Đằng sau thái độ ‘úp mở’ của Nhật Bản về Olympic mùa Đông 2022

Một số nước phương Tây đã tuyên bố sẽ tẩy chay ngoại giao Olympic mùa Đông 2022 tổ chức tại Trung Quốc, song Nhật Bản dường như vẫn còn do dự.
Theo dõi TGVN trên
(12.13) Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chưa công bố lập trường chính thức của Tokyo về tẩy chay Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc đầu năm tới. (Nguồn: AP)
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chưa công bố lập trường chính thức của Tokyo về cử quan chức Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc đầu năm tới. (Nguồn: AP)

Mặc dù Mỹ, Australia, Anh và Canada tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Olympic mùa Đông 2022 tại Trung Quốc vì vấn đề nhân quyền, nhưng Nhật Bản vẫn chưa đưa ra quyết định.

Điều này khiến không ít chính trị gia nước này dần mất kiên nhẫn, đặc biệt là khi họ cho rằng tương phản với thái độ cứng rắn của phương Tây, Tokyo đang tỏ ra ngày một mềm mỏng trước Bắc Kinh. Quan điểm này đang dần phổ biến hơn trong đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Theo đó, ngày càng có nhiều nghị sĩ bảo thủ quan ngại về các hành động được cho là vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh tại Tân Cương và Hong Kong (Trung Quốc), thậm chí hy vọng Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết lên án chính quyền Bắc Kinh ngay trong kỳ họp hiện nay.

Ngày 8/12, 5 nhóm nghị sĩ của LDP và đảng Công minh chuyên xử lý các vấn đề về người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng đã có buổi họp chung, khẳng định mong muốn thông qua nghị quyết của Quốc hội lên án Trung Quốc. Một nhóm nghị sĩ bảo thủ khác đã đề xuất sớm thông qua nghị quyết này để trình Thủ tướng Kishida.

Các nghị sĩ bảo thủ đang đẩy mạnh hoạt động sau khi chứng kiến Mỹ và châu Âu có lập trường ngày càng cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề nhân quyền, trong khi Nhật Bản lại có xu hướng mềm mỏng hơn.

Sau khi chưa thể thông qua nghị quyết về Trung Quốc trong kỳ họp thường niên của Quốc hội đầu năm nay, các nghị sĩ bảo thủ đang thúc đẩy Quốc hội thông qua nghị quyết khác trong kỳ họp hiện nay.

Quan trọng hơn, lập trường ngày một cứng rắn của chính giới bảo thủ tại Nhật Bản với Trung Quốc khiến không ít người đặt câu hỏi về khả năng Nhật Bản tẩy chay ngoại giao Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh.

Tại cuộc họp của một nhóm nghị sĩ bảo thủ ở Quốc hội ngày 8/12, nói về đề xuất này, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách của LDP Sanae Takaichi khẳng định Nhật Bản “cần làm điều đó”.

Phát biểu trên một chương trình truyền hình tối 7/12, cựu Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách của LDP Hakubun Shimomura, nói: “(Trung Quốc) nên tổ chức một lễ hội hòa bình dựa trên tiền đề rằng các quyền cơ bản của con người được đảm bảo”.

Trong khi đó, một số thành viên khác của LDP cho rằng bên cạnh vấn đề nhân quyền, Tokyo nên tẩy chay Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh để phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ông Masahisa Sato, Giám đốc Bộ phận Đối ngoại của LDP, nhấn mạnh: “Sự tham gia của các nguyên thủ và bộ trưởng ở Thế vận hội Bắc Kinh sẽ không gửi đi một thông điệp tốt”.

Không chỉ LDP, một số chính trị gia của phe đối lập cũng kêu gọi Tokyo tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Bắc Kinh. Phát biểu tại phiên họp Hạ viện, Chủ tịch Đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPFP) đối lập Yuichiro Tamaki cho rằng “Nhật Bản cần xem xét tham gia tẩy chay ngoại giao” vì tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, Thủ tướng Kishida vẫn chưa có lập trường rõ ràng về vấn đề này. Điều này khiến ông trở thành mục tiêu chỉ trích của các nghị sĩ có quan điểm cứng rắn. Trước đó, họ từng nghi vấn về việc Thủ tướng Kishida bổ nhiệm ông Yoshimasa Hayashi, người từng đứng đầu Hội Nghị sĩ Hữu nghị Nhật-Trung, làm Ngoại trưởng.

Theo Jiji Press (Nhật Bản), phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội ngày 9/12, Thủ tướng Kishida Fumio chỉ nói Tokyo sẽ có quyết định cuối cùng về Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh sau khi xem xét thích đáng lợi ích quốc gia: “Tôi sẽ quyết định phản ứng của chính phủ Nhật Bản vào thời điểm thích hợp vì lợi ích quốc gia sau khi xem xét một cách toàn diện các nhân tố ngoại giao và các vấn đề khác”.

Sự kiện quốc tế nối bật 6/12-12/12: Tiêu điểm Thượng đỉnh Nga-Mỹ, 'Mặt trận' phương Tây 'tẩy chay ngoại giao' Olympic mùa Đông Bắc Kinh

Sự kiện quốc tế nối bật 6/12-12/12: Tiêu điểm Thượng đỉnh Nga-Mỹ, 'Mặt trận' phương Tây 'tẩy chay ngoại giao' Olympic mùa Đông Bắc Kinh

Thượng đỉnh Nga-Mỹ, Nga-Ấn Độ, Đức có Thủ tướng mới, Phương Tây tạo lập 'mặt trận' tẩy chay Olympic Bắc Kinh mùa Đông... là những ...

Tin thế giới 9/12: Ai quyền lực nhất châu Âu? Điểm bế tắc trong quan hệ Mỹ-Nga; Trung Quốc cảnh báo phương Tây vì tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022

Tin thế giới 9/12: Ai quyền lực nhất châu Âu? Điểm bế tắc trong quan hệ Mỹ-Nga; Trung Quốc cảnh báo phương Tây vì tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022

Quan hệ Nga-Mỹ, tình hình biên giới Ukraine, phương Tây tẩy chay Olympic mùa Đông Bắc Kinh... là những sự kiện quốc tế nổi bật ...

(theo Yomiuri/Jiji Press)

Đọc thêm

Xung đột Nga-Ukraine: Tăng Abrams chuyển giao có thay đổi thế trận?

Xung đột Nga-Ukraine: Tăng Abrams chuyển giao có thay đổi thế trận?

Theo tờ Times của Mỹ, ngày 23/9/2023 lực lượng vũ trang Ukraine đã nhận được lô xe tăng Abrams đầu tiên. Như thông báo của phía Ukraine ngày 19/9, ...
Tháng Chín sôi động và những chuyến đi đa thông điệp

Tháng Chín sôi động và những chuyến đi đa thông điệp

Chương trình dày đặc của Thủ tướng tại LHQ, Mỹ và Brazil, chuỗi hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Bangladesh và Bulgaria mang lại kết quả thực chất...
Tình hình Ukraine: Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, NATO phản đối hòa bình bằng mọi giá

Tình hình Ukraine: Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, NATO phản đối hòa bình bằng mọi giá

Ông Zelensky kêu gọi NATO cấp thêm hệ thống phòng không, Mỹ đào tạo ngôn ngữ cho phi công VSU… là một số tin tức đáng chú ý về tình ...
Chủ tịch nước gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2023

Chủ tịch nước gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2023

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có Thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023.
17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

Israel thông báo mở lại cửa khẩu Erez duy nhất thông với Dải Gaza và cho phép khoảng 17.000 lao động Palestine qua lại làm việc mỗi ngày.
Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh 'Việt Nam là quốc gia đối tác cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc...
Tình hình Ukraine: Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, NATO phản đối hòa bình bằng mọi giá

Tình hình Ukraine: Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, NATO phản đối hòa bình bằng mọi giá

Ông Zelensky kêu gọi NATO cấp thêm hệ thống phòng không, Mỹ đào tạo ngôn ngữ cho phi công VSU… là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

Israel thông báo mở lại cửa khẩu Erez duy nhất thông với Dải Gaza và cho phép khoảng 17.000 lao động Palestine qua lại làm việc mỗi ngày.
Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Các nhà khoa học Nga đã tạo ra công nghệ cho phép đồng thời giám sát vị trí, tình trạng của 500.000 máy bay không người lái trên không.
Điểm tin thế giới sáng 29/9: Nhật-Pháp diễn tập bắn đạn thật, Ukraine đón nhiều khách quý, vụ nổ súng ở Hà Lan

Điểm tin thế giới sáng 29/9: Nhật-Pháp diễn tập bắn đạn thật, Ukraine đón nhiều khách quý, vụ nổ súng ở Hà Lan

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/9.
Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng Philippines dỡ bỏ hàng rào nổi của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp trên là 'bước đi táo bạo'.
Tin thế giới 28/9: Nga nêu điều kiện cho thỏa thuận về Ukraine, nhà máy Fukushima sắp xả thải lần hai

Tin thế giới 28/9: Nga nêu điều kiện cho thỏa thuận về Ukraine, nhà máy Fukushima sắp xả thải lần hai

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Anh thăm Ukraine, Đại sứ Trung Quốc kêu gọi Mỹ sớm hành động… là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Israel sang trang mới

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Israel sang trang mới

Hai động thái gần đây cho thấy quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Israel đang ấm lên sau năm năm lạnh lẽo.
Đằng sau thảm họa tại Libya

Đằng sau thảm họa tại Libya

Bão Daniel với cường độ chưa từng có gây vỡ đập trên sông Wadi Derna ở miền Đông Libya mang đến thảm họa chưa từng có ở nơi đây.
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Nga: Chuyến công du nhiều hàm ý

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Nga: Chuyến công du nhiều hàm ý

Việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Nga ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt với quan hệ song phương trong bối cảnh hiện nay.
Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Lợi cả đôi bên

Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Lợi cả đôi bên

Cuộc gặp thượng đỉnh ngày 4/9 tại Sochi giữa lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía.
Ba điểm nhấn từ làn sóng đảo chính tại châu Phi

Ba điểm nhấn từ làn sóng đảo chính tại châu Phi

Ít lâu sau cuộc đảo chính tại Niger, cộng đồng quốc tế chứng kiến một cuộc đảo chính khác. Địa điểm cách đó không xa - Gabon.
BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?

BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) vừa diễn ra ở Nam Phi được quan tâm đặc biệt bởi tác động của nó đến cục diện toàn cầu.
Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh 'Việt Nam là quốc gia đối tác cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc...
Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ cuối]

Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ cuối]

Chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam của Lãnh tụ Cuba Fidel đã gói gọn tất cả tình cảm hữu nghị, đoàn kết chiến đấu của Cuba đối với miền Nam Việt Nam.
Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Fidel Castro đã lên tiếng gần 100 lần trên khắp thế giới trong 42 năm từ 1964 đến 2005 để ủng hộ Việt Nam.
Một năm vụ nổ đường ống Nord Stream: Bí mật có được vén màn?

Một năm vụ nổ đường ống Nord Stream: Bí mật có được vén màn?

Một năm sau vụ nổ phá vỡ đường ống Nord Stream cắt đứt tuyến xuất khẩu khí đốt chính của Nga sang châu Âu nhưng thủ phạm vẫn chưa lộ mặt.
Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc định hình tầm nhìn, nguyên tắc hợp tác và những định hướng trọng tâm của Seoul ở khu vực.
Pháo tự hành ‘sát thủ’ của lực lượng đổ bộ đường không Nga xuất hiện ở Ukraine?

Pháo tự hành ‘sát thủ’ của lực lượng đổ bộ đường không Nga xuất hiện ở Ukraine?

Loại pháo tự hành này của Nga được cho là có khả năng tiêu diệt tất cả các loại xe tăng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Phiên bản di động