Đại sứ Dương Văn Quảng: Từ cây tre, nghĩ về hình tượng Việt Nam thời hội nhập

Phạm Hăng
Bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, PGS. TS. Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore và UNESCO cho rằng, đã đến lúc phải xây dựng một biểu tượng văn hóa của Việt Nam ở thế kỷ XXI và có thể suy nghĩ từ hình tượng cây tre.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Dương Văn Quảng: Cần phải xây dựng biểu tượng văn hóa Việt Nam thế kỷ XXI
Đại sứ Dương Văn Quảng cho rằng hình tượng “ngoại giao cây tre Việt Nam” là một hình tượng đầy đủ để thể hiện, biểu tượng hóa nền ngoại giao Việt Nam. (Nguồn: VOV)

Thưa Đại sứ, phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc" tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12 đã nhắc tới "trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam", Đại sứ suy nghĩ như thế nào về điều này?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dùng hình ảnh cây tre để khái quát nền ngoại giao Việt Nam. Hình tượng cây tre thể hiện triết lý ngoại giao, phương pháp luận ngoại giao, nội dung ngoại giao; đồng thời thể hiện được cái gốc của ngoại giao Việt Nam, xuất phát từ truyền thống cha ông mà cụ thể là truyền thống ngoại giao “tâm công” của cha ông ta.

Bản thân cây tre là văn hóa Việt Nam, với cây tre quan trọng nhất là gốc rễ. “Ngoại giao cây tre Việt Nam” cũng phải bám vào gốc rễ là văn hóa Việt Nam, truyền thống hòa hiếu của ngoại giao Việt Nam-ngoại giao “tâm công” từ xa xưa.

Như vậy, đó là một cái gốc rất bền vững. Cây tre Việt Nam có thể sống được ở mọi miền đất, trên dải triền sông có đất phù sa nhưng cũng có thể sống ở những vùng đất cằn cỗi để nói lên rằng, “ngoại giao cây tre” có thể phát triển, phát huy được vai trò khi đất nước phồn thịnh cũng như khi đất nước gặp khó khăn.

Ngày nay, khi chúng ta đã phát triển đất nước cũng là lúc chúng ta có những điều kiện cần thiết để xây dựng đất nước, “ngoại giao cây tre Việt Nam” sẽ phát triển trên mảnh đất hiện tại, mảnh đất toàn cầu hóa, hội nhập toàn diện.

Nói về thân cây tre và sức sống của cây tre, có thể thấy, cây tre có thể sống trong gió bão, bất kể thời tiết; sống uyển chuyển theo thời cuộc để thấy “ngoại giao cây tre Việt Nam” là một nền ngoại giao có thể thích ứng với thời cuộc, điều kiện, yêu cầu của đất nước đối với nền ngoại giao.

Trong một môi trường như vậy, “cây tre” muốn tốt tươi thì phải tận dụng được những tinh hoa tốt nhất của “mảnh đất nuôi sống mình” cũng như “ngoại giao cây tre Việt Nam” phải tận dụng được tốt nhất những tinh hoa của thời đại hiện nay để phục vụ cho lợi ích quốc gia dân tộc.

Vì vậy, có thể chưa chính thức nhưng hình tượng “ngoại giao cây tre Việt Nam” là một hình tượng đầy đủ để thể hiện, biểu tượng hóa nền ngoại giao Việt Nam ở thời đại hiện nay, có quá khứ, có hiện tại và tương lai.

Là nhà ngoại giao am hiểu sâu sắc về ngoại giao văn hóa, Đại sứ nhận định như thế nào về vai trò của việc lồng ghép văn hóa vào ngoại giao để ngoại giao mang bản sắc văn hóa đậm nét Việt Nam?

Đã nói ngoại giao thì phải nói đến văn hóa cũng như đã nói đến văn hóa đối ngoại thì phải có ngoại giao trong đó. Ngoại giao và văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hiện nay, trong quan hệ quốc tế, ngoại giao là một trong 4 trụ cột của phát triển bền vững bên cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Từ năm 1980, Hội nghị cấp cao toàn cầu đã xác định văn hóa là một trong 4 trụ cột của phát triển bền vững, vì vậy, nói ngoại giao là nói tới văn hóa và ngược lại.

Vậy văn hóa là gì của ngoại giao? Văn hóa vừa là nội dung của ngoại giao, vừa là bản chất, công cụ của ngoại giao. Ngoại giao sử dụng văn hóa vì mục đích chính trị, ngoại giao thì gọi là ngoại giao văn hóa; nếu thuần túy là trao đổi văn hóa thì gọi là văn hóa đối ngoại.

Làm thế nào để sử dụng được một cách tốt nhất văn hóa trong ngoại giao? Về vấn đề này, mỗi nước có một cách tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào suy nghĩ và văn hóa. Nhưng dù tiếp cận theo cách nào chăng nữa thì đều phải hiểu rằng văn hóa là một trong những trụ cột của phát triển, công cụ, nội dung của ngoại giao.

Phát triển ngoại giao chính là để phát triển văn hóa. Phát triển văn hóa là quảng bá những giá trị hay nhất, để tạo ra hình tượng đẹp nhất của đất nước ở bên ngoài nhưng đồng thời cũng phải tiếp thu lại tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Ngoại giao văn hóa là hai chiều.

Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, văn hóa Việt Nam nên chăng cũng cần được lan tỏa hơn nữa trên toàn cầu, thưa Đại sứ?

Việt Nam có rất nhiều biểu tượng về văn hóa. Nhưng tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một biểu tượng văn hóa của Việt Nam ở thế kỷ XXI, thế kỷ hội nhập. Tôi vẫn chưa có một câu trả lời cụ thể, tuy vậy, tôi cho rằng phải cho thế giới thấy được chiều sâu văn hóa của đất nước, bản sắc văn hóa của Việt Nam xưa và nay; kết hợp ngoại giao hòa hiếu của cha ông để xây dựng lên hình tượng của Việt Nam hiện nay.

Hình tượng này phải thể hiện được bản sắc của Việt Nam, bản chất của thời đại ta đang sống, thể hiện được sự kết nối giữa các nền văn hóa với nhau.

Chúng ta cũng có thể suy nghĩ từ hình tượng cây tre để tạo ra hình tượng của Việt Nam trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, hình tượng Việt Nam là chủ nghĩa anh hùng dân tộc.

Tổng Bí thư đã nói về sức mạnh của Việt Nam: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Từ sức mạnh đó, chúng ta cần tìm ra một hình tượng của Việt Nam ở thế kỷ XXI, bắt rễ ở quá khứ, phát triển ở hiện tại và tương lai.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Việt Nam đề nghị các bên liên quan tại Colombia tiếp tục đối thoại trên tinh thần xây dựng để giải quyết những khác biệt

Việt Nam đề nghị các bên liên quan tại Colombia tiếp tục đối thoại trên tinh thần xây dựng để giải quyết những khác biệt

Ngày 14/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp về tình hình tại Colombia và hoạt động của Phái bộ Giám ...

Cục Di sản Văn hóa đề nghị xây dựng hồ sơ xếp hạng di chỉ khảo cổ Vườn Chuối tại Hà Nội

Cục Di sản Văn hóa đề nghị xây dựng hồ sơ xếp hạng di chỉ khảo cổ Vườn Chuối tại Hà Nội

Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa thống nhất với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ...

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc 2021

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cộng đồng người Việt ở Trùng Khánh cần phát huy tốt truyền thống 'tương thân tương ái'

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cộng đồng người Việt ở Trùng Khánh cần phát huy tốt truyền thống 'tương thân tương ái'

Sáng 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Hồi 10h (ngày 8/11), vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc ...
Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Gỗ cây xanh gãy đổ sau bão Yagi không phải là phế liệu. Chúng đã được tái sinh, mang lại giá trị kinh tế bất ngờ.
Mỹ Tâm thực hiện đêm nhạc đặc biệt tri ân khán giả hải ngoại dịp Giáng sinh

Mỹ Tâm thực hiện đêm nhạc đặc biệt tri ân khán giả hải ngoại dịp Giáng sinh

Ca sĩ Mỹ Tâm phấn khích khi toàn bộ vé của liveshow 'My Soul 1981' được bán hết trong vòng một tiếng.
Cuộc đời bà Trần Tố Nga qua lời kể của đạo diễn người Pháp gốc Việt

Cuộc đời bà Trần Tố Nga qua lời kể của đạo diễn người Pháp gốc Việt

Vở kịch dẫn dắt khán giả đắm chìm vào câu chuyện của bà Trần Tố Nga, một người phụ nữ suốt đời dấn thân vào cuộc chiến đòi công lý ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Ford của các dòng như Everest 2021, EcoSport 2021, Everest 2022, Ranger 2021, Explorer 2022, Territory 2022, Ranger 2022, Ranger Raptor 2023, Everest 2023, Everest 2024, ...
Việt Nam-Kyrgyzstan điện đàm tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Việt Nam-Kyrgyzstan điện đàm tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Chiều ngày 7/11, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Kyrgyzstan Aibek Moldogaziev.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Ngày 7/11, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã dẫn đầu đoàn Bộ Ngoại giao đến chúc mừng tại Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội.
Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Đại diện Việt Nam khẳng định ủng hộ việc tăng cường vai trò của Đại hội đồng LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quản lý và khai thác bền vững khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quản lý và khai thác bền vững khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Kết quả làm việc của Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo chuỗi cung bền vững về khoáng sản thiết yếu.
ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

ASEAN cho rằng Liên hợp quốc cần đặt thông tin và truyền thông công chúng vào vị trí trung tâm trong quản lý chiến lược.
Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA

Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA

Ngày 6/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei Darussalam đã tổ chức Hội thảo 'Thúc đẩy hợp tác du lịch Việt Nam - Brunei và tiểu vùng Mekong – BIMP EAGA'
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động