TIN LIÊN QUAN | |
Những thực phẩm nghèo calorie giúp bạn giữ dáng | |
Giá lương thực thế giới tăng mạnh nhất trong 4 năm qua |
Đó là chia sẻ của chị Selina Juul, 36 tuổi, người sáng lập tổ chức phi chính phủ mang tên Đừng lãng phí thực phẩm (Stop Wasting Food). Trong nhiều năm qua, chị đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Đan Mạch để tìm ra các giải pháp hạn chế tình trạng bỏ phí thực phẩm.
Juul cho biết, kể từ năm 2010, Đan Mạch đã giảm được 1/3 lượng thức ăn bị bỏ phí. Đến tháng 9/2016, quốc gia này sẽ thiết lập các dự án tiết kiệm thực phẩm với nguồn kinh phí hơn 5 triệu Kroner (khoảng 670.000 Euro).
Với Juul, thực phẩm là tình yêu. (Nguồn: DW) |
Thực tế, để bảo vệ môi trường, giảm chất thải thực phẩm là một việc cấp thiết bởi: Nông nghiệp tạo ra gần 1/4 lượng khí nhà kính toàn cầu, sử dụng nhiều hơn 1/3 diện tích đất trồng của hành tinh và tiêu thụ 70% lượng nước ngọt sử dụng trên toàn cầu.
Với việc dân số thế giới được dự đoán đạt 9,6 tỷ người vào năm 2050, làm thế nào để đủ thực phẩm cho từng đó người vẫn đang còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Giảm thiểu rác thực phẩm giúp ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến khí hậu, tài nguyên nước và đất.
Đan Mạch- được mệnh danh là “Vương quốc xanh” - đang đi đầu trong việc đề ra các giải pháp tránh lãng phí thực phẩm thừa hoặc hạn chế thực phẩm bị hư hỏng. Những sáng kiến này hướng đến mục tiêu: bảo vệ hành tinh và tiết kiệm tiền.
Đề cao giá trị rác thải
"Rác thải thực sự không phải là rác", Juul khẳng định. "Giảm rác thải là điều cốt yếu tương lai của nền văn minh loài người," Juul nói với DW.
Công việc của Juul được sự ủng hộ của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), tổ chức đã có báo cáo rằng trên toàn cầu, một phần ba thực phẩm được sản xuất không được bảo quản đúng cách dẫn đến hư hỏng hoặc sử dụng lãng phí.
Tính về giá trị vật chất, con số trên đồng nghĩa với việc thế giới thiệt hại khoảng 940 tỷ USD (850 tỷ Euro). Số thực phẩm đó khi được sản xuất đã gây ra 8% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu - tương đương với lượng khí thải của một nước lớn.
FAO gọi đây là "một sự dư thừa trong thời đại mà gần một tỷ người bị đói". Cơ quan này lên án việc phung phí thực phẩm là một sự lãng phí lao động, nước, năng lượng, đất đai và các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Giảm thải rác thực phẩm
"Không có lý do gì để rất nhiều thực phẩm bị lãng phí", ông Andrew Steer, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Viện Tài nguyên Thế giới nói.
Phối hợp với nhiều cơ quan như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và các tổ chức phi chính phủ, Viện Tài nguyên Thế giới đã đi đầu trong một chiến lược mới: định ra các tiêu chuẩn đo lường chất thải thực phẩm đầu tiên của toàn cầu.
Chính phủ Đan Mạch vừa thông báo quốc gia này sẽ ủng hộ các tiêu chuẩn của Viện Tài nguyên Thế giới, điều được giới thiệu trong Hội nghị tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF) được tổ chức ở Copenhagen vào tháng 6 vừa qua.
Steer nói: “Hiện nay, việc sản xuất thực phẩm cũng đưa đến những hệ lụy”. Steer và Viện của ông đã phát triển các tiêu chuẩn đo lường chất thải thực phẩm với quan niệm rằng “những gì có thể đo lường được thì có thể quản lý được”.
"Nó giống như những gì chúng ta đã làm với Nghị định thư về khí thải nhà kính 10 năm trước đây", Steer giải thích. "Để thành công trong việc cắt giảm rác thải thực phẩm một nửa, chúng ta phải có một cách tiếp cận có hệ thống".
Các liên minh quốc tế
Viện Tài nguyên Thế giới hiện quản lý nhiều cơ quan làm việc liên quan đến việc cắt giảm rác thải thực phẩm – bao gồm cả Diễn đàn hàng tiêu dùng – tổ chức đại diện cho hơn 400 nhà bán lẻ và các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, với tổng doanh thu lên đến 2,5 nghìn tỷ Euro.
Nhiều nỗ lực đang được thực hiện để hạn chế thực phẩm "bỏ đi". (Nguồn: DW) |
Hội Nông dân Thế giới và nhiều chính phủ khác cũng đã sát cánh cùng với Liên hợp quốc nhằm hướng tới mục tiêu giảm một nửa rác thải thực phẩm trên toàn cầu vào năm 2030. Đan Mạch cũng tham gia tích cực vào các liên minh này.
Chính phủ Đan Mạch vừa thông báo quốc gia này sẽ ủng hộ các tiêu chuẩn của Viện Tài nguyên Thế giới, điều được giới thiệu trong Hội nghị tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF) được tổ chức ở Copenhagen vào tháng 6 vừa qua.
Tại Hội nghị 3GF tại Copenhagen, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Kristian Jensen nói: “Thực phẩm bị lãng phí làm mọi người nghèo đi". Ông Kristian Jensen cũng đánh giá cao sự hợp tác giữa lĩnh vực công và tư trong việc giảm rác thải thực phẩm, điều mà ông gọi là một thách thức toàn cầu.
Các chiến lược đa dạng
Hiện nay, hầu hết các siêu thị ở Đan Mạch đều có khu vực dành cho các thực phẩm sắp hết hạn sử dụng với giá bán rất rẻ. Thường thì những củ khoai tây “xấu mã” thường được khách hành mua để chế biến món salad.
Một doanh nghiệp vừa mới khởi nghiệp (startup) mang tên “Too Good To Go” (tạm dịch là vẫn dùng tốt) chuyên doanh trong lĩnh vực bán hàng thức ăn ế. Công ty này liên kết với các nhà hàng, cửa hiệu bánh sắp đóng cửa để thu mua hàng thừa rồi bán lại với giá cực rẻ.
Juul cũng nhấn mạnh đến một nỗ lực khác, đó là việc loại bỏ các “vật thể đông đá không xác định” (unidentified frozen object –UFO). Cô giải thích rằng trong ngăn đá tủ lạnh của ở nhiều gia đình ở Đan Mạch thường tích trữ rất nhiều thực phẩm và có thể để lâu không dùng, đến một thời điểm nào có thể bị vứt đi. Bơi vậy, Juul đã phát động chiến dịch rằng hàng tháng các gia đình nên kiểm tra tủ lạnh để đừng bỏ phí các UFO đó.
Thực phẩm là tình yêu
Đan Mạch, với dân số chỉ 5,7 triệu người, có các sáng kiến chống lãng phí thực phẩm nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác. Điều này có công rất lớn của tổ chức Stop Wasting Food.
Juul, người sáng lập tổ chức trên, đã là một biểu tượng quốc gia. Cô đã được nhận giải Người phụ nữ có ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế năm 2016 của Đan Mạch. Với niềm đam mê không thể cưỡng lại đối với việc tận dụng tối đa các loại thực phẩm, nhà hoạt động trẻ tuổi đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người Đan Mạch.
"Đây là một sáng kiến từ dưới lên", Juul nói với DW. "Chúng tôi vận động người dân, sau đó họ tác động đến các ngành công nghiệp, các siêu thị và nhà hàng."
"Việc này giống như một hình xoắn ốc - nó đang phát triển và ngày càng phát triển," Juul nói.
Juul và nhóm của mình có kế hoạch bắt đầu phát động chiến dịch ở các nước khác. Giấc mơ của Juul là biến thực phẩm trở thành một công cụ cho hòa bình thế giới.
Theo Juul, dù bạn giàu hay nghèo, cánh tả hay cánh hữu, dù màu da, dân tộc hay tôn giáo nào thì đều có thể đồng ý rằng không nên phí phạm thực phẩm. “Thực phẩm có thể khiến mọi người đoàn kết lại với nhau. Thực phẩm là tình yêu".
Đây chính là chủ đề của Cuộc thi ảnh vừa được Đại sứ quán Hungary, Bulgaria, Czech, Ba Lan, Romania và Slovakia phối hợp với ... |
Mexico trồng 18 triệu cây xanh để đối phó ô nhiễm không khí Bộ trưởng Môi trường Mexico Rafael Pacchiano cho biết, 18 triệu cây xanh sẽ được trồng tại thành phố Mexico nhằm củng cố “vành đai ... |
Độc đáo ngôi nhà được 'xây' từ hàng nghìn chai nhựa Dự án Plastic Bottle Village (tạm dịch là Làng chai nhựa) độc đáo của nhà môi trường học người Canada Robert Bezeau sẽ là một ... |