, hoạt động cộng đồng, xã hội cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài; đa dạng các hình thức đoàn kết, tập hợp thanh niên Việt Nam ở nước sở tại, tập trung củng cố tổ chức Đoàn/Hội ở những nơi đã có tổ chức, đồng thời hướng dẫn, vận động thành lập mới tổ chức Đoàn/Hội ở các địa bàn…
| Đất nước luôn nỗ lực để 'nghe cho thấu, thấy cho rõ, hiểu cho hết' tâm tư, nguyện vọng của bà con kiều bào Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đất nước trân quý tình cảm, thấu hiểu, chia sẻ khi lắn nghe tâm tư nguyện vọng và ... |
| Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4: Những kỳ vọng được gửi gắm Được tổ chức trong năm kỷ niệm 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở ... |
| Những điểm nhấn của Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở ... |
| Bế mạc Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 Chiều 22/8, sau một ngày làm việc khẩn trương, tích cực, Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 ... |
| Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư: Kỳ vọng mới cho công tác kiều bào Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư trở lại Hà Nội với diện mạo và nhiều kỳ vọng ... |