Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Thu Trang
Tham gia với tinh thần chủ động, xây dựng và trách nhiệm cao, Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ và gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa tại khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu tại một phiên họp trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sỹ), Trưởng đoàn Việt Nam tham dự và đóng góp vào quá trình thảo luận tại khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam những kết quả nổi bật của khóa họp và thông điệp của Việt Nam qua diễn đàn đa phương về nhân quyền này.

Sau 1,5 tháng làm việc, Khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao từ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế quan trọng đã khép lại. Xin Đại sứ cho biết các kết quả nổi bật của khóa họp?

Khóa họp lần thứ 58 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra trong 6 tuần liên tiếp, với khối lượng công việc đồ sộ và nhiều nội dung quan trọng. Ngay trong tuần đầu tiên, Hội đồng đã tổ chức Phiên họp cấp cao với sự tham dự của 4 nguyên thủ quốc gia, 6 Phó Tổng thống/Phó Thủ tướng, 95 Bộ trưởng và Thứ trưởng đến từ các nước thành viên Liên hợp quốc, cùng với Chủ tịch Đại hội đồng, Tổng thư ký, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc và lãnh đạo của nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva.

Đây là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với Hội đồng Nhân quyền nói riêng và chủ nghĩa đa phương nói chung, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức chồng chéo, từ xung đột, khủng hoảng nhân đạo, đến biến đổi khí hậu và khoảng cách phát triển ngày càng gia tăng.

Về nội dung, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua 32 Nghị quyết, đề cập các chủ đề then chốt trong lĩnh vực quyền con người như quyền tiếp cận y tế, quyền của phụ nữ và trẻ em, quyền phát triển, quyền của người bản địa, cũng như tác động của biến đổi khí hậu và trí tuệ nhân tạo đối với quyền con người.

Đặc biệt, Hội đồng Nhân quyền đã tổ chức 9 phiên thảo luận chuyên đề về các vấn đề quan trọng, như về lồng ghép nhân quyền, vấn đề án tử hình, cảnh báo sớm và phòng chống nạn diệt chủng, ứng phó với HIV và không bỏ lại ai phía sau, hiện thực hóa quyền lao động và quyền an sinh xã hội trong nền kinh tế phi chính thức, quyền người khuyết tật, quyền trẻ em về chủ đề các ưu tiên, để thúc đẩy cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, quyền trẻ em về chủ đề sự phát triển của trẻ nhỏ trong trường hợp khẩn cấp: Đặt quyền trẻ em lên hàng đầu.

Ngoài ra, Hội đồng Nhân quyền cũng tổ chức 41 cuộc đối thoại với các thủ tục đặc biệt và cơ chế nhân quyền khác của Liên hợp quốc, thảo luận 80 báo cáo chuyên đề và thông qua kết quả Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của 13 quốc gia.

Có thể nói, Khóa họp 58 không chỉ là diễn đàn thảo luận về chính sách, mà còn là nơi thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của các quốc gia thành viên trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều thách thức phức tạp.

Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Đại sứ Mai Phan Dũng (hàng đầu, thứ hai từ trái) và các thành viên đoàn Việt Nam tại phiên họp bỏ phiếu và bế mạc của Khóa 58 Hội đồng Nhân quyền, tháng 4/2025. (Nguồn: TTXVN)

Là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và đang tái cử ứng cử nhiệm kỳ 2026-2028, đoàn Việt Nam đã tham gia, đóng góp như thế nào tại Khóa họp quan trọng của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc? Thông điệp chính mà đoàn Việt Nam muốn gửi gắm qua diễn đàn đa phương về nhân quyền này?

Tại Khóa họp lần này, đoàn Việt Nam tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động, xây dựng và trách nhiệm cao của một thành viên Hội đồng Nhân quyền. Đoàn đã tham gia đầy đủ, tích cực vào các phiên thảo luận, đối thoại và phát biểu quan điểm tại nhiều nội dung quan trọng như hiện thực hóa quyền lao động và quyền an sinh xã hội trong nền kinh tế phi chính thức; quyền trẻ em; ứng phó với HIV và không bỏ lại ai phía sau; quyền văn hóa; quyền lương thực; quyền người khuyết tật; vấn đề Palestine và các vùng lãnh thổ Arab bị chiếm đóng…

Đặc biệt, Việt Nam đã đồng bảo trợ nhiều nghị quyết, phối hợp với các đối tác thúc đẩy các sáng kiến phù hợp với luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước đang phát triển.

Có lẽ thành tựu nổi bật nhất trong khóa họp này là việc đoàn Việt Nam đã chủ trì xây dựng và trình bày Phát biểu chung về thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) để đạt được bình đẳng giới, được đông đảo các nước ủng hộ, đến nay đã có 65 nước từ tất cả các châu lục bảo trợ.

Bài phát biểu chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các SDGs để đạt được bình đẳng giới bao gồm các ưu tiên như tăng cường sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong quá trình ra quyết định; thúc đẩy vai trò lãnh đạo của họ trong khoa học và công nghệ; đảm bảo sự tham gia bình đẳng trong các tiến trình hòa bình và an ninh; tăng cường năng lực, ngân sách để lồng ghép giới trong chính sách. Việc trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái là chìa khóa để bảo vệ nhân quyền và phát triển bền vững.

Thông điệp chính mà Việt Nam muốn gửi gắm là: Quyền con người phải được thúc đẩy một cách toàn diện, cân bằng và dựa trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, không chính trị hóa. Việt Nam cũng nhấn mạnh vai trò của phát triển bền vững, bao trùm và vai trò của gia đình, giáo dục, cũng như việc bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.

Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về quyền con người, đồng thời mong muốn tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế – nền tảng quan trọng để bảo vệ và phát huy quyền con người.

"Có lẽ thành tựu nổi bật nhất trong khóa họp này là việc đoàn Việt Nam đã chủ trì xây dựng và trình bày Phát biểu chung về thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triểnbền vững (SDGs) để đạt được bình đẳng giới, được đông đảo các nước ủng hộ, đến nay đã có 65 nước từ tất cả các châu lục bảo trợ". (Đại sứ Mai Phan Dũng)
Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Hội đồng Nhân quyền là một trong những diễn đàn có thời gian họp nhiều nhất tại Liên hợp quốc, với mỗi khoá họp kéo dài 4-6 tuần. (Nguồn: TTXVN)

Là Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự khóa họp, Đại sứ có thể chia sẻ ấn tượng đặc biệt của mình về kỳ họp này?

Sau 6 tuần tham dự Khóa họp 58 Hội đồng Nhân quyền, với tư cách là Trưởng đoàn đại diện Việt Nam tham dự, tôi có hai ấn tượng đặc biệt như sau:

Thứ nhất, tại địa bàn Geneva có gần 40 tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại đây, thì diễn đàn Hội đồng Nhân quyền hàng năm tổ chức ba khóa họp là diễn đàn đặc biệt với bốn đặc điểm chính. Đây là diễn đàn nhận được sự quan tâm cao, thể hiện qua sự tham gia đông đảo gần như là nhất tại nhiều cấp khác nhau và các cơ chế khác nhau. Đây cũng là một trong những diễn đàn có thời gian họp nhiều nhất tại Liên hợp quốc, với mỗi khoá họp kéo dài 4-6 tuần.

Ngoài ra, Hội đồng Nhân quyền còn là diễn đàn có nhiều hình thức tương tác nhất, từ các phiên cấp cao, phiên họp chung, phiên họp chuyên đề, các phiên đối thoại với Cao ủy Nhân quyền và các Thủ tục đặc biệt Hội đồng Nhân quyền, các side-event (sự kiện bên lề), các phiên tham vấn nghị quyết ko chính thức, phiên tham vấn song phương, cho tới các hoạt động khác kèm theo.

Mặt khác, các chủ đề họp của Hội đồng Nhân quyền bao trùm lên tất cả vấn đề cuộc sống hiện nay. Tuy trọng tâm là về quyền con người, nhưng khía cạnh quyền con người lại được bàn thảo rộng khắp lĩnh vực, từ các cuộc xung đột vũ trang cho tới các vấn đề cạnh tranh thương mại, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, giáo dục, trí tuệ nhân tạo, người di cư…

Qua đó, có thể thấy rõ việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là một lý tưởng khát khao, mục tiêu lớn của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên vẫn gặp phải nhiều thách thức khó khăn, khiến cộng đồng quốc tế phải dành nhiều thời gian và nguồn lực cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Thứ hai, điểm hết sức đáng chú ý và ấn tượng là việc tham gia của Việt Nam trong Khóa họp lần này nói riêng và tại Hội đồng Nhân quyền nói chung. Trước hết, cách tiếp cận và phương pháp làm việc của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao. Việt Nam thể hiện rõ đường lối nhất quán, mang tính xây dựng, luôn đề cao đối thoại chân thành, cởi mở và hợp tác bình đẳng.

Trong bối cảnh Hội đồng Nhân quyền đang chứng kiến nhiều khác biệt và bất đồng giữa các quốc gia về cách tiếp cận quyền con người, thì thái độ cầu thị, hợp tác và không đối đầu của Việt Nam được đánh giá là phù hợp, đáng hoan nghênh và tạo được thiện cảm rộng rãi.

Hơn nữa, dù còn có những khác biệt về quan điểm trong một số vấn đề, các nước vẫn tôn trọng Việt Nam, ghi nhận vị thế ngày càng nâng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Họ đánh giá cao những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua, coi đó là bằng chứng sinh động cho việc bảo đảm quyền con người gắn liền với phát triển bền vững.

Điều này thực sự giúp cán bộ chúng tôi có được niềm tự hào, đồng thời vững tin khi Việt Nam tham gia vào diễn đàn có nhiều nội dung quan trọng, phức tạp này!

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

"Các nước đánh giá cao những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua, coi đó là bằng chứng sinh động cho việc bảo đảm quyền con người gắn liền với phát triển bền vững". (Đại sứ Mai Phan Dũng)
Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Cách tiếp cận và phương pháp làm việc của Việt Nam tại khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền được bạn bè quốc tế đánh giá cao, theo Đại sứ Mai Phan Dũng.
Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hành động về phát triển bao trùm đối với người khuyết tật

Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hành động về phát triển bao trùm đối với người khuyết tật

Sau hai ngày làm việc với tinh thần thẳng thắn, tích cực, nhiệt tình và trách nhiệm cao, đoàn Việt Nam đã kết thúc Phiên ...

Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Các can thiệp đổi mới, sáng tạo có kết hợp các yếu tố văn hóa xã hội có thể thu hẹp khoảng cách trong chăm ...

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ngày 4/4 (giờ địa phương) đã kết thúc, đánh dấu sự tham ...

Khẳng định vị thế của Việt Nam trong tiến trình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Khẳng định vị thế của Việt Nam trong tiến trình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Trong nhiệm kỳ 2023-2025 tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là một quốc gia tích ...

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Tổng thư ký Đảng FRELIMO Chakil Aboobacar

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Tổng thư ký Đảng FRELIMO Chakil Aboobacar

Hai nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của việc phát huy quan hệ giữa hai Đảng cầm quyền trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mozambique.
Điện chia buồn về vụ nổ lớn tại cảng Shahid Rajaee, tỉnh Hormozgan, Iran

Điện chia buồn về vụ nổ lớn tại cảng Shahid Rajaee, tỉnh Hormozgan, Iran

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện chia buồn khi được tin xảy ra vụ nổ lớn tại cảng Shahid Rajaee, tỉnh Hormozgan, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Kỳ vọng về bước phát triển mới về văn học, nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài

Kỳ vọng về bước phát triển mới về văn học, nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài

Hơn 150 nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã tham dự cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề văn học, nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài.
Nhật Bản tiếp tục là đối tác quan trọng, đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhật Bản tiếp tục là đối tác quan trọng, đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội đánh giá chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nhật Bản mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực.
Trình duyệt Google Chrome trị giá bao nhiêu?

Trình duyệt Google Chrome trị giá bao nhiêu?

Theo CEO DuckDuckGo Gabriel Weiberg cho biết, nếu như Google buộc phải bán Chrome thì trình duyệt này có giá trị ước tính khoảng 50 tỷ USD.
iPhone 17 Air mỏng thế nào khi đặt cạnh iPhone 17 Pro

iPhone 17 Air mỏng thế nào khi đặt cạnh iPhone 17 Pro

Apple dự kiến sẽ ra mắt iPhone 17 Air cùng ba phiên bản iPhone 17 khác vào tháng 9 tới, đây chính là mẫu iPhone siêu mỏng nhằm thay thế ...
Tháng Nhân đạo năm 2025: Lan tỏa các hoạt động nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025: Lan tỏa các hoạt động nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025 nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, sẻ chia và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Việt Nam lần đầu công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

Việt Nam lần đầu công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

Ngày 25/4, Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện, minh bạch và lấy con người làm trung tâm.
Sứ mệnh Mang triệu ước mơ trên Chuyến xe Hướng nghiệp

Sứ mệnh Mang triệu ước mơ trên Chuyến xe Hướng nghiệp

Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khởi xướng dự án Chuyến xe Hướng nghiệp nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường lao động quốc tế cho người trẻ tại Việt Nam.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra từ ngày 6-8/5 tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 80 quốc gia và 5 vùng lãnh ...
Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng đã trao đổi với bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành UNODC về tình hình chuẩn bị cho Lễ ký Công ước Hà Nội.
Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo tồn thiên nhiên tại Ninh Bình

Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo tồn thiên nhiên tại Ninh Bình

WildAct đã tổng kết Dự án 'Sáng kiến bảo tồn do phụ nữ lãnh đạo để xây dựng hệ sinh thái hài hòa cho loài chim rẽ mỏ thìa và cộng đồng địa phương'.
Động lực cho phát triển bền vững

Động lực cho phát triển bền vững

Các chính sách về tôn giáo, dân tộc luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm sự bình đẳng và bền vững.
Vĩnh Long bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Khmer

Vĩnh Long bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Khmer

Vĩnh Long có dân số trên 1,2 triệu người, với 24 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Khmer trên 27 nghìn người, chiếm khoảng 2,1%.
Phật giáo góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Phật giáo góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội, trong đó có đóng góp quan trọng của Phật giáo đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ và đưa lại các giá trị tích cực...
Phát huy giá trị Công giáo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Phát huy giá trị Công giáo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Là một tôn giáo với 5 thế kỷ hình thành, phát triển trong lòng dân tộc Việt Nam, Công giáo đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển...
Đồng bào Khmer và công cuộc chuyển đổi số

Đồng bào Khmer và công cuộc chuyển đổi số

Chuyển đổi số không chỉ là một bước tiến về công nghệ mà còn là cơ hội để cộng đồng Khmer phát triển toàn diện, hiện đại hóa cuộc sống...
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Trong bối cảnh cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ, hoạt động tôn giáo trên không gian mạng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú.
Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

77% trong số hơn 550 người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Đối với nhiều thanh thiếu niên Afghanistan, bóng đá không chỉ là một trò chơi mà còn là giấc mơ thay đổi vận mệnh...
Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng sốt rét, với mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 triệu trẻ em dưới hai tuổi.
ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

Hội nghị thượng đỉnh Trẻ em châu Phi (ACS) lần thứ hai chuẩn bị diễn ra tại thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Phiên bản di động