Đám cưới truyền thống tại Brunei: Cầu kỳ nhưng không nặng nề

Ở đất nước Hồi giáo Brunei, số lượng khách tham dự một đám cưới truyền thống có thể lên đến hàng nghìn người. Trang phục của cô dâu, chú rể đều được dát vàng và đính kim cương…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chú rể Aziz Hafiz và cô dâu Aqilah Idrus cùng gia đình. Ảnh: H.G

Tham dự một chương trình giao lưu thanh niên khu vực, chúng tôi đã tới thăm một gia đình đúng thời điểm họ đang rộn ràng chuẩn bị cho đám cưới. Và thực sự, chúng tôi đã bị choáng ngợp.

Đón các đại biểu từ cảng biển tại Muara của Brunei, anh Aziz Hafiz và chị Aqilah Idrus - những người chúng tôi thân mật gọi là “anh chị nuôi”, tiết lộ rằng hôm nay họ được phép “phá lệ” ra ngoài, dù đang trong quá trình chuẩn bị đám cưới …

Một năm thử thách

Anh chị nói đã đính hôn từ năm ngoái sau hai năm hẹn hò và hiện đang trong thời kỳ chính thức “tìm hiểu nhau”. Theo phong tục Brunei, đây là khoảng thời gian được hiểu như là “quãng nghỉ” để cô dâu, chú rể tiếp xúc, trò chuyện nhằm thích nghi với thói quen và nếp sống của gia đình hai bên. Quãng thời gian thử thách này là bắt buộc, thường kéo dài trong một năm.

Trong vòng 365 ngày đó, cả nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị cho các nghi lễ quan trọng theo truyền thống, trong đó có phong tục tặng quà và lễ “chạm mặt”. Lễ này gần giống như lễ “ăn hỏi” của Việt Nam. Tại buổi gặp mặt ấm cúng giữa hai gia đình, nhà trai mang đến nhà gái nhiều hiện vật sang trọng như nhẫn, tiền mặt… hoặc những đồ vật khác theo đề xuất của nhà gái trong thời gian tìm hiểu. Nếu gia đình cô dâu chấp thuận những món quà này thì đó là dấu hiệu tốt để hai bên chính thức đưa ra ngày kết hôn.

Mười hai ngày cưới

Nếu như ở Việt Nam lễ cưới kéo dài ba ngày đã gọi là nhiều thì ở Brunei, tổng cộng lễ cưới diễn ra trong 12 ngày với nhiều thủ tục và nghi lễ rất phức tạp, nhất là đối với các gia đình thuộc dòng dõi quý tộc hay hoàng gia.

Đêm trước ngày cưới chính thức, gia đình và bạn bè được mời tới để chúc phúc. Phần lớn các vị khách sẽ mang bột gạo màu và dầu thơm đến để thành viên hai bên gia đình xoa vào lòng bàn tay. Nghi thức này được quan niệm sẽ mang tới phước lành cho đôi lứa. Ngoài ra, họ còn đun một nồi nước lá dứa và cánh hoa, đặt ngoài phòng lớn để khách khứa nhúng tay vào và vẩy lên tay cô dâu, chú rể để cầu cho họ hạnh phúc suốt đời.

Vào ngày cưới chính thức, tất cả gia đình, bạn bè hai nhà nô nức tập trung tại Thánh đường Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á mang tên Jam Assr Hassail Bolikah - nơi ước tính được trang trí bởi khoảng năm tấn vàng. Đây chính là địa điểm mà cô dâu, chú rể được công nhận hôn nhân hợp pháp. Trước khi vào làm lễ, đôi uyên ương phải tắm rửa sạch sẽ bằng một loại nước lá của người địa phương. Trang phục của cô dâu, chú rể đều được dát vàng và đính kim cương. Tiệc cưới được bày thịnh soạn ngay sảnh thánh đường dưới dạng đồ ăn tự chọn, với món chủ đạo là cà ri.

Nếu lần đầu dự một đám cưới truyền thống Brunei, bạn sẽ rất kinh ngạc trước lượng khách hàng nghìn người nườm nượp xếp hàng chật kín cửa vào Thánh đường. Anh Aziz Hafiz cho biết ở Brunei, gia đình được xem là tâm điểm của cấu trúc xã hội, các gia đình ở gần nhau thường có mối quan hệ khăng khít và gắn bó hơn cả những người hàng xóm thông thường.

Để bắt đầu các nghi lễ đám cưới, một nhóm gồm bốn người tế lễ bước vào hội trường, thắp lên bốn ngọn nến. Sau đó, cô dâu tiến vào lễ đường trong ánh mắt hồi hộp của chú rể và mọi người. Theo sau cô là bảy bà mối, mang khay bạc để hoa, khay đựng một bộ gồm mười sáu ấm nước bằng bạc, khay đựng quạt thêu dát vàng và khay vàng đựng trầu. Kế tiếp là 16 phù dâu, mang 16 cây nến và một nhóm phù dâu khác, mang bốn hộp bạc đựng trầu. Hai nhân vật chính và tất cả những người có mặt cùng cầu nguyện. Bố của chú rể Aziz Hafiz cầm tay anh đặt lên tay cô dâu Aqilah Idrus, công nhận hai anh chị là vợ chồng trong lời chúc phúc của mọi người.

Lễ cưới được diễn ra long trọng, kéo dài nhưng những vị khách đến từ các miền văn hóa khác như chúng tôi không hề cảm thấy nặng nề mà rất thích thú bởi sự ấm cúng, gần gũi. Chỉ tham dự một đám cưới truyền thống nhưng cũng đủ để mỗi lữ khách cảm nhận được sự thịnh vượng và nét đẹp văn hóa bản địa đặc trưng của Brunei Darussalam. Chúng tôi hiểu rằng khi Cộng đồng ASEAN hình thành, những hiểu biết như vậy không chỉ đơn giản là sự tò mò mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân khu vực.

Hồng Giang



 

Đọc thêm

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Kylian Mbappe trở lại mạnh mẽ sau khi đá hỏng hai quả phạt đền liên tiếp của Real Madrid.
Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động