Back to E-magazine
e magazine
17:23 | 11/12/2023
Dẫn dắt chiến lược của lãnh đạo hai Đảng Việt Nam – Trung Quốc : Ưu thế lớn nhất, sự đảm bảo căn bản nhất

17:23 | 11/12/2023

Hai tiếng chia sẻ cùng báo chí Việt Nam của Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ nêu bật ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm đối với quan hệ Việt-Trung mà còn là một bức tranh khái quát một hành trình quan trọng, đầy ý nghĩa, tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương lên tầm cao mới, trong bối cảnh mới.

Dẫn dắt chiến lược của lãnh đạo hai Đảng Việt Nam – Trung Quốc: Ưu thế lớn nhất, sự đảm bảo căn bản nhất

Hai tiếng chia sẻ cùng báo chí Việt Nam của Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ nêu bật ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm đối với quan hệ Việt-Trung mà còn là một bức tranh khái quát một hành trình quan trọng, đầy ý nghĩa, tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương lên tầm cao mới, trong bối cảnh mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc 30/10-1/11/2022.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc 30/10-1/11/2022.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc 30/10-1/11/2022.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sắp có chuyến thăm Việt Nam (12-13/12). Xin Đại sứ cho biết chuyến thăm này có ý nghĩa như thế nào trong phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc?

Thực ra đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của đồng chí Tập Cận Bình ngay sau Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng chí Tập Cận Bình đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư cũng như Chủ tịch nước. Đây cũng là chuyến thăm đáp lại chuyến thăm Trung Quốc năm ngoái của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Kiên trì sự lãnh đạo chiến lược của các nhà lãnh đạo cấp cao nhất hai Đảng là ưu thế tối đa và sự đảm bảo căn bản cho sự phát triển quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Chúng tôi cần phải nhấn mạnh điểm này.

Chúng ta cũng cần lưu ý tại sao chuyến thăm của đồng chí Tập Cận Bình diễn ra vào thời điểm này. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh lớn, trăm năm chưa từng có, như Lãnh đạo cấp cao Việt Nam nói là diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường.

Thực ra, hiện tại trên thế giới cũng có một số khu vực đang xảy ra xung đột. Tại khu vực Đông Á, xu thế chung vẫn là hòa bình, phát triển. Chúng ta cần phải trân trọng vì rất khó mới có được, bởi kinh tế, chính trị thế giới đang có sự bất ổn. Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh như vậy.

Dẫn dắt chiến lược của lãnh đạo hai Đảng Việt Nam – Trung Quốc: Ưu thế lớn nhất, sự đảm bảo căn bản nhất

Với hai nước chúng ta, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đang bước vào hành trình mới, giai đoạn phát triển mới. Do đó, tôi tin rằng Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng có rất nhiều điều muốn trao đổi với nhau về nội dung này.

Vì vậy, tôi cho rằng chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là cơ hội quan trọng để lãnh đạo cấp cao nhất hai Đảng dưới tình hình mới duy trì và tăng cường trao đổi chiến lược và trên nền tảng 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, qua đó có thể xác định, định vị phương hướng mới trong phát triển quan hệ hai nước, mở ra triển vọng mới cho hợp tác, phát triển trên các lĩnh vực; tiếp thêm động lực mới cho sự phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước chúng ta. Cho nên, trong quan hệ hai nước có cụm từ “Định vị mới, Phương hướng mới, Triển vọng mới và Động lực mới”.

Năm nay đánh dấu 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. Những năm gần đây, quan hệ hai nước Việt -Trung duy trì đà phát triển tích cực. Đặc biệt năm ngoái, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc, cùng Tổng Bí thư Tập Cận Bình đạt được nhận thức chung quan trọng về sự phát triển quan hệ Việt-Trung trong thời kỳ mới. Xin Đại sứ đánh giá về tiến triển và điểm nhấn của quan hệ hai Đảng, hai nước Việt–Trung?

Trước tiên, tôi muốn nhấn mạnh quan hệ hai nước, hai dân tộc Trung Quốc-Việt Nam rất đặc biệt, và có thể nói rất hiếm thấy trên thế giới. Hai nước chúng ta đều là nước xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, hai nước núi sông liền một dải, láng giềng hữu nghị. Có thể nói, quan hệ có các đặc trưng nêu trên trên thế giới rất hiếm thấy.

Cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung là đặc trưng dễ nhận thấy nhất trong quan hệ hai nước và câu nói này cũng đã được đưa vào văn kiện Tuyên bố chung trong chuyến thăm năm ngoái của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Mối tình hữu nghị Việt-Trung vừa là đồng chí, vừa là anh em là sự thể hiện sinh động nhất đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, đây cũng là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo chiến lược của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung không ngừng đạt được tiến triển mới. Đặc biệt năm ngoái, ngay sau khi Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc thành công, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận lời mời sang thăm Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Trung Quốc và chuyến thăm đã thành công tốt đẹp.

Chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng là một chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử, và có thể nói là Tổng Bí thư hai Đảng đã đạt được nhận thức chung quan trọng, đối với việc thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam bước lên tầm cao mới, chỉ ra phương hướng phát triển quan hệ song phương trong thời kỳ mới.

Sự tin cậy chính trị giữa hai bên chúng ta không ngừng đi vào chiều sâu và Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước chúng ta không ngừng duy trì sự trao đổi chiến lược mật thiết. Kể từ năm ngoái, sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo hai nước duy trì trao đổi thường xuyên và mật thiết, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3; Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân. Vào tháng 9 năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn đến Quảng Tây dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN. Đồng chí Trương Thị Mai cũng sang thăm Trung Quốc vào tháng 4 năm nay.

Kể từ đầu năm nay, hơn một nửa các đồng chí lãnh đạo là Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam đến thăm Trung Quốc và còn có các đồng chí lãnh đạo đứng đầu các địa phương sang thăm Trung Quốc. Gần đây, đồng chí Vương Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc đến thăm Việt Nam và đồng chủ trì phiên họp lần thứ 15 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam. Đồng chí Vương Dũng, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc cũng đến thăm Việt Nam. Năm nay còn có 3 đồng chí là Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Hải Nam và Quảng Tây lần lượt thăm Việt Nam.

Thông qua các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, lãnh đạo hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến, các nội dung hợp tác quan trọng và học hỏi, tham vấn lẫn nhau về kinh nghiệm xây dựng Đảng, kinh nghiệm quản lý đất nước.

Bên cạnh đó, sự hợp tác thiết thực giữa hai nước không ngừng đi vào chiều sâu. Hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư giữa hai nước trong năm nay cũng có nhiều điểm nhấn.

Ngoài ra, sự đi lại giữa nhân dân hai nước cũng rất sôi nổi. Sau khi hai bên nới lỏng chính sách phòng chống dịch, sự đi lại giữa nhân dân hai nước không ngừng được khôi phục. 11 tháng đầu năm nay, du khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam khoảng hơn 1,5 triệu lượt người.

Nói chung kể từ năm ngoái, mối quan hệ hai Đảng, hai nước trên đà phát triển hết sức tốt đẹp và mạnh mẽ. Chúng tôi tràn đầy niềm tin vào sự phát triển trong quan hệ hai Đảng, hai nước Trung Quốc-Việt Nam.

“Tổng Bí thư Tập Cận Bình rất mong gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, Đại sứ Hùng Ba.

Trong thời gian qua, Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi mật thiết, xin Đại sứ cho biết điều này có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển quan hệ Việt-Trung? Đại sứ đánh giá thế nào về việc trao đổi chiến lược và tình hữu nghị cá nhân giữa Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Như tôi đã nêu, kiên trì sự dẫn dắt chiến lược của nhà lãnh đạo cấp cao nhất hai Đảng đối với sự phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Trung Quốc-Việt Nam là ưu thế lớn nhất, sự đảm bảo căn bản nhất.

Tôi cho rằng, đây cũng là kinh nghiệm quan trọng trong những năm gần đây về mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung Quốc-Việt Nam được duy trì đà phát triển, ổn định bền vững.

Có thể nói, mỗi lần trao đổi giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều là sự giao lưu tư tưởng và sự trao đổi chiến lược quan trọng giữa hai nhà chính trị, nhà lý luận, nhà chiến lược chủ nghĩa Mác, đều phát huy vai trò định hướng mang tính quyết định đối với sự phát triển giữa hai Đảng, hai nước.

Thực ra, Tổng Bí thư hai Đảng chúng ta là đã quen nhau từ 12 năm trước, từ năm 2011 và những năm gần đây, hai Tổng Bí thư duy trì nhiều phương thức để trao đổi chặt chẽ với nhau, không chỉ là 3 lần thăm lẫn nhau mà thông qua các hình thức khác nhau để duy trì mật thiết.

Tôi còn nhớ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: Mỗi lần trao đổi với Tổng Bí thư Tập Cận Bình thì càng trao đổi thì càng thấy hai người chúng ta rất khớp nhau, thấy có rất nhiều nội dung mà hai bên có thể trao đổi, nói chuyện với nhau.

Điều đó làm cho tôi cảm thấy rất là cảm động.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhân dịp thăm chính thức Trung Quốc 27/6/2023.

Dẫn dắt chiến lược của lãnh đạo hai Đảng Việt Nam – Trung Quốc: Ưu thế lớn nhất, sự đảm bảo căn bản nhất

Hai nước chúng ta thường xuyên nói là mối tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông xây dựng và vun đắp là tài sản chung quý báu của hai nước chúng ta. Tôi cũng cho rằng mối tình hữu nghị nồng thắm, tinh thần đồng chí giữa Tổng Bí thư Tập Cận Bình Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là tài sản chung quý báu của hai nước chúng ta.

Đại sứ từng đánh giá sự phát triển quan hệ Việt-Trung đã bước vào giai đoạn mới. Theo Đại sứ, quan hệ hai nước đang đứng trước cơ hội và thách thức như thế nào? Hai bên nên tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực nào, đặc biệt với tình hình hiện nay, làm thế nào để thúc đẩy hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc, cân bằng cán cân thương mại giữa hai bên?

Tôi cho rằng bất cứ sự hợp tác thiết thực nào giữa hai bên đều có cơ hội nhiều hơn thách thức. Cơ hội luôn được tạo ra khi lòng tin chính trị giữa hai Đảng, hai nước luôn được củng cố, đi vào chiều sâu, nhu cầu hợp tác cũng luôn được mở rộng. Có thể nói, việc tăng cường hợp tác giữa hai nước có ưu thế là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và mang nét độc đáo riêng. Chúng ta thường nói rằng Việt Nam, Trung Quốc có chế độ chính trị tương đồng, quan điểm, lý tưởng tương thông, con đường phát triển tương tự, lợi ích chung rộng lớn với văn hóa tương đồng. Đó là những lợi thế để phát triển quan hệ hai nước.

Với tình hình mới, hai nước cần phải khai thác, phát huy hơn nữa ưu thế riêng, độc đáo của quan hệ hai nước để đẩy nhanh hợp tác trên các lĩnh vực như kết nối chiến lược phát triển, đẩy nhanh kết nối sáng kiến xây dựng “Một vành đai, Một con đường” và khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai”. Quy hoạch hiện nay đã đạt được những tiến triển quan trọng. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình, hai bên cũng sẽ thảo luận một văn kiện quan trọng về vấn đề này.

Ngoài ra, tôi cho rằng hai nước cũng cần phải tăng cường kết nối liên thông đường bộ - cơ sở hạ tầng, đường biển – vận tải qua đường biển, trên không – chuyến bay giữa hai nước, mạng internet – thương mại điện tử. Ưu tiên quan trọng nhất là hai bên cần phải mở rộng và tăng cường liên thông, hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng, cơ sở giao thông, đặc biệt là hệ thống hạ tầng cứng như đường sắt và đường bộ cao tốc…

Trung Quốc và Việt Nam là hai đối tác thương mại quan trọng của nhau khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trên toàn cầu, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên toàn cầu. Đề cập việc cân bằng cán cân thương mại song phương, tôi muốn nhấn mạnh vấn đề nhập siêu của Việt Nam cũng là xuất siêu của Trung Quốc. Trung Quốc không cố ý theo đuổi xuất siêu thương mại đối với Việt Nam. Bố cục thương mại song phương hiện nay là kết quả của sự phân công, phân bổ công nghiệp quốc tế, thị trường hóa chứ không phải chính sách của Trung Quốc để tạo ra bố cục này.

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai (giữa) và Phó Thị trưởng Thiên Tân Dương Binh tham quan gian giới thiệu sầu riêng Việt Nam tháng 1/2023; Cửa khẩu Hữu Nghị - một trong những nơi xuất khẩu nông sản lớn từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Dẫn dắt chiến lược của lãnh đạo hai Đảng Việt Nam – Trung Quốc: Ưu thế lớn nhất, sự đảm bảo căn bản nhất

Trung Quốc sẵn sàng và tích cực mở rộng cánh cửa để nhập khẩu hàng nông sản, đặc biệt là trái cây Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Việt Nam trong 3 quý đầu năm nay đã tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái. 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam đạt 1,95 tỷ USD. Gần đây, tôi tiếp nhiều phái đoàn cũng như du khách Trung Quốc sang Việt Nam, họ đều đánh giá sầu riêng Việt Nam rất ngon, giá cả phù hợp, được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh các thủ tục, tham vấn trình tự kiểm định sản phẩm dừa tươi của Việt Nam sang Trung Quốc, một thị trường rất lớn. Trong 11 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập siêu đã giảm 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái (theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc).

Nói về thách thức, tôi cho rằng sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế bên ngoài, do vậy, hai nước phải cùng chung tay với cộng đồng quốc tế, cùng vượt qua khó khăn, giữ vững môi trường phát triển toàn cầu. Nền kinh tế hai nước đều có độ mở rất cao, coi trọng thương mại quốc tế, do vậy, việc duy trì một môi trường thương mại quốc tế ổn định, tự do và cởi mở vô cùng quan trọng.

Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, cũng là nước xã hội chủ nghĩa và đối tác quan trọng. Đại sứ cho rằng sự phát triển quan hệ Việt-Trung có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với công cuộc phát triển của mỗi nước cũng như khu vực và quốc tế?

Tôi cho rằng phát triển quan hệ Trung Quốc-Việt Nam ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, tầm quan trọng của quan hệ với mối nước ngày càng được nâng lên; hai nước đều nhấn mạnh quan hệ với nước kia là ưu tiên hàng đầu, lựa chọn chiến lược. Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, con đường phát triển này đều do hai nước, nhân dân hai nước lựa chọn, phù hợp với tình hình hai nước và lợi ích của nhân dân hai nước, do vậy, giữa vững sự phát triển của hai Đảng, hai nước chính là nền tảng với sự phát triển của hai nước, lợi ích chiến lược căn bản của hai nước. Việc hai nước hợp tác chặt chẽ cũng có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh chính trị giữa hai nước chúng ta.

Về hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư, hai nước chúng ta tạo cơ hội và không gian phát triển cho nhau, qua đó bổ sung cho nhau về ưu thế kinh tế, qua đó góp phần xây dựng một chuỗi cung ứng ổn định và bền vững.

Đối với cộng đồng quốc tế, Trung Quốc và Việt Nam là nền kinh tế mới nổi, hai nước đang phát triển tràn đầy sức sống. Hai nước có thể hợp tác để tạo thêm tính ổn định cho sự phát triển, an ninh, ổn định của khu vực và thế giới.

Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 10/2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ Việt Nam phát triển lớn mạnh, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hai nước cùng nhau phát triển. Nên hiểu nội hàm “phát triển lớn mạnh” như thế nào?

Tôi muốn nhấn mạnh rằng sự phát triển và lớn mạnh của Việt Nam chính là sự phát triển, lớn mạnh của lực lượng xã hội chủ nghĩa của thế giới. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã đạt được nhận thức chung quan trọng, đó là ủng hộ lẫn nhau, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tình hình nước mình và con đường hiện đại hóa mang đặc sắc của mỗi nước. Hai nước ủng hộ lẫn nhau thực hiện mục tiêu trung và dài hạn, trong đó có hai mục tiêu 100 năm của mỗi nước. Tôi cho rằng điều đó rất có ý nghĩa.

Tôi thường nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Câu nói này để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi, tôi cho rằng điều đó cũng rất quan trọng đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu này, cần phải đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam có thể góp phần tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro bên ngoài.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình có nhiều lần nhắc với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng rằng Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Việt Nam. Doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ tích cực ủng hộ và tham giá quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, trong đó có tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế xanh, kinh tế số, chuyển đổi năng lượng…

Việc tăng cường giao lưu hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam-Trung Quốc luôn được đẩy mạnh.Việc tăng cường giao lưu hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam-Trung Quốc luôn được đẩy mạnh.Việc tăng cường giao lưu hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam-Trung Quốc luôn được đẩy mạnh.

Đại sứ nhiều lần nhắc đến mong muốn thúc đẩy hơn nữa giao lưu nhân dân giữa hai nước, xin Đại sứ đánh giá tiến triển và triển vọng giữa hai bên trong lĩnh vực này?

Tôi luôn cho rằng việc thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam trong thời đại mới lên một tầm cao mới không thể thiếu sự ủng hộ và tham gia tích cực, rộng rãi từ nhân dân hai nước.

Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước là nền tảng; sự dẫn dắt giữa Lãnh đạo cấp cao hai bên là then chốt; tăng cường hiểu biết lẫn nhau là con đường hai bên chúng ta cần phải đi qua.

Có thể rằng Lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng đều hết sức coi trọng và thường xuyên nhấn mạnh việc phải tăng cường tuyên truyền về mối tình hữu nghị truyền thống Trung Quốc-Việt Nam, phải tăng cường tuyên truyền những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của nhau.

Dẫn dắt chiến lược của lãnh đạo hai Đảng Việt Nam – Trung Quốc: Ưu thế lớn nhất, sự đảm bảo căn bản nhất

Ngoài ra, hai bên còn đề xướng thông qua các hình thức như văn hóa nghệ thuật để tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là giữa thế hệ trẻ hai nước. Tôi thấy rằng thế hệ trẻ Việt Nam rất thích xem phim truyện Trung Quốc, đặc biệt là phim truyện lịch sử. Ngoài ra, tôi được biết là nghệ sĩ Việt Nam có tham gia chương trình đài truyền hình của Trung Quốc và rất được người trẻ Trung Quốc yêu thích.

Đại sứ có thể kể về một vài kỷ niệm ấn tượng nhất trên cương vị của mình về quan hệ Việt-Trung và với Việt Nam?

Tôi làm Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã hơn 5 năm. Trong 5 năm qua, công việc của tôi đã nhận được sự ủng hộ to lớn từ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như từ các địa phương và các cơ quan hữu quan. Điều này khiến tôi cảm nhận sâu sắc mối tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước cũng như sự giao lưu hữu nghị đã có từ lâu giữa nhân dân hai nước.

Nhân dịp này, tôi rất muốn nói một câu: “Cảm ơn”. Tôi có cảm nhận sâu sắc rằng mối tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Việt Nam do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và vun đắp chính là tài sản chung quý báu của hai nước và nhân dân hai nước.

Sự kiện để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là ngày 25/8 năm nay. Theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi tháp tùng Tổng Bí thư đi khảo sát tại tỉnh Lạng Sơn, chính tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tôi được cùng Tổng Bí thư trồng lại cây Hữu nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhắc đi nhắc lại là trên thế giới việc đặt tên “cửa khẩu Hữu nghị - Hữu Nghị quan” chỉ có nơi này, có một không hai trên thế giới. Mối tình hữu nghị truyền thống vừa là đồng chí, vừa là anh em giữa Trung Quốc và Việt Nam là có một không hai trên thế giới, không gì có thể so sánh được.

Tại cửa khẩu Hữu Nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ôn lại lịch sử giao lưu giữa hai Đảng, trong đó có nhắc đến câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh trước đó cũng qua cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu nghị quan để thăm Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng kể lại rất nhiều khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử hai Đảng, hai nước; căn dặn là nhân dân hai nước phải đời đời kế thừa, phát huy hơn nữa tình hữu nghị giữa hai nước.

Thực ra tên của cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị quan chính là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất, đặt tên. Lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đề nghị với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Phó Thủ tướng Trung Quốc Trần Nghị là đặt tên cửa khẩu này là cửa khẩu Hữu Nghị quan. Tôi cho rằng cửa khẩu Hữu Nghị rất có ý nghĩa và thực sự là cửa khẩu rất hữu nghị.

Trong chuyến tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm cửa khẩu, Tổng Bí thư có nói với tôi rằng ông đến đây chính là muốn gửi thông điệp quan trọng tới nhân dân hai nước rằng mối tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam rất đặc biệt. Vì thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đích thân thúc đẩy mối tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, điều đó làm cho tôi rất cảm động.

Tôi cho rằng chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là sự kiện mà hai Tổng Bí thư đều rất mong chờ, vì hai Tổng Bí thư đều rất nhớ nhau và mong được gặp nhau, do vậy, chuyến thăm lần này chắc chắn sẽ tràn đầy hữu nghị, nhiệt liệt và sẽ có thành quả phong phú.

Hai bên đã nhất trí sẽ bố trí và mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong ngày đầu tiên của chuyến thăm sẽ đăng bài viết trên báo chí, truyền thông của Việt Nam.

Thực hiện: Phạm Hằng - Đức Trí | Đồ họa: Lim Dim | Ảnh: TTXVN, Báo TGVN...

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.