Danh nhân tuổi Nhâm Dần trong sử Việt

Trần Trung Hiếu
Dân tộc Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, có nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Đó là công lao tạo dựng của những con người Việt Nam, những nhân vật lịch sử cụ thể.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những nhân vật lịch sử được trang trọng ghi tên vào sử sách là những người đã góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giành và giữ vững nền độc lập dân tộc, đưa đất nước tiến lên, được nhân dân quý trọng, đời đời tôn kính.

Xin được chấm phá ít dòng về một số danh nhân tuổi Nhâm Dần nổi tiếng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phan Huy Chú (1782-1840)

Danh sỹ triều Nguyễn, nhà bác học, nhà thơ quê huyện Thạch Hà (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai thứ ba của Phan Huy Ích, một danh sỹ thời hậu Lê và Tây Sơn.

Thuở nhỏ, ông đã nối tiếng ham học và học giỏi, đỗ Tú tài. Năm 1821, vua Minh Mạng triệu ông vào kinh, làm biên tu ở Viện hàn lâm. Năm 1824, ông được cử sang Phó sứ nhà Thanh. Năm 1828, làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên rồi thăng Hiệp trấn Quảng Nam. Năm 1830, lại giữ chức Phó sứ sang nhà Thanh. Năm 1832, đi Indonesia rồi chuyển về làm việc ở Bộ Công năm 1833.

Sau một thời gian ông chán cảnh quan trường, xin từ quan về làm nghề dạy học, viết sách.

Cống hiến chủ yếu của Phan Huy Chú là công trình biên khảo bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” gồm 49 quyển được ông biên soạn liên tục từ năm 1809 đến năm 1819. Đó là kết quả của những năm miệt mài nghiên cứu với tấm lòng yêu mến đất nước và văn hóa dân tộc, với mong muốn tổng kết lịch sử giúp đời. “Lịch triều hiến chương loại chí” có dung lượng lớn, là một kho tài liệu sử học rất phong phú, chính xác và được phân loại, hệ thống; là công trình nghiên cứu tiêu biểu đánh dấu thành tựu khoa học của nước ta đầu thế kỷ XIX.

Đinh Công Tráng (1842-1887)

Nhà yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, một trong những thủ lĩnh của khởi nghĩa Ba Đình (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp. Ông vốn là Chánh tổng, khi quân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ hai (1882) chiến đấu trong đội quân của Hoàng Tá Viêm và tham gia trận Cầu Giấy ngày 19/5/1883. Năm 1886, ông vào Thanh Hóa tiếp tục chống Pháp cùng với Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt... để xây dựng cứ điểm Ba Đình thành căn cứ địa kháng chiến ở phía Bắc xứ Thanh. Ông trở thành người chỉ huy quân sự chính của căn cứ, đánh bại hai đợt tấn công quy mô lớn của Pháp ngày 18/12/1886 và ngày 6/1/1887, Ông đã chỉ huy quân chủ động phản công phá vòng vây của địch đêm ngày 20, rạng ngày 21/1/1887 rồi rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao.

Ngày 7/9/1887, ông hy sinh khi đang chiến đấu tại Tang Yên, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Căn cứ địa Ba Đình của Đinh Công Tráng sau này được đặt tên cho một quảng trường nổi tiếng bên cạnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Quảng trường Ba Đình.

Hà Huy Tập (1902-1941)

Nhà hoạt động cộng sản nổi tiếng của Việt Nam, quê ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Tiểu học ở Huế, dạy ở Nha Trang. Năm 1925, tham gia tổ chức Hội Phục Việt và đến giữa năm 1926, ông bị trục xuất khỏi Nha Trang và chuyển về dạy Tiểu học ở Vinh, rồi bị sa thải vì tham gia Hội Phục Việt.

Cuối năm 1928, ông được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để bàn về việc hợp nhất Hội Tân Việt với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chuyển sang hoạt động ở Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Năm 1929, sang Liên Xô học Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Đầu năm 1934, ông về Ma Cao (Trung Quốc) tham gia chỉ huy Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tháng 3/1935, ông được cử làm Bí thư Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng, trực tiếp chủ trì Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Ma Cao. Đại hội đã thông qua các nghị quyết, bầu ra BCH Trung ương, ông được bầu là Tổng Bí thư.

Tháng 7/1936, ông cùng với Lê Hồng Phong (Ủy viên BCH Quốc tế Cộng sản) triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bổ sung nghị quyết của Trung ương Đảng, chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi hơn nữa và thay đổi các hình thức đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới.

Ngày 14/7/1938, do có chỉ điểm, mật thám Pháp đã bắt ông tại Sài Gòn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Pháp buộc ông “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa này” và xử tử hình. Trước tòa án thực dân, ông khảng khái tuyên bố “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động”. Ngày 26/8/1941, ông bị xử bắn tại Hóc Môn (Gia Định) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu...

Lê Hồng Phong (1902-1942)

Nhà hoạt động nổi tiếng và là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935-5/1936), quê ở xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Đầu năm 1923, ông sang Xiêm (Thái Lan), sau đó đến Trung Quốc để liên lạc với cách mạng, cùng với một số thanh niên yêu nước thành lập tổ chức “Tâm tâm xã”. Ông đã gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, tham dự các lớp huấn luyện chính trị và học Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Năm 1926, ông sang Liên Xô học Trường hàng không ở Leningrad, trở thành sỹ quan của Hồng quân Liên Xô với quân hàm Trung tá.

Năm 1928, ông vào học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tại Moscow. Đầu năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do ông làm Trưởng ban. Tháng 7/1935, ông là Trưởng đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, được bầu vào Ủy viên BCH Quốc tế Cộng sản.

Tháng 3/1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Ma Cao (Trung Quốc), ông được bầu làm Tổng Bí thư. Đầu năm 1936, ông về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng, cùng với Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị BCH Trung ương lần thứ VII (7/1936). Tháng 11/1937, ông về Sài Gòn cùng BCH Trung ương lãnh đạo phong trào cách mạng. Lúc này vợ ông là Nguyễn Thị Minh Khai đang làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Tháng 6/1939, ông bị Pháp bắt và đến tháng 9/1939, bị Pháp bắt lần thứ hai, đày ra Côn Đảo.

Ở Côn Đảo, biết ông là một nhân vật quan trọng của Đảng, Pháp tìm cách giết hại ông, tra tấn dã man và nhốt trong hầm tối. Một thời gian, ông bị kiết lị nặng, sức khỏe suy kiệt và mất tại nhà tù Côn Đảo ngày 6/9/1942.

Phan Đăng Lưu (1902-1941)

Nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quê ở xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Năm 1928, ông tham gia xuất bản tác phẩm Quan hải trùng thư tại Huế, được bầu làm Ủy viên Thường vụ của Tổng bộ Đảng Tân Việt. Cuối năm 1928, ông là đại diện Đảng Tân Việt sang Quảng Châu để bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Tháng 9/1929, ông bị bắt tại Hải Phòng, bị kết án tù khổ sai và bị đày ở Buôn Ma Thuột. Ra tù năm 1936, tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận dân chủ ở Huế. Tháng 11/1939, ông được bầu là Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, phân công chỉ đạo phong trào Nam kỳ.

Tháng 7/1940, Xứ ủy Nam kỳ họp đề ra chủ trương khởi nghĩa. Ông khuyên Xứ ủy hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương. Sau đó, ông dự Hội nghị Trung ương lần thứ VII và được chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Rời hội nghị, trên đường vào Nam để truyền đạt chỉ thị của Trung ương thì bị mật thám Phát bắt, kết án tử hình, bị bắn ở Hóc Môn (Gia Định) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần.

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức đón Tết Nhâm Dần 2022

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức đón Tết Nhâm Dần 2022

Ngày 27/1 (25 tháng Chạp), Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp long trọng tổ chức chương trình đón Tết cổ truyền theo hình thức ...

Thông điệp 'hy vọng' nhân dịp Tết Nhâm Dần của các Đại sứ nhóm G4

Thông điệp 'hy vọng' nhân dịp Tết Nhâm Dần của các Đại sứ nhóm G4

Nhân dịp Tết Nhâm Dần, Đại sứ các nước New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ (nhóm G4) đã cùng tổ chức Hope Box ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội mong muốn cộng đồng người Việt tại Campuchia luôn phát huy tinh thần đoàn kết

Chủ tịch Quốc hội mong muốn cộng đồng người Việt tại Campuchia luôn phát huy tinh thần đoàn kết

Chiều 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Ngày 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển ngành điện hạt nhân ổn định

Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển ngành điện hạt nhân ổn định

Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc ngày 22/11 tổ chức Hội nghị tổng kết nhóm chuyên trách về xây dựng lộ trình phát triển điện hạt ...
'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình 'Sức mạnh Nhân đạo' 2024.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm nâng tầm quan hệ Việt Nam-Malaysia, chia sẻ tầm nhìn về Cộng đồng ASEAN

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm nâng tầm quan hệ Việt Nam-Malaysia, chia sẻ tầm nhìn về Cộng đồng ASEAN

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời về kết quả chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 23/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Tối 23/11, diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Phiên bản di động