Tại Liên hoan, 13 đoàn nghệ nhân đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành tốt các nội dung thi diễn, mang đến cho khán giả nhiều tiết mục hay, đặc sắc và quảng bá được văn hóa cồng chiêng, nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của nhân dân và du khách.
Nghệ nhân trẻ và rất trẻ tham gia liên hoan, thể hiện được tính phát huy và kế thừa di sản văn hóa trong cộng đồng. |
Tin liên quan |
Hãy thể hiện lòng yêu nước đúng cách! |
Phát biểu bế mạc chiều 1/9, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Thái Hồng Hà cho biết, Liên hoan có sự tham gia của gần 600 nghệ nhân dân gian, độ tuổi từ 8 - 86 tuổi, trong đó số nghệ nhân dưới 35 tuổi chiếm gần 1/2, điều đó đã phần nào thể hiện được tính phát huy và kế thừa di sản văn hóa trong cộng đồng.
Liên hoan là dịp để các nghệ nhân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu văn hóa nghệ thuật dân gian gắn với diễn tấu cồng chiêng, tăng tình đoàn kết các dân tộc; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Đồng thời, sự kiện cũng khích lệ các nghệ nhân, diễn viên quần chúng tiếp tục bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa Cồng chiêng trong thời gian tới.
Liên hoan lần này đã xuất hiện rất nhiều bộ chiêng chuẩn, âm thanh tốt, cùng với sự biểu diễn tài năng của các nghệ nhân đã mang đến nhiều tiết mục hay, sôi động.
Đặc biệt, sự xuất hiện của các thế hệ trẻ trình bày chiêng tre (Ching Kram) với âm thanh chuẩn, cho thấy sức sống mới của văn hóa cồng chiêng đang được tiếp nối, phát huy.
Một thành công khác là nhiều nhạc cụ dân gian truyền thống được phục dựng, cải biên, cải tiến và biểu diễn tại Liên hoan lần này, trong đó có nhạc cụ đã thất lạc từ năm 1993.
Ngoài ra, Liên hoan có sự tham gia của rất nhiều điệu múa và giữ vững được sức lôi cuốn, thể hiện sự vui nhộn với sự tham gia của cồng chiêng; đồng thời có nhiều bài dân ca hay được trình diễn tại Liên hoan.
Tuy nhiên, Liên hoan còn gặp phải một số hạn chế như: Một số đoàn nghệ nhân chưa đầu tư, nghiên cứu kỹ lễ nghi, phong tục truyền thống, điệu múa dân gian; nghệ nhân trẻ múa xoang bị trật nhịp, ngược nhịp.
Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã trao một giải Nhất, hai giải Nhì và ba giải Ba cho các đoàn có thành tích cao. Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn trao giải cho 30 tiết mục xuất sắc theo hạng A, B, C ở 5 nội dung: diễn tấu bài cồng chiêng truyền thống với bộ cồng chiêng đồng; diễn tấu các nhạc cụ dân tộc kết hợp với cồng chiêng; biểu diễn múa truyền thống kết hợp với diễn tấu chiêng hoặc có phụ họa nghi thức lễ hội dân gian; biểu diễn hát dân ca; trình diễn tái hiện trích đoạn nghi lễ, lễ hội.
Đồng thời, Ban tổ chức còn trao các giải phụ: nghệ nhân nam trẻ tuổi nhất, nghệ nhân nữ trẻ tuổi nhất, nghệ nhân lớn tuổi nhất, nghệ nhân xuất sắc toàn diện.
| Công tác ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quý ở địa bàn Nhận thức công tác ngoại giao văn hoá (NGVH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, các cơ quan đại diện ... |
| Sôi động hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Malaysia Tiếp tục chuỗi hoạt động củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết và hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa ... |
| Hành trình tuyệt vời ở Việt Nam Tiến sĩ Danny Tan – nghệ sĩ nổi tiếng của Singapore, coi khoảng thời gian ở Việt Nam thực hiện các dự án nghệ thuật ... |
| Chương trình nghệ thuật đầu tiên về ngành Cơ yếu Việt Nam Chương trình nghệ thuật Vinh quang thầm lặng 2024 sẽ làm sống lại những năm tháng hào hùng, mang đến tầm nhìn, khát vọng trong ... |
| Quảng Bình quan tâm truyền dạy kỹ năng tổ chức hội chơi Bài chòi Từ 27-29/8, lớp truyền dạy kỹ năng tổ chức hội chơi Bài chòi và hô, hát Bài chòi tỉnh Quảng Bình thu hút sự tham ... |