Quyền dân tộc và quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập

Chu Văn
Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám - 1945 là giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi đó đã được ghi lại trong lịch sử bằng văn bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước toàn thể quốc dân, đồng bào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đó là một văn kiện pháp lý đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quốc tế và thời đại, khẳng định những nguyên tắc pháp lý về độc lập dân tộc và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam gắn liền quyền dân tộc và quyền cơ bản của con người.

Đông đảo nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945. (Nguồn: TTXVN)
Đông đảo nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945. (Nguồn: TTXVN)

1. Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là viên đá đầu tiên đặt nền tảng cho nền pháp lý quốc tế hiện đại, vào giữa lúc cường quốc đồng minh khai sinh tổ chức Liên hợp quốc (LHQ), gồm có sự tham gia của 50 đại biểu từ các quốc gia đồng minh, diễn ra từ ngày 25/4/1945 đến 26/6/1945 tại San Francisco, Mỹ, đang tranh luận về vấn đề các nước thuộc địa ở Á châu nên đặt dưới chế độ “Ủy trị quốc tế” trực thuộc Mỹ, hay tiếp tục thừa nhận chế độ bảo hộ của thực dân Pháp. Bác bỏ cả hai giải pháp ấy, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Trong trường hợp LHQ không trao cho Đông Dương quyền độc lập, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh cho đến khi nào chúng tôi giành được độc lập và tự do”.

Trong tư tưởng của Hồ Chủ tịch, quyền sống của dân tộc và quyền sống của con người được gắn với nhau một cách hữu cơ, nhuần nhuyễn. Quyền dân tộc thiêng liêng và quyền cơ bản của con người, từ hai lãnh vực công pháp quốc tế và pháp luật quốc gia đã gắn lại với nhau. Từ đó cả hai khái niệm pháp lý cơ bản này đã được phát triển lên cũng với thực tiễn cuộc đấu tranh thắng lợi của nhân dân Việt Nam, để giành lại quyền sống của dân tộc trong độc lập tự do và để xây dựng một đời sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc cho mọi người.

Văn kiện đầu tiên của Hồ Chủ tịch mang tính chất chính trị - pháp lý về nội dung và hình thức, thể hiện một đòi hỏi cấp bách về quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam và quyền tự do của người Việt Nam, là bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”.

Nội dung cơ bản trong bản gồm: tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu châu, xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; tự do báo chí và tự do ngôn luận; tự do lập hội và hội họp; tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

Bản yêu sách dưới tên Nguyễn Ái Quốc và nhân danh nhân dân Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã gửi đến Nghị viện Pháp và các đoàn đại biểu các nước Đông minh chiến thắng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở Hội nghị Versailles, đầu năm 1919, đòi thực hiện quyền dân tộc tự quyết theo lời tuyên bố của Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ.

Đặc biệt, Hồ Chủ tịch đã gắn lên trong “Bản yêu sách …” vấn đề “độc lập dân tộc” với vấn đề “các quyền tự do dân chủ của nhân dân”. Ngay từ buổi đầu này, Hồ Chủ tịch đã vừa biết chiếm lĩnh các đỉnh cao và “quyền dân tộc” và “quyền tự do dân chủ”, vừa biết kết hợp tài tình hai mặt tất yếu không thể tách rời, đòi quyền sống và tự do của dân tộc và quyền sống và tự do của con người.

Trong điều kiện lịch sử lúc đó, việc đoạt lại ngọn cờ “dân tộc tự quyết thiêng liêng" từ miệng lưỡi của kẻ đại diện chủ nghĩa đế quốc, vào tay những người yêu nước Việt Nam, đòi quyền sống cho dân tộc mình và việc kết hợp nó với việc đòi hỏi thực hiện cải cách dân chủ, ban hành các quyền tự do cơ bản, là một hành động hiếm có trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, một hành động tài trí khôn ngoan, kiên dũng phi thường.

Tư tưởng đó đã đặt cơ sở cho một quan niệm hoàn toàn mới của Người về việc thực hiện quyền sống của dân tộc và các quyền tự do cơ bản của con người, nó là ngọn đèn chỉ đường cho cách mạng Việt Nam, là kim chỉ nam cho việc xây dựng pháp luật cách mạng Việt Nam.

Quyền dân tộc và quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập

Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người. (Ảnh minh họa)

2. Từ các quyền cơ bản của con người mà “không ai chối cãi được” Hồ Chủ tịch đã khéo léo vận dụng, nâng lên thành “quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của “tất cả các dân tộc trên thế giới”.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Marx–Lenin về sự nghiệp của các dân tộc phải tự mình đứng dậy đấu tranh để tự giải phóng, giành quyền sống của mình, Hồ Chủ tịch không chỉ khẳng định về mặt nguyên tắc pháp lý, quyền của dân tộc Việt Nam được bình đẳng, tự do và sống sung sướng như mọi dân tộc khác, mà còn khẳng định trong thực tiễn đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam, các quyền dân tộc thiêng liêng đó, Hồ Chủ tịch đã kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập bằng điều khẳng định đanh thép: “Một dân tộc dã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”...

Trước toàn thế giới, Tuyên ngôn Độc lập là hòn đá tảng pháp lý đầu tiên khẳng định cả trên nguyên tắc, và trên thực tế, cả về quyết tâm sắt đá của nhân dân Việt Nam, quyền được sống, trong độc lập, tự do hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam đối với bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới.

Mang tính cách mạng, tính khoa học và tính lịch sử sâu sắc, Tuyên ngôn Độc lập đã góp phần tích cực đặt nền tảng cho một trật tự pháp lý quốc tế mới. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển luật pháp quốc tế đã lên án và đặt chế độ thuộc địa ra ngoài vòng pháp luật, ngay tại diễn đàn LHQ.

Một phần tư thế kỷ, sau khi bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ra đời. Nghị quyết ngày 12/12/1970 của Đại hội đồng LHQ về Chương trình hành động nhằm thi hành toàn diện bản Tuyên ngôn trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa ngày 14/12/1960, theo đó Đại hội đồng LHQ, với không một phiếu chống nào, đã trịnh trọng tuyên bố: “Khẩn thiết chấm dứt một cách mau chóng và vô điều kiện, chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức và mọi biểu hiện”.

Ngọn cờ Hồ Chí Minh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược và áp bức bóc lột trên đất nước Việt Nam, đã trở thành ngọn cờ chiến đấu chung cho nhân loại tiến bộ, cho chính nghĩa và văn minh, vì hòa bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Cống hiến to lớn của Hồ Chủ tịch là người đã gắn liền hai khái niệm quyền dân tộc thiêng liêng và quyền cơ bản của con người lại với nhau. Cùng với thực tiễn cuộc đấu tranh thắng lợi của nhân dân Việt Nam, hai khái niệm pháp lý trên đã được phát triển lên thành khái niệm mới gọi là quyền dân tộc cơ bản. Quyền dân tộc cơ bản này bao gồm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã trở thành một phạm trù của luật pháp quốc tế. Ở hàng loạt Hội nghị luật gia thế giới, ngọn cờ quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam trước hết đã được công nhận trên lĩnh vực pháp lý quốc tế và các luật gia đã từ thực tiễn Việt Nam, nêu cao vị trí quyền dân tộc cơ bản trong nền pháp lý quốc tế hiện đại.

Qua thử thách của thực tiễn đấu tranh cách mạng, tư tưởng chính trị pháp lý vĩ đại của Hồ Chủ tịch đã gắn liền các quyền dân tộc cơ bản, với các quyền cơ bản của con người trong Tuyên ngôn Độc lập, với tầm nhìn xa thấy rộng vốn là kết quả của một tư duy cách mạng, một thế giới quan mới, hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của các hệ tư tưởng cũ, đã chứng minh một cách hùng hồn: ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ bảo vệ nhân quyền chân chính.

Cũng chính vì vậy mà Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 có thể được coi như là Tuyên ngôn Nhân quyền của các dân tộc thuộc địa. Đúng như sự vinh danh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO): Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, danh nhân văn hoá của thế giới!.

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Từ Tuyên ngôn Độc lập đến tầm vóc quốc tế

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Từ Tuyên ngôn Độc lập đến tầm vóc quốc tế

Tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập vẫn mãi là ngọn đuốc dẫn lối, thêm sức mạnh để chúng ta tiếp tục vươn cao, khẳng ...

Cách mạng Tháng Tám: Sức mạnh của lòng dân và tinh thần đoàn kết

Cách mạng Tháng Tám: Sức mạnh của lòng dân và tinh thần đoàn kết

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 luôn là bài học quý về sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong ...

Tuyên ngôn độc lập - Những giá trị lịch sử trường tồn

Tuyên ngôn độc lập - Những giá trị lịch sử trường tồn

Bản Tuyên ngôn độc lập sau 76 năm vẫn còn nguyên những giá trị, đặc biệt là khẳng định ý chí, khát vọng hạnh phúc ...

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Để thành công trong lãnh đạo, cần kiến tạo và duy trì sự đoàn kết

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Để thành công trong lãnh đạo, cần kiến tạo và duy trì sự đoàn kết

Một điểm nổi bật trong hai tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nhất quán ...

Lễ tuyên ngôn độc lập của Việt Nam trong mắt những người bạn Mỹ

Lễ tuyên ngôn độc lập của Việt Nam trong mắt những người bạn Mỹ

TGVN. Cách đây tròn 75 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ cuối): Phục vụ hội nhập

Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ cuối): Phục vụ hội nhập

Thông tin đối ngoại đa dạng về lực lượng, các ngành, các cấp, các địa phương đều tham gia nhưng về mặt lý luận thì phải có chủ công...
Khát vọng viết sử bằng rối nước

Khát vọng viết sử bằng rối nước

Ghi chép lịch sử bằng các loại hình văn hóa vật thể hay phi vật thể thì đã có, nhưng viết sử bằng nghệ thuật múa rối dường như là ...
Tổng Cục Thống kê: GDP Việt Nam quý III tăng 7,4%, cần lưu ý rủi ro có thể ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam

Tổng Cục Thống kê: GDP Việt Nam quý III tăng 7,4%, cần lưu ý rủi ro có thể ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam

Quý III và 9 tháng xu hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên cũng cần lưu ý những rủi ro có thể xảy ra.
Thủ tướng Anh Keir Starmer với hàng loạt ‘chiêu’ nhằm cải thiện tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng Anh Keir Starmer với hàng loạt ‘chiêu’ nhằm cải thiện tăng trưởng kinh tế

Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ tướng Keir Starmer có kế hoạch tổ chức các sự kiện thu hút đầu tư quy mô lớn.
Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/10/2024

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/10/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Cần Thơ theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 7/10/2024.
Tunisia bầu cử tổng thống, vì sao cử tri không ‘mặn mà’?

Tunisia bầu cử tổng thống, vì sao cử tri không ‘mặn mà’?

Với khoảng 9,7 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu bầu tổng thống Tunisia ngày hôm nay, 6/10, nhưng không khí ở địa điểm bầu cử tương đối trầm ...
Gắn kết chặt chẽ công tác nhân quyền từ Trung ương đến địa phương

Gắn kết chặt chẽ công tác nhân quyền từ Trung ương đến địa phương

Hội nghị tập huấn nhân quyền toàn quốc đợt 2 năm 2024 diễn ra tại Quy Nhơn, Bình Định ngày 3/10.
UN-Habitat cam kết tăng cường thể chế và nâng cao năng lực trong lĩnh vực đô thị của Việt Nam

UN-Habitat cam kết tăng cường thể chế và nâng cao năng lực trong lĩnh vực đô thị của Việt Nam

Quy hoạch Hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 891/QĐ-TTg, ngày 22/8/2024.
Khởi động dự án mới nhằm tăng cường hợp tác trong phòng, chống mua bán người và tội phạm xuyên biên giới

Khởi động dự án mới nhằm tăng cường hợp tác trong phòng, chống mua bán người và tội phạm xuyên biên giới

Ngày 2/10, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Bộ đội Biên phòng Việt Nam khởi động dự án nâng cao năng lực phòng chống mua bán người ở vùng biên giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: Đặc xá khởi đầu con đường hướng thiện cho người từng lầm lỡ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: Đặc xá khởi đầu con đường hướng thiện cho người từng lầm lỡ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự và phát biểu tại Lễ công bố quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2024 tại Trại giam Thanh Cẩm.
Việt Nam hưởng ứng Ngày hội Dọn rác thế giới (29/9)

Việt Nam hưởng ứng Ngày hội Dọn rác thế giới (29/9)

Ngày hội Dọn rác thế giới - World Cleanup Day 2024 đã diễn ra đồng loạt tại Hà Nội và các tỉnh, thành cả nước.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Việt Nam tái khẳng định cam kết và chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, sự coi trọng đối với Cơ chế UPR và Hội đồng Nhân quyền.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á

Thông điệp của Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Thái Lan, Lào để nỗ lực chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á
Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người

Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chỉ ra nỗ lực phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế vì môi trường di cư an toàn, không mua bán người.
Việt Nam-New Zealand: Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Việt Nam-New Zealand: Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Theo ông Ben Quinn, Cơ quan QLXBC New Zealand, Việt Nam và New Zealand đang hợp tác vì tương lai chung di cư an toàn, không có nạn mua bán người.
Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, doanh nghiệp nên đầu tư hỗ trợ sức khỏe sinh sản, phòng chống quấy rối tình dục công sở
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Tổng thống Brazil: Tình trạng đói nghèo dai dẳng trên thế giới là không thể chấp nhận được

Tổng thống Brazil: Tình trạng đói nghèo dai dẳng trên thế giới là không thể chấp nhận được

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva được vinh danh tại sự kiện Goalkeepers toàn cầu năm 2024 diễn ra tại thành phố New York, Mỹ ngày 23/9.
Cảnh sát quốc gia Indonesia quyết tâm thực thi công lý cho phụ nữ và trẻ em

Cảnh sát quốc gia Indonesia quyết tâm thực thi công lý cho phụ nữ và trẻ em

Cơ quan Điều tra hình sự (Bareskrim) của Cảnh sát quốc gia Indonesia (Polri) đã thành lập Tổng cục phòng chống tội phạm mua bán người, phụ nữ và trẻ em.
Quốc hội Georgia thông qua dự luật hạn chế quyền của cộng đồng LGBT

Quốc hội Georgia thông qua dự luật hạn chế quyền của cộng đồng LGBT

Cộng đồng LGBT sẽ bị áp đặt nhiều hạn chế, theo dự luật về “giá trị gia đình và bảo vệ trẻ vị thành niên”...
Anh: Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Anh: Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Kể từ khi Anh áp đặt lệnh phong tỏa phòng đại dịch Covid-19, số trẻ em dưới 18 tuổi bị bắt do phạm tội tăng 16% kể từ khi dịch bệnh này bùng phát.
Phiên bản di động