Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản tích cực kết nối nguồn lực kiều bào trong lĩnh vực phát triển xanh, bền vững

An Lê
(thực hiện)
Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, PGS. TS. Lê Đức Anh, Chủ tịch danh dự Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản, kỳ vọng, sau Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư sẽ kích hoạt được một nguồn lực tổng hợp từ kiều bào để đóng góp trực tiếp, sâu rộng hơn cho phát triển đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ông đánh giá thế nào về nguồn lực chuyên gia và trí thức kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ cao, phát triển xanh, bền vững?

Tin liên quan
Đại biểu cùng hiến kế cho công tác người Việt Nam ở nước ngoài Đại biểu cùng hiến kế cho công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Việt Nam và thế giới đang đứng trước làn sóng phát triển công nghệ cao, tiêu biểu như các công nghệ về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời có nhu cầu cấp bách phải ứng dụng công nghệ cao cho sự phát triển xanh và bền vững của đất nước.

Tại Nhật Bản, nhiều thế hệ kiều bào có trình độ cao đã và đang hoạt động trong các doanh nghiệp, trường đại học và cơ quan nghiên cứu lớn.

Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản đóng vai trò là đầu mối chủ yếu để tập hợp các lực lượng này, nhằm tạo ra nguồn lực tổng hợp để nâng cao vị thế của cộng đồng người Việt tại đất nước Mặt trời mọc và đóng góp sâu rộng vào sự phát triển của quê hương.

Nguồn lực tổng hợp từ kiều bào
PGS.TS Lê Đức Anh. (Ảnh: NVCC)

Đặc biệt, về lĩnh vực bán dẫn và AI, Chính phủ, doanh nghiệp và các trường đại học lớn của Nhật Bản đang có mối quan tâm rất lớn với Việt Nam, đồng thời tích cực xây dựng các cơ chế và nguồn lực cho việc hợp tác giữa hai nước.

Các chuyên gia Việt trong mạng lưới của Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản cũng đang tích cực để kết nối những nguồn lực như vậy.

Theo ông, cần những giải pháp gì để có thể thu hút và phát huy nguồn lực này một cách hiệu quả hơn nữa?

Trước hết, cần có các cơ chế khuyến khích (visa, thủ tục lưu trú và làm việc, cơ chế chuyên gia) để lực lượng trí thức gốc Việt ở nước ngoài (hoặc trí thức nước ngoài) có thể dễ dàng tham gia các hoạt động trong nước.

Đặc biệt, cần có cơ chế tài trợ và khuyến khích việc hình thành các mạng lưới liên kết trí thức Việt tại nước ngoài.

Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản với kinh nghiệm của mình sẵn sàng tham gia góp sức vào việc xây dựng một mạng lưới toàn cầu như vậy.

Thứ hai, cần có cơ chế và nguồn vốn nhằm hình thành chương trình/dự án hợp tác nghiên cứu và đào tạo nhân lực có sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản và trên thế giới.

Đặc biệt là các hợp tác tư vấn, nghiên cứu với doanh nghiệp trong nước theo nhu cầu-chiến lược; mời chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản và thế giới về Việt Nam tham gia đào tạo tại các trường đại học.

Thứ ba, cần xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho việc chuyển giao và hợp tác khoa học công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn giữa Việt Nam-Nhật Bản.

Trong bối cảnh quan hệ Việt-Nhật đang tiến triển tốt đẹp, chúng tôi kiến nghị Chính phủ vận động hành lang nhằm đưa Việt Nam vào danh sách các nước được ưu tiên của Nhật Bản, ít nhất là trong lĩnh vực trọng điểm của cả hai nước như bán dẫn và AI.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được các thỏa thuận về quan hệ đối tác trong chuỗi cung ứng bán dẫn, đây là cơ hội thuận lợi để đàm phán và cụ thể hóa quan hệ đối tác và các ưu tiên của Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư vừa được tổ chức thành công tại Hà Nội với chủ đề "Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước", ông có kỳ vọng gì sau sự kiện này?

Trong bối cảnh kinh tế chính trị của thế giới và khu vực đang có nhiều yếu tố bất ổn và biến động, chúng ta cũng đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, cùng nhiều chính sách mới mang tính bản lề cho sự phát triển đến năm 2030 và định hướng đến 2050.

Do đó, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ cao như công nghệ bán dẫn và AI. Đây là những bước đột phá nhằm đưa đất nước lên tầm cao mới, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn và đòi hỏi quyết tâm rất cao đến từ tất cả các cấp lãnh đạo và các tầng lớp xã hội.

Tôi kỳ vọng sau Hội nghị sẽ kích hoạt được một nguồn lực tổng hợp từ kiều bào Việt Nam trên khắp thế giới và họ sẽ có đóng góp trực tiếp hơn, sâu rộng hơn cho sự phát triển của đất nước trong thời gian sắp tới.

Trân trọng cảm ơn ông!

Kiều bào về nước xúc động ghi sổ tang kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kiều bào về nước xúc động ghi sổ tang kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hai ngày 25 và 26/7, nhiều kiều bào ở các nước trên thế giới đã có mặt ở Hà Nội để ghi sổ tang, ...

Phát huy nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của kiều bào

Phát huy nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của kiều bào

Trong các chuyến tiếp xúc với kiều bào khi đi công tác nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước ...

Giải bài toán trọng dụng nhân lực kiều bào

Giải bài toán trọng dụng nhân lực kiều bào

Kiều bào giàu lòng yêu nước, luôn hướng về Tổ quốc với những đóng góp đáng trân trọng. Tuy nhiên, bài toán trọng dụng nguồn ...

Niềm vui sum họp tại 'Hội nghị Diên Hồng’ của kiều bào

Niềm vui sum họp tại 'Hội nghị Diên Hồng’ của kiều bào

Bên lề Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) toàn thế giới lần thứ 4 ngày 22/8, các đại biểu đã chia sẻ ...

Đại sứ Lương Thanh Nghị: Nhận thức sâu sắc từ cơ quan đại diện về phát huy nguồn lực kiều bào

Đại sứ Lương Thanh Nghị: Nhận thức sâu sắc từ cơ quan đại diện về phát huy nguồn lực kiều bào

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam về công tác phát huy nguồn lực chuyên gia, trí thức kiều bào, Đại sứ Việt ...

Đọc thêm

iPhone 17 Pro Max sẽ có màu sắc hoàn toàn mới

iPhone 17 Pro Max sẽ có màu sắc hoàn toàn mới

Bộ đôi iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max dự kiến sẽ sở hữu màu sắc hoàn toàn mới, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn cho thế hệ iPhone ...
Cách doanh nghiệp Trung Quốc 'đương đầu' với thuế quan của Mỹ, sự mệt mỏi ngày càng gia tăng

Cách doanh nghiệp Trung Quốc 'đương đầu' với thuế quan của Mỹ, sự mệt mỏi ngày càng gia tăng

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tạm dừng sản xuất, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới do tác động của thuế quan Mỹ.
Cuộc gặp của ‘người Mỹ nói tiếng Việt, người Việt nói tiếng Mỹ’ nhưng chung tình yêu Việt Nam

Cuộc gặp của ‘người Mỹ nói tiếng Việt, người Việt nói tiếng Mỹ’ nhưng chung tình yêu Việt Nam

Trên tầng 9 khách sạn Caravelle Sài Gòn có một cuộc gặp giữa những phóng viên từng hoạt động cho hai phía nhưng đều có chung tình yêu Việt Nam…
Hai Phu nhân Thủ tướng Việt-Nhật cùng trải nghiệm văn hóa đồng bào các dân tộc Việt Nam

Hai Phu nhân Thủ tướng Việt-Nhật cùng trải nghiệm văn hóa đồng bào các dân tộc Việt Nam

Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Phu nhân Ishiba Yoshiko thăm Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Du lịch Nhật Bản: Khám phá hương vị ẩm thực đặc sắc xứ Phù Tang

Du lịch Nhật Bản: Khám phá hương vị ẩm thực đặc sắc xứ Phù Tang

Được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon, các món ăn Nhật Bản mang đến cho thực khách trải nghiệm hương vị tinh tế, hấp dẫn.
Nghệ thuật tái chế và hành trình gieo mầm ý thức môi trường

Nghệ thuật tái chế và hành trình gieo mầm ý thức môi trường

Tái chế rác thải nhựa không chỉ là một giải pháp môi trường, mà còn đang dần trở thành một phong cách sống và giáo dục cộng đồng trên toàn ...
Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Hội nghị thượng đỉnh do IEA tổ chức tạo sự thống nhất về cách tiếp cận tổng thể với an ninh năng lượng, giúp các nước chuẩn bị tốt hơn trước biến động toàn cầu.
Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Việc Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí laser nội địa có khả năng bắn hạ UAV là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Phiên bản di động