Đại hội XIII: Các nước đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Hiền Hòa
TGVN. Trước thềm Đại hội XIII, đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trả lời báo chí về những kết quả nổi bật năm 2020, về mục tiêu đề ra trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trả lời phỏng vấn Báo chí về những đóng góp của lực lượng quân đội trong năm 2020.
Trước thềm Đại hội XIII, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trả lời phỏng vấn báo chí về những đóng góp của lực lượng quân đội trong năm 2020.

Kính thưa Đại tướng Ngô Xuân Lịch, năm 2020, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Vậy, Bộ trưởng có thể khái quát một số kết quả trọng tâm và Đại hội đã đặt ra những mục tiêu gì nhằm xây dựng Quân đội vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc ?

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Có thể khẳng định rằng, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã thành công rất tốt đẹp, như đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã khẳng định: “Đại hội đã được chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ, đúng nguyên tắc, thực sự là đại hội mẫu mực, tiêu biểu, tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn Đảng”.

Với tinh thần “Đoàn kết - Trí tuệ - Bản lĩnh - Dân chủ - Kỷ cương”, Đại hội đã tích cực thảo luận, tham gia nhiều ý kiến có chất lượng đóng góp vào các văn kiện của Đại hội và văn kiện của Trung ương trình Đại hội XIII của Đảng; đồng thời lựa chọn, bầu đoàn đại biểu gồm 46 đồng chí (43 chính thức, 03 dự khuyết) cùng 18 đại biểu đương nhiên, thay mặt cho Đảng bộ Quân đội dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đại hội đã đề ra một số mục tiêu chiến lược chủ yếu, đó là:

1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao năng lực dự báo, tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng, bảm đảm trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào cũng không để bị động, bất ngờ.

2. Phát huy tốt vai trò nòng cốt của Quân đội nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn vững mạnh, xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận phòng thủ quân khu và khu vực phòng thủ các cấp vững chắc.

3. Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành điều chỉnh tổ chức lực lượng “tinh, gọn, mạnh”; đến năm 2030, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng hiện đại; phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại.

4. Nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục đào tạo; tạo chuyển biến vững chắc về việc chấp hành pháp luật, kỷ luật. Hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu trên các mặt công tác, từng bước làm chủ công nghệ chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí trang bị công nghệ cao.

5. Hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng thực chất, hiệu quả, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, góp phần củng cố vị thế chiến lược của đất nước, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

6. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, Quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Năm 2020, hình ảnh các chiến sỹ Quân đội “trung với Đảng, hiếu với dân”, sẵn sàng hy sinh gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyến đầu trong tìm kiến cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống đại dịch càng tô thắm thêm vẻ đẹp “Bộ đội Cụ Hồ". Quốc hội đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam và Nghị quyết về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Đây chính là những dấu ấn nổi bật, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng quân đội vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Thưa đồng chí, Năm 2020 là một năm với nhiều kết quả nổi bật trong đối ngoại quốc phòng. Bộ Quốc phòng đã chủ trì, tổ chức thành công nhiều hội nghị, sự kiện quan trọng, góp phần xây dựng lòng tin chiến lược, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước và Quân đội, tạo thế chủ động để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Vậy, Bộ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về những thành công này ?

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Năm 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng Bộ Quốc phòng đã chủ trì, điều phối thành công 25 hoạt động, hội nghị quốc phòng, quân sự ASEAN trên cả hai hình thức tổ chức trực tiếp và trực tuyến. Đặc biệt đã chủ trì, điều phối, tổ chức rất thành công Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Tư lệnh Lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 17; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 14; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 7. Cả 04 hội nghị đều ra được Tuyên bố chung, với sự thống nhất cao của các thành viên. Đây là kết quả rất ấn tượng, nổi bật, các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế đều đánh giá rất cao sự thành công và vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.

Các hoạt động đối ngoại quốc phòng song phương với các nước láng giềng, các nước có ý nghĩa chiến lược, các nước ASEAN và bạn bè truyền thống tiếp tục được triển khai sâu rộng, thực chất, hiệu quả bằng các hình thức thích hợp. Quân đội ta đã đạt thành tích xuất sắc trong Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2020 tại Liên bang Nga, để lại ấn tượng tốt đẹp; tích cực triển khai hợp tác quốc tế về phòng chống dịch Covid-19, chủ trì tổ chức thành công Diễn tập trực tuyến Quân y các nước ASEAN về ứng phó với dịch Covid-19 tháng 5/2020.

Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 2 tại Nam Xu-đăng, các cá nhân tham gia Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hoà Trung Phi, Trụ sở Liên hợp quốc đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chúng ta đang khẩn trương chuẩn bị cho Đội Công binh, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3 đi làm nhiệm vụ trong năm tới. Các nước, nhất là Liên hợp quốc đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Lực lượng quân đội đi đầu giúp nhân dân vượt qua khó khăn bão lũ.
Lực lượng quân đội đi đầu giúp nhân dân vượt qua khó khăn bão lũ.

Kính thưa Bộ trưởng, năm 2020, Quân đội là lực lượng đi đầu trong tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống đại dịch Covid-19, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân về người lính “Bộ đội Cụ Hồ”. Vậy, Bộ trưởng có thể chia sẻ cho bạn đọc biết rõ hơn về sự tham gia tích cực đó?

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Có thể khẳng định rằng, Quân đội đã phát huy tốt vai trò nòng cột, xung kích đi đầu trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường. Trước dự báo tình hình thiên tai diễn biến hết sức phức tạp, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo toàn quân kiểm tra, rà soát chặt chẽ các vị trí đóng quân, công trình chiến đấu, các trận địa phòng không bảo vệ hệ thống hồ đập trọng điểm trên toàn quốc; chủ động xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, duy trì, thực hiện nghiêm các chế độ ứng trực; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các địa phương kịp thời ứng phó khi có tình huống; đã huy động gần 330 nghìn lượt bộ đội, dân quân tự vệ, trên 11 nghìn lượt phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, bão lũ, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn cả trên đất liền và trên biển; làm tốt công tác tư tưởng, giải quyết kịp thời các chính sách, ổn định đời sống, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Trong phòng, chống dịch Covid-19, toàn quân đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh hợp tác quân y với các nước; tổ chức diễn tập toàn quân về phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian ngắn; duy trì trên 1.600 tổ, chốt kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở trên tuyên biên giới đất liền và trên hướng biển; huy động lực lượng, phương tiện, cơ sở doanh trại để làm khu cách ly đúng quy định; tích cực tham gia xử lý môi trường tại một số địa phương. Kịp thời sản xuất bộ kit chuẩn đoán nhanh; phối hợp nghiên cứu, sản xuất, đang thử nghiệm vắc-xin phục vụ hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19...

Cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, kịp thời có mặt ở những nơi gian khó, phối hợp xử lý có hiệu quả các tình huống; khẳng định vai trò của “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”, xứng đáng là Quân đội của dân, do dân, vì dân, làm đẹp thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

Kính thưa Bộ trưởng, tại Kỳ họp thứ 10 vừa qua, với 100 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Vậy Nghị quyết này có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế nào đối với Quân đội ta?

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua và ban hành Nghị quyết số 130 về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, nhằm thể chế hóa, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; chủ động và hội nhập quốc tế, phù hợp với Nghị quyết Đại hội 11, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết số 22 ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Việc ban hành Nghị quyết này đã tạo khung pháp lý về việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nâng cao hiệu quả quản lý chỉ huy, điều hành, thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm hợp lý chế độ chính sách; chuẩn hóa quy trình, thủ tục pháp lý trong chuẩn bị lực lượng, phương tiện, triển khai, điều chỉnh, rút lực lượng và xử lý những vấn đề phát sinh tại địa bàn. Đây là cơ sở rất quan trọng để Bộ Quốc phòng tham mưu và triển khai thực hiện hiệu quả “Đề án tổng thể về Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc” trong thời gian tới.

Để giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, kinh phí bảo đảm và chế độ chính sách, kế hoạch thực hiện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, trình Chính phủ, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định chủ trương cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng theo thẩm quyền; đồng thời, thực hiện việc điều phối quốc gia và bố trí lực lượng luân phiên, thay thế tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Lực lượng quân đội Việt Nam tham gia giữ gìn hòa bình của Liên hợp Quốc
Lực lượng quân đội Việt Nam tham gia giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc.

Với nỗ lực rất lớn của Ban soạn thảo, Bộ Quốc phòng, năm 2020, Quốc hội cũng đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam với số phiếu tán thành rất cao. Vậy Luật này có ý nghĩ gì đối với công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, thưa Bộ trưởng?

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Ngày 11/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam, với số phiếu tán thành rất cao. Luật Biên phòng Việt Nam ra đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Luật Biên phòng Việt Nam là sự cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm, tư duy mới của Đảng, Nhà nước về bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân, xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân rộng khắp, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”. Luật Biên phòng Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ Quốc phòng tham mưu với Chính phủ chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng cùng các địa phương biên giới và các lực lượng liên quan tổ chức thực thi nhiệm vụ biên phòng, đầu tư hiện đại hóa các công trình trên biên giới; bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách đặc thù, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, đặc biệt là chính sách cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng để cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, cống hiến...; đồng thời, tiếp tục phát huy và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên biên giới.

Luật Biên phòng Việt Nam ra đời sẽ tạo “đòn bẩy” thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giúp đồng bào các dân tộc tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống, phát triển vùng biên giới ngày một giàu đẹp, góp phần xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phòng thủ vững chắc.

Lực lượng quân đội Việt Nam tại buổi diễn tập tham gia bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
Lực lượng quân đội Việt Nam tại buổi diễn tập tham gia bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Để đảm bảo xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị động, bất ngờ, năm 2021, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu nào, trong đó công tác xây dựng pháp luật được dự kiến xây dựng như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Công tác xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng là nội dung quan trọng, góp phần phát triển tư duy lý luận, hoàn thiện đường lối, chính sách về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài. Năm 2021, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, trong đó, công tác xây dựng pháp luật tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

1. Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng theo những nội dung định hướng trong các Văn kiện Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ 11 và yêu cầu thực tiễn, chủ động rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực, ngành quản lý để đề xuất nội dung hoàn thiện pháp luật, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, cơ yếu, đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành pháp luật. Xác định rõ cơ chế phân công, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thi hành pháp luật.

3. Nghiên cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, ban hành một số luật, văn bản quy phạm pháp luật, nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về quân sự, quốc phòng, như: Luật Động viên công nghiệp, Luật Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Luật Công nghiệp quốc phòng, Luật Phòng thủ dân sự...

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn.

TIN LIÊN QUAN
Tất cả sẵn sàng với chất lượng cao nhất cho ngày Khai mạc Đại hội XIII
Các mẫu xét nghiệm Covid-19 của đại biểu và khối phục vụ Đại hội XIII đều âm tính
Đại hội XIII: Giáo sư Nga khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đảng của nhân dân, vì nhân dân
Ngày mai (25/1), Đại hội XIII họp phiên trù bị tại Hà Nội
Bộ Công an quyết tâm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội XIII của Đảng
Infographics: Tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
(theo daihoi13.dangcongsan.vn)

Đọc thêm

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 24/4 - SXMN 24/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 24/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 24/4 - SXMN 24/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 24/4

XSMN 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 24/4/2023. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số hôm nay 24/4. SXMN 24/4. XSMN ...
ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

Hiệp định Geneva để lại nhiều bài học kinh nghiệm còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay trong trường phái đối ngoại của Việt Nam.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón Bộ trưởng Retno Marsudi và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón Bộ trưởng Retno Marsudi và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đón Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song ...
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Nhận định, soi kèo Everton vs Liverpool, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Everton vs Liverpool, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Everton vs Liverpool tại vòng 29 đá bù giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 25/4.
Nhận định, soi kèo MU vs Sheffield United, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Sheffield United, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Sheffield United tại vòng 29 đá bù giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 25/4.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động