Dấu ấn Việt Nam

TS. Nguyễn Minh Phong
Việc thực hiện nhất quán đường lối chính trị đối ngoại đã và đang cho phép Việt Nam gặt hái những thành công quan trọng có ý nghĩa lịch sử không chỉ về ngoại giao mà còn về kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam hiện thuộc Top 20 thế giới về thị trường mới nổi và quy mô thương mại. (Nguồn: Pexels)
Việt Nam hiện thuộc Top 20 thế giới về thị trường mới nổi và quy mô thương mại. (Nguồn: Pexels)

Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, trên hành trình đổi mới, hội nhập và phát triển, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua khó khăn, thiết lập quan hệ chính thức và tích cực với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

Quan hệ ngoại giao ngày càng đa dạng và toàn diện

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới (năm 1975 đến nay), Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng phá thế bao vây, cấm vận, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế đất nước, thu hút nguồn lực phục vụ phát triển.

Việc Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm 1977 có ý nghĩa chính trị và pháp lý quan trọng, khẳng định vị trí đầy đủ của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất trên trường quốc tế. Nỗ lực đa phương của Việt Nam trong thúc đẩy đối thoại với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, từ năm 1985) và Hội nghị quốc tế Paris (năm 1991) để giải quyết vấn đề Campuchia đã tạo đột phá, góp phần khai thông quan hệ của Việt Nam với các nước, nhất là các nước lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế, khu vực.

Nếu việc gia nhập ASEAN (năm 1995) đánh dấu tiến trình hội nhập khu vực của đất nước thì việc gia nhập WTO sau gần 12 năm đàm phán là dấu mốc của nền kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới ở quy mô toàn cầu.

Đến nay, từ một quốc gia bị bao vây, cô lập, Việt Nam đã là thành viên của hầu hết cơ chế hợp tác, liên kết đa phương từ cấp độ toàn cầu (Liên hợp quốc, WTO, WB, IMF), liên khu vực (Diễn đàn Hợp tác Á - Âu, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương…) đến khu vực (ASEAN, Ngân hàng Phát triển châu Á…), sở hữu một mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA) với hầu hết trung tâm kinh tế - thương mại hàng đầu thế giới.

Cùng với quá trình đó, từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, chỉ sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã trở thành một “đầu tàu” tăng trưởng của khu vực châu Á, quốc gia đang phát triển năng động, đứng thứ 35 trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tính đến hết quý I/2025, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia (so với 11 nước năm 1954); có quan hệ kinh tế và thương mại với khoảng 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 34 quốc gia, gồm toàn bộ các nước là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và các nền kinh tế Nhóm G7.

Việt Nam tham gia mạng lưới hơn 500 hiệp định song phương và đa phương, trong đó có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với hơn 60 quốc gia và nền kinh tế lớn, bao quát trên 50-60% GDP và thương mại toàn cầu; hơn 70 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường…

Kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển sâu rộng

Việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao vị thế đất nước, vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Đường lối đó đã và đang giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử không chỉ trong lĩnh vực đối ngoại mà cả về kinh tế.

Việt Nam hiện thuộc top 20 thế giới về thị trường mới nổi và quy mô thương mại, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước cả năm 2024 khoảng 807,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, tăng 15% so với năm trước và vượt 2,5 lần so với mục tiêu kế hoạch Chính phủ giao, trong đó xuất khẩu trên 400 tỷ USD, tăng 14,4% và nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ chín liên tiếp và ở mức cao gần 25 tỷ USD. Việt Nam thuộc top năm nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dệt may, da giày, gạo, cà phê, tiêu, điều, cao su... Năm 2024, Việt Nam có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việt Nam cũng lọt nhóm 15 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI, với lũy kế đến hết năm 2024 có hơn 40,8 nghìn dự án đang hoạt động, tổng số vốn đăng ký khoảng 487 tỷ USD; đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng và tham gia nhiều chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) coi Việt Nam là cơ sở sản xuất nước ngoài lớn nhất của mình. Chính phủ Việt Nam và tập đoàn công nghệ NVIDIA ký kết hợp tác thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển và Trung tâm Dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt lịch sử đối với Việt Nam, kỳ vọng đưa nước ta trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển AI hàng đầu châu Á.

Việt Nam cũng là điểm sáng trong bức tranh du lịch quốc tế: Tiềm năng tài nguyên du lịch đứng thứ 25 trên thế giới, với nhiều di sản vật thể và phi vật thể được công nhận. Tháng 5/2024, tạp chí Travel+Leisure (Mỹ) công bố lựa chọn Việt Nam là một trong tám quốc gia đáng sống có chi phí phải chăng dành cho người về hưu.

Hiện Việt Nam đã phục hồi và đạt mức tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19, nhất là các chỉ số về sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu. Quy mô nền kinh tế đứng thứ 35 thế giới; bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát tốt và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới tiếp tục duy trì tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với triển vọng “ổn định”.

Theo WB, Việt Nam được đánh giá là ngôi sao kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người hằng năm là 5,3% trong 30 năm (1990-2021), nhanh hơn bất cứ nền kinh tế nào trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Theo IMF, Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 với dự báo tăng trưởng 6,4% từ năm 2024 đến 2029 và sẽ trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đặt đất nước vào hàng ngũ nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập niên qua về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), thuộc nhóm các nền kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất. Việt Nam không ngừng cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) và nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế quan trọng khác như chỉ số nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu, chỉ số nước đáng sống nhất thế giới, chỉ số các nước an toàn nhất, chỉ số quốc gia hạnh phúc, chỉ số Xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư, chỉ số các nước “tốt nhất thế giới”…

Đặc biệt, từ năm 2021, Việt Nam chính thức được xếp vào nhóm các nền kinh tế có “tự do trung bình”, với điểm tổng thể 61,7, là nền kinh tế tự do đứng thứ 17/40 ở châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 90/184 trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế 2021 của Heritage Foundation (Mỹ). Theo Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2024 tăng 11 bậc, đứng thứ 54/143.

Việt Nam luôn theo dõi sát tình hình thế giới, phản ứng chính sách phù hợp, ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực, sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, thị trường vốn; tiếp tục cải cách để tăng năng suất, duy trì tăng trưởng lâu dài, bền vững và kiểm soát tốt các rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư…; thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong những thập niên tới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả…; tập trung thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, các ngành, lĩnh vực mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp công nghệ cao… và các mô hình kinh tế mới như trung tâm tài chính quốc tế, khu vực, khu thương mại tự do… tại một số địa phương.

Cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tạo hứng khởi và niềm tin cho doanh nghiệp, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, vừa là giải pháp tạo động lực và cơ hội thể chế quan trọng để Việt Nam tiếp tục phát triển quan hệ ngoại giao và vững bước trong kỷ nguyên vươn mình.

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của ...

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư: Dấu ấn Việt Nam trong hành trình cùng thế giới kiến tạo tương lai xanh

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư: Dấu ấn Việt Nam trong hành trình cùng thế giới kiến tạo tương lai xanh

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư (diễn ra từ ngày 14-17/4) ...

Đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Vai trò tiên phong, cùng với quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên

Đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Vai trò tiên phong, cùng với quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên

"Ngoại giao trong kỷ nguyên mới phải là một nền ngoại giao toàn diện. Vai trò tiên phong của ngoại giao, cùng với quốc phòng, ...

Đối ngoại tiên phong, kiến tạo cơ hội mới cho các đột phá chiến lược của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đối ngoại tiên phong, kiến tạo cơ hội mới cho các đột phá chiến lược của đất nước trong kỷ nguyên mới

Ngày 7/3, tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học ...

Thông điệp Việt Nam chủ động, tự cường

Thông điệp Việt Nam chủ động, tự cường

Đây là thời điểm Việt Nam phải tái định vị vai trò của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/6/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 6 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/6/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 6 năm 2025

Lịch âm 20/6. Lịch âm hôm nay 20/6/2025? Âm lịch hôm nay 20/6. Lịch vạn niên 20/6/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/6/2025: Tuổi Tỵ tài chính cần minh bạch

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/6/2025: Tuổi Tỵ tài chính cần minh bạch

Xem tử vi 20/6 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/6/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Qua 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, bóng dáng những người phụ nữ làm báo luôn hiện diện âm thầm, bền bỉ, nhưng chưa thực sự được chú ...
Công tác đối ngoại đảng tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên các mặt, đạt nhiều kết quả nổi bật

Công tác đối ngoại đảng tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên các mặt, đạt nhiều kết quả nổi bật

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cường chủ trì cuộc giao ban công tác đối ngoại đảng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 28

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 28

Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, để vượt qua các thách thức toàn cầu nhằm phát triển bền vững các nước cần phát huy các giá trị chung.
Đại tướng Phan Văn Giang: Sẽ mời một số nước bạn tham gia diễu binh 2/9

Đại tướng Phan Văn Giang: Sẽ mời một số nước bạn tham gia diễu binh 2/9

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng thông tin trong buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 20/6/2025: Giá vàng kịch tính, tiềm ẩn nhiều bất ngờ; đồng USD đang thất thế trước ‘thế lực này’

Giá vàng hôm nay 20/6/2025: Giá vàng kịch tính, tiềm ẩn nhiều bất ngờ; đồng USD đang thất thế trước ‘thế lực này’

Giá vàng hôm nay 20/6/2025: Giá vàng kịch tính, khắc nghiệt như xung đột Israel-Iran; đồng USD đang thất thế trước ‘thế lực này’...
SPIEF 2025: 'Davos của Tổng thống Putin' rộn ràng đón khách quý, danh tiếng kinh tế Nga vẫn dư sức tạo nên bất ngờ

SPIEF 2025: 'Davos của Tổng thống Putin' rộn ràng đón khách quý, danh tiếng kinh tế Nga vẫn dư sức tạo nên bất ngờ

SPIEF 2025 - 'Davos của Tổng thống Putin' không chỉ có sự hiện diện của các đồng minh truyền thống, sức hút của kinh tế Nga còn cho thấy nhiều bất ngờ.
Từng phục hồi đáng ngạc nhiên sau giao tranh cùng Hamas, kinh tế Israel có đủ sức vượt qua xung đột với Iran?

Từng phục hồi đáng ngạc nhiên sau giao tranh cùng Hamas, kinh tế Israel có đủ sức vượt qua xung đột với Iran?

Với việc phải chiến đấu trên ít nhất hai "mặt trận" trong gần ba năm qua, tình hình kinh tế Israel đang căng thẳng
Gói trừng phạt Nga của EU bất ngờ 'vấp đá tảng', Tổng thống Trump nói chưa sẵn sàng, đang chờ đợi một điều

Gói trừng phạt Nga của EU bất ngờ 'vấp đá tảng', Tổng thống Trump nói chưa sẵn sàng, đang chờ đợi một điều

Ngày 18/6, TASS đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối kế hoạch hạ giá trần dầu Nga từ 60 USD xuống còn 45 USD/thùng của EU.
Giá vàng hôm nay 19/6/2025: Giá vàng 'bám sát' xung đột Israel-Iran, có thể giảm trong 6 tháng, NHNN lên tiếng về chênh lệch giá SJC

Giá vàng hôm nay 19/6/2025: Giá vàng 'bám sát' xung đột Israel-Iran, có thể giảm trong 6 tháng, NHNN lên tiếng về chênh lệch giá SJC

Giá vàng hôm nay 19/6/2025 giằng co khi nhà đầu tư theo dõi sát sao những diễn biến xung quanh cuộc xung đột Israel-Iran.
'Thành trì' an toàn của đồng USD, trái phiếu kho bạc Mỹ lung lay, một mặt hàng đoạt 'vương miện', vượt cả EUR

'Thành trì' an toàn của đồng USD, trái phiếu kho bạc Mỹ lung lay, một mặt hàng đoạt 'vương miện', vượt cả EUR

Vượt đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ, vàng đã giành được 'vương miện' trong năm nay, khi trở thành nơi trú ẩn an toàn với nhà đầu tư.
Bắc Ninh có 11 dự án, hoàn thành 5.668 căn nhà ở xã hội

Bắc Ninh có 11 dự án, hoàn thành 5.668 căn nhà ở xã hội

Tính đến tháng 6/2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có 11 dự án, hoàn thành 5.668 căn, đáp ứng khoảng 50% theo chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.
Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh: Mở không gian phát triển kinh tế mới, tạo động lực và lan tỏa

Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh: Mở không gian phát triển kinh tế mới, tạo động lực và lan tỏa

Sáng 10/6, tiếp phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh.
Tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới

Tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới

Thị trường bất động sản đang trải qua những thay đổi mang tính bước ngoặt từ chính sách pháp luật, tình hình kinh tế vĩ mô và nhu cầu thực tế của xã hộị...
Quốc hội 'chốt' nhiều thay đổi quan trọng về điều kiện được mua, thuê nhà ở xã hội

Quốc hội 'chốt' nhiều thay đổi quan trọng về điều kiện được mua, thuê nhà ở xã hội

Chiều 29/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Thu nhập của nhân viên môi giới bất động sản là bao nhiêu?

Thu nhập của nhân viên môi giới bất động sản là bao nhiêu?

Mức thu nhập của nhân viên môi giới bất động sản là bao nhiêu? Yếu tố nào quyết định thu nhập trong nghề này? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết sau.
Bộ Tài chính nghiên cứu 2 phương án tính thuế chuyển nhượng bất động sản

Bộ Tài chính nghiên cứu 2 phương án tính thuế chuyển nhượng bất động sản

Bộ Tài chính đang nghiên cứu phương án lựa chọn áp dụng giữa 2 phương pháp tính thuế, phụ thuộc vào thông tin về giao dịch chuyển nhượng bất động sản.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/6: USD tăng nổi bật, đồn đoán về lãi suất chưa ngã ngũ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/6: USD tăng nổi bật, đồn đoán về lãi suất chưa ngã ngũ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/6 tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, nhưng vẫn yếu hơn so với đồng Yen Nhật.
Được đánh giá 5 sao, sản phẩm vay vốn tín chấp dựa trên dữ liệu của MB Bank thắng lớn tại Sao Khuê 2025

Được đánh giá 5 sao, sản phẩm vay vốn tín chấp dựa trên dữ liệu của MB Bank thắng lớn tại Sao Khuê 2025

Ngân hàng số dành cho doanh nghiệp BIZ MBBank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025 với 03 đề cử, trong đó Đề cử “Tự động hoá Toàn trình Sản phẩm Tín chấp ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/6: USD bất ngờ bật tăng, thị trường 'phủ bóng' rủi ro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/6: USD bất ngờ bật tăng, thị trường 'phủ bóng' rủi ro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/6 tăng giá nhờ kỳ vọng Fed sẽ không vội vàng can thiệp vào lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/6: Nhà đầu tư đã quay lại mua đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/6: Nhà đầu tư đã quay lại mua đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/6 ghi nhận đồng USD đã mạnh lên so với các đồng tiền trú ẩn an toàn như Yen Nhật và Franc Thụy Sỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/6: USD đã mất giá hơn 8,6%, hướng đến tuần giảm thứ hai

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/6: USD đã mất giá hơn 8,6%, hướng đến tuần giảm thứ hai

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/6 ghi nhận đồng USD đã trải qua những biến động đáng chú ý do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố.
Thương hiệu quốc gia ngành gia dụng Sunhouse đặt mục tiêu xuất khẩu 3.000 tỷ đồng năm 2025

Thương hiệu quốc gia ngành gia dụng Sunhouse đặt mục tiêu xuất khẩu 3.000 tỷ đồng năm 2025

Đây là mục tiêu đã được ông Lê Tùng, Giám đốc chiến lược Tập đoàn Sunhouse chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo chí nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn vào ngày ...
Phiên bản di động