Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: AEMM lần thứ 24 thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả và chiến lược

Kim Giang
(từ Brussels, Bỉ)
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo khẳng định, ASEAN và EU là hai tổ chức có vai trò chủ đạo tại hai khu vực và cũng là hình mẫu thành công nhất hiện nay trên thế giới. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24 là sự tiếp nối, phát huy kết quả quan trọng của Hội nghị cấp cao vừa qua, qua đó thúc đẩy quan hệ hai bên lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả và chiến lược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: AEMM lần thứ 24 thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả và chiến lược
Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) Nguyễn Văn Thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

Nhận lời mời của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu về chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borrell, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Diễn đàn cấp Bộ trưởng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPMF) lần thứ 3 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU (AEMM) lần thứ 24, kết hợp thăm làm việc tại Bỉ từ 31/1-2/2.

Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) Nguyễn Văn Thảo đã có cuộc trao đổi với Thế giới & Việt Nam trước thềm IPMF lần thứ 3 và AEMM lần thứ 24.

Đại sứ có thể chia sẻ về ý nghĩa và những nội dung trọng tâm của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU (AEMM) lần thứ 24, Diễn đàn cấp Bộ trưởng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPMF) được tổ chức vào ngày 2/2?

Diễn đàn cấp Bộ trưởng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ 3 tổ chức ngày 2/2 tại Brussels (Bỉ) với sự tham dự của gần 70 đoàn gồm thành viên EU, hơn 40 nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đại diện một số tổ chức quốc tế lớn, do các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng thư ký… các Bộ Ngoại giao dẫn đầu.

Diễn đàn là sáng kiến của EU từ năm 2022, là cơ chế quan trọng để EU cùng toàn khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trao đổi thẳng thắn, chia sẻ đánh giá về những diễn biến, xu thế mới của thế giới; điểm lại thành tựu và đề ra phương hướng, triển vọng hợp tác mới gắn kết hai khu vưc châu Âu-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, qua đó tăng cường đoàn kết và phối hợp giải quyết các vấn đề chung toàn cầu.

Diễn đàn lần này gồm phiên khai mạc, bế mạc và 3 phiên thảo luận bàn tròn song song với các chủ đề chính: Thịnh vượng chung, tự cường kinh tế và đầu tư; Chuyển đổi xanh – đối tác vì tương lai bền vững; và Các thách thức địa chiến lược và an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đoàn Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu.

Tin liên quan
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự IPMF lần thứ 3, AEMM lần thứ 24, thăm và làm việc tại Bỉ Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự IPMF lần thứ 3, AEMM lần thứ 24, thăm và làm việc tại Bỉ

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ tham gia và phát biểu tại phiên thảo luận về “Chuyển đổi xanh”. Đây là một trong những lĩnh vực trọng tâm rất tiềm năng và được ưu tiên cao trong hợp tác Việt Nam-EU. Chuyển đổi xanh, bền vững là xu thế phát triển tất yếu của kinh tế thế giới, cũng là định hướng phát triển của Việt Nam được Đảng và Nhà nước đề ra.

Việt Nam là quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Giải quyết vấn đề này cần sự hợp tác mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế; trong đó hợp tác với EU, đối tác hàng đầu thế giới về biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh, không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà quan trọng hơn là nâng cao khả năng thích ứng và phát triển bền vững của cả nền kinh tế, có tác động bao trùm tới toàn thể người dân, doanh nghiệp và xã hội. Hợp tác chuyển đổi xanh cũng mang tính toàn diện với nhiều lĩnh vực quan trọng trong ưu tiên phát triển của ta, như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế biển…

Về phần EU, đây là lĩnh vực EU có thế mạnh hàng đầu và đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các đối tác đa dạng, vừa do nhu cầu của khối muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro, triển khai chiến lược phát triển xanh; vừa để nâng cao vai trò, vị thế toàn cầu. Cộng đồng quốc tế và EU đánh giá cao những cam kết và hành động mạnh mẽ thiết thực của Việt Nam, bao gồm các cam kết giảm phát thải, việc tham gia Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Tháng 10/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tham dự Diễn đàn Cửa ngõ toàn cầu (GGF) do EU tổ chức tại Brussels (Bỉ,) nhấn mạnh ưu tiên của Việt Nam trong tăng trưởng xanh, được EU và các nước tham gia rất hoan nghênh. EU nhấn mạnh mong muốn hợp tác mạnh mẽ với ta để xây dựng “hình mẫu” hợp tác kiểu mới giữa EU và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong lĩnh vực quan trọng này.

Cùng ngày 2/2 sẽ diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24. Đây là lần đầu tiên sau 5 năm và kể từ sau đại dịch Covid-19, các Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và EU gặp mặt trực tiếp (tháng 12/2020, Việt Nam chủ trì Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-EU lần thứ 23 theo hình thức trực tuyến; trước đó HNBT ASEAN-EU lần thứ 22 được tổ chức trực tiếp tại Brussels tháng 1/2019).

ASEAN và EU là hai tổ chức có vai trò chủ đạo tại hai khu vực và cũng là hình mẫu thành công nhất hiện nay trên thế giới. Kể từ khi thiết lập quan hệ đối ngoại năm 1977, sau 45 năm phát triển, đến nay hai bên đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU tháng 12/2022. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần này là sự tiếp nối, phát huy kết quả quan trọng của Hội nghị cấp cao vừa qua, qua đó thúc đẩy quan hệ hai bên lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả và chiến lược.

Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ đã phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Bỉ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (12/2022). Năm 2023, hai bên cũng kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm khuôn khổ Đối tác chiến lược về nông nghiệp. Triển vọng của quan hệ hợp tác trong thời gian tới, trong cả quan hệ song phương cũng như trên trường quốc tế, các diễn đàn đa phương sẽ như thế nào, thưa Đại sứ? Đâu sẽ là trọng tâm hợp tác giữa hai bên trong những năm tiếp theo?

Quan hệ Việt Nam-Bỉ đã phát triển vượt bậc thời gian qua, nhất là sau chuyến thăm chính thức Bỉ rất thành công của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (12/2022). Lãnh đạo và nhân dân hai nước gắn bó khăng khít qua một loạt các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, nổi bật là các đoàn vào Việt Nam của Chủ tịch Thượng viện Liên bang Bỉ (8/2023), Bộ trưởng Thủ hiến Vùng Flander, Bỉ cùng đoàn doanh nghiệp (9/2023), đoàn doanh nghiệp vùng Wallonie (12/2023).

Tin liên quan
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: Việt Nam-Bỉ cùng đắp xây mối quan hệ 50 năm tin cậy, thực chất và hiệu quả Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: Việt Nam-Bỉ cùng đắp xây mối quan hệ 50 năm tin cậy, thực chất và hiệu quả

Các đoàn sang Bỉ của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (11/2023), các bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2/2023), Bộ Tài chính (7/2023), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (9/2023), Bộ Công Thương (12/2023), cũng như đoàn lãnh đạo các địa phương và cơ quan khác. Dự kiến năm 2024, Nhà vua Bỉ sẽ thăm chính thức Việt Nam, là chuyến thăm duy nhất ra ngoài khối EU của Nhà vua trong năm nay.

Các chuyến thăm này, cùng với các hoạt động kết nối kinh tế, xúc tiến thương mại, đầu tư dồn dập thời gian qua, là nền tảng vững chắc để hai bên khai thác hiệu quả tiềm năng hợp tác. Bỉ hiện là Đối tác chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng ngoài nông nghiệp Bỉ cũng là quốc gia có thế mạnh vượt trội về cơ sở hạ tầng, cảng biển, năng lượng (hydrogen) và y tế và dược phẩm. Đây là những lĩnh vực rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu của ta và khả năng của bạn, cần phải tích cực tận dụng cơ hội để mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

Bỉ là Chủ tịch đương nhiệm của EU trong 6 tháng đầu năm 2024, cũng là một trong những thành viên sáng lập, có vai trò và tiếng nói tại EU. Vừa qua tại WEF Davos, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã gặp Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo với vai trò là Chủ tịch EU. Do vậy, ngoài hợp tác song phương Việt Nam-Bỉ, ta cần tăng cường phối hợp cùng Bỉ thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU.

Dù đã có “đường cao tốc” EVFTA và EU cũng là khu vực mà Việt Nam có nhiều cơ quan đại diện ở nước ngoài nhất nhưng trong một lần chia sẻ, ông từng thừa nhận giá trị xuất khẩu hàng của Việt Nam vào thị trường này chỉ chiếm khá khiêm tốn, khoảng 1,7% trong tổng nhập khẩu của EU lên tới 3.000 tỷ Euro. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cần làm gì để cải thiện con số này và để hàng hóa Việt Nam hiện diện nhiều hơn tại thị trường EU?

Thúc đẩy hợp tác kinh tế nói chung và thương mại và đầu tư nói riêng giữa Việt Nam và EU cần được đổi mới, đẩy mạnh trong thời gian tới. EU là một đối tác kinh tế quan trọng, có công nghệ cao, công nghệ nguồn và là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn, đa dạng mặt hàng, đặc biệt những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như hàng thiết yếu, hàng tiêu dùng.

Nhu cầu nhập khẩu này có tính ổn định, giá cả cao, biên độ lợi nhuận lớn. Việt Nam có thế mạnh là một trong 4 nước châu Á có Hiệp định Thương mại tự do với EU (EVFTA). EU cũng xác định Việt Nam là đối tác quan trọng và mong muốn hợp tác để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, hợp tác với EU cũng có nhiều thách thức: thị trường EU là thị trường tiêu chuẩn cao, hệ thống luật lệ phức tạp; khoảng cách địa lý xa, chi phí vận tải và logistics cao; và khác biệt về văn hóa tiêu dùng, trình độ phát triển.

Các mặt hàng của Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định của EU, đặc biệt là các quy định mới như chống phá rừng, tiêu chuẩn carbon, trách nhiệm giải trình... sẽ tác động mạnh mẽ đến nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và ảnh hưởng tới lợi ích từ EVFTA.

Đơn hàng tỷ USD dồn dập, doanh nghiệp dệt may vẫn kêu khó
Các quy định mới như chống phá rừng, tiêu chuẩn carbon, trách nhiệm giải trình... sẽ tác động mạnh mẽ đến nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và ảnh hưởng tới lợi ích từ EVFTA. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Theo đó, Việt Nam cần có chiến lược toàn diện, bài bản để thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu tư một cách hiệu quả trong thời gian tới, trong đó phải: Xác định rõ nhu cầu và lĩnh vực ta muốn hợp tác, tập trung vào những sản phẩm, lĩnh vực mà ta có lợi thế cạnh tranh, có tác động lan tỏa, có khả năng tạo đột phá và có nhu cầu hợp tác; Xác định rõ địa bàn, đối tác tiềm năng để đạt hiệu quả xúc tiến thương mại đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí không cần thiết; Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư chuyên sâu tại thị trường EU để tạo sự hiểu biết lẫn nhau và kết nối giữa các doanh nghiệp hai nước; đồng thời có hoạt động triển khai, giữ liên hệ và các hoạt động tiếp nối để duy trì đà hợp tác.

Với hệ thống các cơ quan đại diện lớn mạnh ở châu Âu, Đại sứ quán, Phái đoàn và các cơ quan đại diện sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Điều gì khiến ASEAN và EU cần có nhau?

Điều gì khiến ASEAN và EU cần có nhau?

Theo tờ Le Figaro (Pháp), thị trường ASEAN hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với Liên minh châu Âu (EU) trong dự án chiến ...

Việt Nam luôn coi trọng và chủ trương tăng cường hợp tác toàn diện với Bỉ

Việt Nam luôn coi trọng và chủ trương tăng cường hợp tác toàn diện với Bỉ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và chủ trương tăng cường hợp tác toàn diện với Bỉ.

Hợp tác thương mại - động lực thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU

Hợp tác thương mại - động lực thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU

Ngày 21/3, tại trụ sở của Viện Nghiên cứu châu Á của châu Âu (EIAS) ở Bỉ, đã diễn ra Hội thảo "ASEAN-EU kỷ niệm ...

ASEAN - EU cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư song phương

ASEAN - EU cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư song phương

Theo thống kê của ASEAN, tổng giá trị thương mại hàng hóa hai chiều giữa ASEAN và EU đạt 295,2 tỷ USD vào năm 2022, ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự các hoạt động của ASEAN tại Lào và Bỉ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự các hoạt động của ASEAN tại Lào và Bỉ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) tại Luang Prabang, Lào; Hội nghị ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động