Đằng sau 'màn kịch' của Pháp trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hồng Phúc
Theo bài viết trên trang mạng “Phương Đông” (Trung Quốc), chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp đã có từ lâu, song gần đây đã bộc lộ rõ nét hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Pháp thay đổi quan niệm, tự xem mình là nước lớn quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bộc lộ rõ ý đồ, tích cực đóng vai trò chủ chốt trong việc “đa dạng hóa” quan hệ quốc tế.. (Nguồn: Reuters)
Pháp thay đổi quan niệm, tự xem mình là nước lớn quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tích cực đóng vai trò chủ chốt trong việc “đa dạng hóa” quan hệ quốc tế. (Nguồn: Reuters)

Sự thay đổi cần thiết

Pháp đã tập trận chung với 4 nước Bộ tứ (Quad) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia trong 3 ngày ở vịnh Bengal. Đây là một tín hiệu quan trọng về an ninh quân sự và địa chính trị của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng là một động thái lớn khi Pháp liên kết với Bộ tứ để thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong cuộc đọ sức chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang diễn ra sôi động, Pháp có thể hiểu rõ hơn thực trạng của khu vực này và dự báo tính phức tạp của các sự kiện trong tương lai. Pháp thay đổi, tự xem mình là “nước lớn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Lãnh thổ Pháp cách rất xa khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo quan niệm truyền thống của nhiều người, Pháp không phải là quốc gia thuộc khu vực này, mà thuộc Tây Âu về mặt địa lý.

Tuy nhiên, hiện Paris thay đổi quan niệm, tự xem mình là nước lớn quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bộc lộ rõ ý đồ, tích cực đóng vai trò chủ chốt trong việc “đa dạng hóa” quan hệ quốc tế.

Pháp không những là nước đầu tiên khởi xướng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu (EU), mà còn đang liên tục mở rộng vai trò của họ về quân sự, an ninh và kinh tế, thương mại sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Bây giờ vẫn chưa đến thời điểm Pháp tung ra toàn bộ con bài ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, phần lớn chỉ thể hiện một “chiến lược không rõ ràng”. Tuy nhiên, tính phức tạp và đa dạng trong chiến lược của Pháp cần được xem xét và đánh giá thận trọng.

Năm đặc điểm cốt lõi

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp có 5 đặc điểm lớn. Một là thể hiện rõ tính tiên phong. Tháng 5/2019, Pháp chính thức công bố Báo cáo chiến lược quốc phòng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trên thực tế là một loạt quan điểm và những phát biểu của Tổng thống Emmanuel Macron về chiến lược này, được tổng hợp chắt lọc có hệ thống toàn diện.

Theo Báo cáo, bối cảnh quốc tế những năm gần đây thúc đẩy Pháp cần phải tích cực điều chỉnh chính sách. Cùng với việc trọng tâm chiến lược quốc tế dịch chuyển sang phía Đông, sự trỗi dậy nhanh chóng của các nước lớn mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ…, vị thế của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong môi trường địa chiến lược quốc tế ngày càng quan trọng, đặc biệt là sau khi chính quyền Trump đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Pháp cần có chiến lược quốc phòng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của riêng mình.

Mục đích của động thái này là thể hiện rõ sự hiện diện của Pháp tại khu vực, từ đó có quyền phát ngôn của riêng mình trong bối cảnh địa chiến lược mới, tạo dựng lại vị thế nước lớn trên thế giới của Pháp.

Dưới sự dẫn dắt của Pháp, Đức và Anh đã hưởng ứng trên thực tế chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Năm 2020, Bộ Ngoại giao Đức công bố Phương châm chỉ đạo Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tháng 3/2021, Đánh giá chính sách ngoại giao và an ninh mới của chính phủ Anh cho biết trọng tâm chính sách đối ngoại của nước này sẽ là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hai là nhấn mạnh đến tính chủ quyền. Paris hiểu rõ muốn đứng vững và theo đuổi lợi ích tối đa ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, phải tìm kiếm tính pháp lý từ góc độ chủ quyền. Báo cáo của Pháp tuyên bố Pháp không những là quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mà còn là nước lớn liên quan đến sự thay đổi phát triển tình hình an ninh của khu vực.

Việc sở hữu nhiều lãnh thổ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như Mayotte, đảo Reunion, New Caledonia và Polynesia khiến Pháp trở thành quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai thế giới ở khu vực. Pháp có 1,6 triệu công dân ở khu vực này, có diện tích 11 triệu km2, chỉ đứng sau Mỹ, chưa kể còn tiếp giáp với 5 lãnh thổ ở Ấn Độ Dương và 12 lãnh thổ thuộc Thái Bình Dương.

Quan hệ kinh tế giữa Pháp và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang tăng đáng kể, chiếm hơn 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Pháp sang các nước không thuộc EU. Năm 2018, đầu tư trực tiếp của Pháp vào khu vực này lên tới 320 tỷ euro, tăng 75% so với năm 2008. Hiện hơn 7.000 công ty Pháp kinh doanh tại đây, tăng trưởng doanh thu từ năm 2010-2016 lên tới 40%.

Trong khi Mỹ coi trọng hơn các nước ven biển ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như lĩnh vực quân sự và an ninh, Pháp lại chủ yếu nhấn mạnh đến khu vực biển, ngoài an ninh quân sự còn chú trọng kinh tế và thương mại.

Ba là tính linh hoạt, giỏi ngụy trang. Khi dư luận thế giới hướng sự chú ý của khu vực vào cặp quan hệ Trung-Mỹ và các nước lớn khu vực như Ấn Độ, Australia, Việt Nam, Philippines…, từ lâu Pháp đã âm thầm vươn tầm ảnh hưởng chiến lược sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Một bài phân tích của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nêu rõ thực ra Pháp đã gia tăng can dự vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ những năm 1990 và đã đối thoại cấp cao với một số quốc gia trong khu vực, tham gia tập trận trên biển.

Pháp còn dự nhiều hội nghị khu vực như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, Hội thảo chuyên đề về hải quân Ấn Độ Dương…, coi quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và Australia là cốt lõi trong nỗ lực ngoại giao lâu dài của Pháp.

Ngoài ra, vào những năm 1990, Pháp đã tích cực phát huy “vai trò mang tính xây dựng” ở khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là chấm dứt các vụ thử hạt nhân gây tranh cãi ở Polynesia. Năm 1998, việc Pháp ủng hộ tiến trình tự trị của New Caledonia đã cải thiện nhiều quan hệ song phương với Australia và khu vực Nam Thái Bình Dương.

Có thể thấy khi Mỹ tập trung can dự vào các nước xung quanh Biển Đông và khu vực Đông Bắc Á, Pháp lại đặt trọng điểm can dự là khu vực Nam Thái Bình Dương.

Bốn là chú trọng tính chất mở rộng. Sau nhiều năm giấu mình, khi nhận thấy thời cơ đã chín muồi, ngày 3/5/2018, trong bài phát biểu tại căn cứ quân sự Sydney (Australia), Tổng thống Emmanuel Macron lần đầu chính thức thể hiện Pháp là nước lớn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và công bố cương lĩnh chiến lược của Paris đối với khu vực này, kèm theo phương châm chỉ đạo quốc phòng.

Đặc biệt, khi chấp nhận khái niệm mới của Mỹ về chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Pháp nhận thức được tính gắn kết của khu vực này và vị thế trung tâm địa chính trị của Pháp ngày càng gia tăng.

Về mặt địa lý, Pháp định nghĩa Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực rộng lớn hơn từ vùng phía Tây (khu vực tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và châu Phi) mở rộng sang toàn bộ Nam Thái Bình Dương và Đông Thái Bình Dương mà Paris có lãnh thổ. Pháp đánh giá khái niệm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm toàn bộ khu vực từ Djibouti đến Polynesia. Có thể thấy tầm nhìn và tham vọng của Macron rất lớn.

Bộ Quốc phòng Pháp từ lâu đã phân chia khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thành một số “khu vực trách nhiệm” lớn của Paris. Pháp cũng dự kiến triển khai 8.000 quân nhân và hàng chục tàu chiến ở một vài căn cứ quan trọng nhằm bảo vệ lãnh thổ của Pháp, thực hiện các nhiệm vụ. Theo các nguồn tin, lực lượng này chiếm gần 60% lực lượng quân sự mà Pháp triển khai lâu dài ở nước ngoài.

Một khi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bùng nổ chiến tranh trong tương lai, Pháp nhận thấy cần phải can dự quân sự, họ có thể sử dụng lực lượng này để phản ứng tức thì và dùng để tiếp ứng sau đó.

Năm là bộc lộ ý đồ định hướng có chọn lọc. Mặc dù Pháp “tập trung sức mạnh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để đóng vai trò cân bằng chiến lược”, tuyên bố là một lực lượng hòa giải, bao trùm nhằm thúc đẩy ổn định, pháp trị và trật tự đa cực của khu vực này, song trên thực tế quan điểm của Pháp ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khá thiên lệch, lộ rõ ý đồ định hướng có chọn lọc.

Về ý đồ của hợp tác Mỹ-Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, giới hoạch định chính sách của Mỹ cho rằng "giữa Washington và Paris sẽ có không gian tăng cường hợp tác, cho dù Pháp vẫn nhấn mạnh duy trì khoảng cách với quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung”.

Hai bên sẽ còn tiến hành hợp tác hiệu quả hơn, cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc ở khu vực Nam Thái Bình Dương.

Pháp tiếp tục tuyên bố chính sách ngoại giao độc lập và đa phương hóa, phản đối chủ nghĩa đơn phương, nhưng đây không phải là hành động thực sự.

“Ngoại giao đa phương” của Pháp chủ yếu dựa trên nền tảng ngoại giao độc lập gắn với ý thức hệ, quan niệm giá trị và lợi ích chiến lược, nhằm theo đuổi lợi ích thực tế và lâu dài lớn nhất của mình.

Điều này đã quyết định vì sao Pháp thỉnh thoảng vẫn gây khó dễ cho Mỹ và các nước lớn châu Âu, như những năm gần đây, giữa Pháp và Mỹ có mâu thuẫn sâu sắc về mạng điện thoại 5G, kinh tế và thương mại số, hàng không.

Nếu lâu nay mâu thuẫn giữa Mỹ và châu Âu thường xuyên xuất hiện, thì chủ yếu là do mâu thuẫn Mỹ-Pháp khá sâu sắc và thỉnh thoảng lại bộc phát. Tuy nhiên, vào những thời điểm then chốt, bộ đôi này lại luôn đi song hành, đặc biệt là khi cùng cạnh tranh nhằm vào nước lớn khác.

Đằng sau 'màn kịch' của Pháp trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đi đầu trong việc định vị chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của châu Âu. (Nguồn: Getty Images)

Ba mối quan tâm lớn

Hiện nay, Pháp có 3 mối quan tâm lớn trong lộ trình hành động chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thứ nhất, Pháp đang tăng cường trợ giúp cho Ấn Độ về quân sự và quốc phòng. Mấy năm gần đây, Pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với các nước có quan niệm giá trị và lợi ích tương đồng như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, New Zealand, Singapore… thông qua hợp tác về vũ khí, tăng cường chia sẻ thông tin, tập trận chung.

Những ví dụ gần đây là Ấn Độ mua 36 máy bay tiêm kích Rafale của Pháp hay việc Tập đoàn Naval Group (Pháp) ký hợp đồng, cung cấp cho Australia 12 tàu ngầm tấn công. Việc triển khai lực lượng hải quân định kỳ của Pháp cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với đối tác. Năm 2019, nhiệm vụ của tàu sân bay Charles de Gaulle là huấn luyện trên không và trên biển cùng Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Australia.

Thứ hai, giương cao ngọn cờ quốc gia ủng hộ kiên định chủ nghĩa đa phương, chuyển hoạt động quân sự và đầu tư quân sự sang nhiều lĩnh vực khác của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Pháp đã tham gia nhiều tổ chức, hoạt động an ninh quân sự, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước Nam Thái Bình Dương năm 2003, Hiệp hội ven biển Ấn Độ Dương năm 2020…

Paris còn liên tục kết nối với các đối tác cùng chí hướng, ví dụ như kết nối với thành viên Bộ tứ, New Zealand…, triển khai huấn luyện trên biển, trên thực tế là đang can dự sâu hơn vào các hoạt động quan hệ đối tác quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Năm 2018, Tổng thống Macron còn khởi xướng “Trục Paris-New Delhi-Canberra” và lần đầu tổ chức đối thoại 3 bên vào tháng 9/2020. Rõ ràng, những hoạt động này của Pháp đều đã phớt lờ các nước lớn khác.

Thứ ba, tích cực khuyến khích châu Âu can dự vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Pháp cho biết việc làm đó sẽ giúp gia tăng sự hiện diện của EU ở khu vực này. Tháng 12/2020, quan hệ hợp tác EU-ASEAN được nâng cấp thành đối tác chiến lược, chứng tỏ Paris đã phát huy vai trò thúc đẩy quan trọng về lập trường chung của EU trong vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Pháp còn cùng với Đức và Hà Lan phát huy vai trò nòng cốt để khởi thảo chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chiến lược này sẽ được thông qua vào cuối tháng 4/2021. Trong Sáng kiến can dự châu Âu, Pháp kiến nghị thiết lập Nhóm công tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với mục đích là thúc đẩy hợp tác thực tế giữa quân đội của 14 nước thành viên hiệp định này.

Ngoài ra, Pháp đang giúp tăng cường sự hiện diện của hải quân châu Âu tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hoạt động rõ ràng nhất là định kỳ tập trung lực lượng của EU sang tuần tra trên biển ở khu vực này.

Năm 2019, tàu của Italy, Bồ Đào Nha và Đan Mạch đã theo nhóm tàu sân bay Charles de Gaulle để thực hiện nhiệm vụ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sắp tới, Pháp và Anh sẽ tăng cường phối hợp triển khai trên biển...

Trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp, cần đánh giá dựa vào hành động thực tế của mỗi nước. “Màn kịch” trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp khiến người ta nhận rõ ý đồ của Pháp, đồng thời cho thấy sự cạnh tranh địa chính trị và chiến lược quốc tế ngày càng gay gắt và khó dự báo.

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ, Pháp 'hợp tác chặt chẽ' ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Ấn Độ-Pháp-Australia họp ba bên, trọng tâm là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhộn nhịp: Hai tàu chiến Pháp cùng Bộ tứ chuẩn bị tập trận lớn ở Vịnh Bengal
Mỹ tập hợp các đơn vị phòng thủ tên lửa ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tiến hành huấn luyện
Máy bay và tàu chiến Ấn Độ tập trận với Mỹ ở Đông Ấn Độ Dương

(theo trang Phương Đông, Trung Quốc)

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Phiên bản di động