📞

Đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi: sau Ba Mùa, ấp ủ dự án Em bé Napalm

Tuệ Minh 10:09 | 29/08/2024
Đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi mô tả những thăng trầm khi đưa bộ phim Three Seasons năm 1999 được vinh danh tại Sundance trở lại và dự án sắp tới của anh về 'Em bé Napalm'.
Ba Mùi là bộ phim đầu tay của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bui. Ảnh: Hopper Stone.

Mắc kẹt trong cơn mưa rào gần đây của Trung Quốc, Tony Bùi - đạo diễn phim, biên kịch và nhà sản xuất, thấy mình lạc lõng giữa một Bắc Kinh xa lạ và hỗn loạn.

“Đây là lần đầu tiên tôi đến đây,” anh ấy nói qua Zoom, gần hai giờ sau cuộc hẹn đã định, “và thật không may là tôi sử dụng được ngôn ngữ bản địa. Tôi mắc kẹt: đi nhầm xe buýt, mọi thứ từ giày, tất... đều ước sũng. Tôi đã cố gắng bắt một chiếc taxi; những không được, kể cả gọi tổng đài: Didi, dịch vụ ở Bắc Kinh, không hiệu quả lắm. Và trong cơn bão, cũng không có xe nào đến. Vì vậy, tôi đã hỏi thăm và một người bán hàng chỉ cho tôi đường tàu điện ngầm. Nhưng tàu điện ngầm đông nghẹt vì ai cũng cố gắng di chuyển. Vì vậy, tôi thậm chí không thể vào được…”

Tuy nhiên, sự kiên trì của đạo diễn này cuối cùng đã được đền đáp khi anh hiện diện tại tại Hiệp hội châu Á ở Hong Kong (Trung Quốc), nơi anh điều hành một buổi nói chuyện có sự tham gia của nhà làm phim Derek Tsang Kwok-cheung .

“Địa điểm đẹp, khán phòng chật kính, họ đang chiếu phim Ba Mùa (Three Seasons) của tôi” Tony Bùi chia sẻ.

Tony Bui đang thực hiện một loạt chuyến thăm đến các thành phố trong khu vực, bao gồm cả Hong Kong (Trung Quốc), do Viện Đông Á Weatherhead tại Đại học Columbia ở New York, nơi anh là nghệ sĩ lưu trú, tổ chức.

Tony Bùi, 50 tuổi, sinh ra tại Tp HCM (Việt Nam). Bộ phim Ba Mùa (1999) lấy bối cảnh cuối những năm 1990 và có sự tham gia của Harvey Keitel, là bộ phim truyện đầu tay của anh và đã nhận được Giải thưởng của Ban giám khảo, Giải thưởng của Khán giả và Giải Quay phim xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Sundance.

Chuyến đi của Tony Bùi bắt đầu từ miền Bắc Việt Nam - Hà Nội với ba nhà làm phim hàng đầu của thủ đô'. Sau đó, anh đã đến Tp. HCM và tổ chức một buổi nói chuyện với năm người nữa. Điểm tiếp theo là New York nơi phim Ba Mùa sẽ được trình chiếu tại Trung tâm Lincoln. Tiếp đến, Tony Bùi sẽ đến Singapore để tiếp tục chuyến lưu diễn, nói chuyện với các nhà làm phim Anthony Chen, Nicole Midori Woodford và Jeremy Chua. Từ Singapore, anh sẽ điều phối buổi nói chuyện ở Hong Kong.

Tony Bui cho biết anh rất vui khi Ba Mùa được "tái xuất" dưới một định dạng mới. "Thật tuyệt khi có sự quan tâm mới đối với bộ phim, gần đây phim đã được khôi phục thành [độ nét cao] 4K. Trông thật tuyệt vời".

“Sundance đã kỷ niệm 40 năm thành lập vào tháng 1 năm nay – và Ba Mùa đã được chọn là một phần của buổi giới thiệu kỷ niệm. Đó là một vinh dự lớn. Nhưng tôi không có phiên bản kỹ thuật số, nó chỉ tồn tại trên phim nhựa. Vì vậy, tôi phải điên cuồng tìm cách khôi phục nó,” anh nói. “Tôi đã không xem nó trong 15 năm và không biết phim âm bản ở đâu. Chúng tôi đã gọi đến phòng thí nghiệm – và họ đã làm mất nó. Sau khoảng sáu tuần tìm kiếm, chúng tôi đã tìm thấy phần âm thanh và hoàn thành một tuần trước khi Sundance bắt đầu.”

Sống ở Sunnyvale và Palo Alto, California, từ năm hai tuổi những quê hương Việt Nam luôn chi phối phần lớn các tác phẩm của Bui. Bộ phim đầu tiên của anh, phim ngắn thành công năm 1995, Yellow Lotus, được quay tại Việt Nam, là tiền thân của Ba Mùa. Đến năm 2001 và bộ phim truyện Green Dragon, do Bui viết kịch bản và do anh trai của anh, Timothy Linh Bui, đạo diễn, anh đã làm việc với Forest Whitaker và Patrick Swayze.

Việt Nam chính là nơi Bùi hướng đến cho dự án tiếp, dựa trên bức ảnh chiến tranh Em bé Napalm năm 1972. “Mọi người đều biết bức ảnh đó,” Bui nói, “nhưng khi tôi gặp nhiếp ảnh gia Nick Ut và hỏi anh ấy về những gì đã xảy ra ngày hôm đó theo góc nhìn của anh ấy. Anh ấy bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện và tôi nhận ra rằng có một bộ phim đáng kinh ngạc ở đó".

“Việc có được bản quyền từ anh ấy là chất xúc tác. Sau đó, tôi liên lạc với Kim Phúc, cô bé trong bức ảnh và Kim Phúc rất thích ý tưởng mà tôi đang cố gắng thực hiện.

“Phim của tôi bao gồm 24 giờ sau khi bức ảnh được chụp – đó là một điều bất ngờ, một điều mà không ai biết. Bức ảnh là điểm nhấn, nhưng bộ phim thực sự nói về một điều gì đó lớn hơn nhiều", Tony Bùi chia sẻ.

(Theo SCMP)