Theo The Diplomat, những năm gần đây, liên minh Iran, Triều Tiên và Venezuela đã thúc đẩy hợp tác quốc phòng, tình báo, kinh tế và an ninh mạng, tìm cách né tránh trừng phạt của Mỹ đầy tinh vi.
Quan trọng hơn, các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể gây tác động nhân đạo, tổn hại danh tiếng Mỹ, thúc đẩy luận điệu chống Mỹ, hợp pháp hóa chế độ của họ.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tiếp ông Kim Yong-nam, một quan chức cấp cao Triều Tiên hồi tháng 8/2017. (Ảnh: AP) |
Hợp tác Iran-Triều Tiên
Thực tế cho thấy, Mỹ đã không thể ngăn cản Iran-Triều Tiên hợp tác phát triển vũ khí. Cả hai đều ngờ vực với chính sách đối ngoại của Mỹ và trở nên gần gũi hơn sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và gia tăng biện pháp trừng phạt.
Trong chuyến thăm Iran năm 2018, quan chức ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho đã nhận định chính sách của Mỹ với Iran khiến nước này trở nên “không trung thực và không đáng tin cậy ”, khẳng định Bình Nhưỡng và Tehran “luôn có quan điểm chặt chẽ” trong nhiều vấn đề.
Sự thù địch tối đa đối với Mỹ thể hiện ở mọi khía cạnh trong quan hệ Iran-Triều Tiên và thúc đẩy quan hệ song phương phát triển.
Đầu tiên, Tehran và Bình Nhưỡng đã thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phát triển và mua bán vũ khí, tạo nền tảng cho các mối quan hệ đối tác khác trong tương lai.
Chương trình hạt nhân Iran có sự đóng góp quan trọng của Triều Tiên, trong khi các thương vụ bán vũ khí đã giúp Bình Nhưỡng bù đắp cho thiếu hụt về dự trữ ngoại tệ.
Thứ hai, Triều Tiên cũng tăng cường hợp tác năng lượng với Iran, với các chuyến tàu chở dầu Iran từ Trung Quốc với Triều Tiên.
Mặc dù mong muốn tự cung tự cấp của Triều Tiên có thể khiến quan hệ này thay đổi thời gian tới, cả hai hiểu rõ nhu cầu hợp tác trong việc giảm thiểu tác động từ các lệnh cấm vận gay gắt của Mỹ.
Chương trình hạt nhân Iran có sự đóng góp quan trọng của Triều Tiên, trong khi các thương vụ bán vũ khí đã giúp Bình Nhưỡng bù đắp cho thiếu hụt về dự trữ ngoại tệ. |
Thứ ba, cả hai được cho là đã hợp tác trong lĩnh vực an ninh và tấn công mạng, chia sẻ thông tin tình báo có thể đe dọa đến an ninh của Mỹ và đồng minh phương Tây.
Nhân tố Venezuela
Song đó chưa phải là tất cả. Theo The Diplomat, khi chính quyền Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và cố gắng lật đổ chế độ tại Venezuela, Caracas đã tăng cường quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng và Tehran.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã tác động tiêu cực với xuất khẩu của Venezuela và Iran, song lại vô tình khuyến khích sự hợp tác kinh tế lớn hơn giữa hai nước với đối thủ chung là Mỹ.
Đầu năm nay, Iran đã thách thức chiến dịch gây áp lực tối đa của chính quyền Mỹ bằng việc cử một đội tàu chở 1,53 triệu thùng xăng và các thành phần lọc dầu tới Venezuela, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ngoài ra, Iran tiếp tục tận dụng tốt tư cách quan sát viên của mình trong Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA) để tăng cường các liên kết thương mại hiện có với Venezuela.
Các khoản đầu tư song phương này đã đặt nền tảng cho hợp tác trong tương lai, nhằm né tránh trừng phạt và củng cố quan hệ đối tác chiến lược.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. (Ảnh: AP) |
Về phần mình, dù không thể thay thế Trung Quốc trong hỗ trợ tài chính cho Venezuela, Triều Tiên này có thể hỗ trợ Venezuela với công nghệ quân sự tiên tiến và kiến thức cần thiết để “biến khó thành dễ” trừng phạt của Mỹ.
Tháng 3/2020, các chuyên gia Liên hợp quốc cảnh báo một quan chức trung thành với ông Maduro, Diosdad Cabello, có thể đã làm trung gian cho một thỏa thuận quân sự và công nghệ Venezuela-Triều Tiên trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hồi tháng 9/2019.
Một tháng sau, Venezuela đã thành lập đại sứ quán đầu tiên ở Bình Nhưỡng, trong đó ca ngợi ông Cabello đã đạt được “những thỏa thuận to lớn” về nông nghiệp, công nghệ và tài chính với Triều Tiên.
Các ngoại trưởng Triều Tiên cũng cam kết cung cấp “sự ủng hộ và hỗ trợ toàn diện cho chính phủ Venezuela” trong lễ khai mạc.
Trước năm 2019, Caracas thường trao đổi với Bình Nhưỡng thông qua Đại sứ quán của họ ở Bắc Kinh. Do đó, quyết định theo đuổi ngoại giao trực tiếp với Triều Tiên cho thấy Tổng thống Nicolas Maduro mong muốn định hướng lại quan hệ Venezuela-Triều Tiên trở thành một hàng rào chống lại Mỹ.
Mặc dù chi tiết của thỏa thuận song phương vẫn là ẩn số, song cần nhớ rằng Triều Tiên từng cung cấp vũ khí cho các chính quyền tại Iran và Syria; Venezuela có thể trở thành khách hàng tiếp theo.
TIN LIÊN QUAN | |
Tìm đường xích lại gần Mỹ Latinh, Ngoại trưởng Iran công du Venezuela, Cuba |
Giải pháp của Mỹ
Tuy nhiên, theo The Diplomat, chính quyền mới, dưới sự dẫn dắt của ông Joe Biden, vẫn còn cơ hội loại bỏ mối đe dọa từ tam giác này.
Đáng chú ý, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã có hành động “im hơi lặng tiếng” trước kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bày tỏ sự quan tâm tới việc đối thoại với Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.
Khi ấy, thông qua các thượng đỉnh song phương và đối thoại cấp cao, ông Joe Biden có thể tận dụng cứu trợ lương thực để cải thiện quan hệ với các nước này.
Ngoài ra, việc giảm nhẹ trừng phạt do đại dịch và viện trợ lương thực sẽ giúp giảm bớt vấn đề y tế liên quan đến Covid-19 gây bất ổn ở Triều Tiên, Venezuela và Iran.
Quan trọng hơn, chính sách này có thể khiến ba quốc gia này độc lập hơn về tài chính thay vì dựa vào Trung Quốc và Nga, điều Washington không hề mong muốn.
| Trang tin Mỹ: Triều Tiên xây dựng công trình bí ẩn ở Bình Nhưỡng TGVN. Ngày 18/12, trang mạng 38 North (chuyên theo dõi Triều Tiên) của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết một "công trình bí ẩn" ... |
| Nói không thể cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran, IAEA đưa gợi ý, Tehran thẳng thừng từ chối TGVN. Ngày 17/12, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho rằng, cần phải có một thỏa thuận ... |
| Tổ chức các quốc gia châu Mỹ thông qua nghị quyết phản đối cuộc bầu cử Quốc hội Venezuela TGVN. Ngày 9/12, Hội đồng thường trực Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) đã thông qua nghị quyết phản đối cuộc bầu cử ... |