Ảnh minh họa. |
Đau đầu và chóng mặt
Đau đầu, đau nửa đầu là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu như căng thẳng (chiếm 90% trong các nguyên nhân), do cao huyết áp, viêm xoang, xuất huyết dưới nhện (subarachnoid hemorrhage), hay đau do liên quan đến nhiều bệnh lý thần kinh nghiêm trọng.
Mặc dù chứng đau đầu phổ biến hơn ở người cao tuổi nhưng cũng không loại trừ lứa tuổi trung niên và thanh niên nếu những cơn đau đầu diễn ra thường xuyên, không dữ dội mà âm ỉ khắp cả vùng đầu, thuốc giảm đau ít có tác dụng. Nếu có kèm theo chứng chóng mặt thì rất có thể bạn đã bị mắc chứng rối loạn tuần hoàn não hoặc thiếu máu mãn tính.
Đau đầu còn là một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư não, đặc biệt là chúng chỉ xuất hiện trong giai đoạn cuối của bệnh. Nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như đau đầu thường xuyên, dữ dội hoặc sức khoẻ nhanh chóng xấu đi... thì cần sớm đến trung tâm y tế để có những can thiệp kịp thời.
Đãng trí
Đãng trí - còn gọi là chứng hay quên, là thuật ngữ chỉ hiện tượng con người bỗng dưng kém trí nhớ hoặc không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Nhiều người cho rằng, tính hay quên, đãng trí là những triệu chứng hoàn toàn bình thường, đặc biệt là khi về già. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, triệu chứng thần kinh này không còn là "độc quyền" của tuổi già nữa.
Theo các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần, đãng trí xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do dùng thuốc, lạm dụng chất kích thích, thiếu chất, thiếu ngủ, trầm cảm, chấn thương, đột quỵ...
Ban đầu, đãng trí, hay quên chỉ là chứng bệnh về tâm lý. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những cơn động kinh với mức độ tăng dần đẩy người bệnh tới giới hạn của bệnh tâm thần.
Nôn mửa và thiếu tỉnh táo
Nhiều người nghĩ rằng chứng buồn nôn không có nhiều liên hệ đối với sức khoẻ trí não mà nó gần hơn với rối loạn của hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, khi những cơn buồn nôn xuất hiện trong bối cảnh cơ thể yếu, đầu óc thiếu tỉnh táo và năng lực thị giác kém bất thường... thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Triệu chứng nôn mửa, thiếu tỉnh táo có thể là dấu hiệu của tình trạng suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, chấn thương não, suy tim, đột quỵ hoặc nghiêm trọng hơn, đó có thể là sự phát tác của một khối u ác tính nào đó trong não bạn...
Chán nản và bi quan
Nếu đây là dấu hiệu ít hoặc chưa từng xuất hiện trước kia nhưng nay lại trở nên thường xuyên hơn thì bạn nên sử dụng phương pháp loại trừ các nguyên nhân. Chẳng hạn, nếu giai đoạn này, bạn gặp nhiều áp lực trong cuộc sống thì rất có thể bạn bị sang chấn tâm lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài với cấp độ nặng hơn thì có nhiều khả năng những cơn sang chấn tâm lý của bạn đã đẩy tình trạng bệnh tiến thêm một bước khác, đó là trầm cảm.
Dấu hiệu dễ thấy của tình trạng này là bạn thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon, dễ thức giấc, cơ thể mệt mỏi, chán ăn và mất hết mọi sự thích thú đối với các vấn đề trong cuộc sống. Bạn cũng không thể tập trung vào việc gì và dễ cáu giận vô cớ.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy chia sẻ với người thân hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý để có biện pháp giải toả kịp thời, trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Bảo vệ sức khoẻ trí não
Chế độ ăn uống và vận động thể chất phù hợp là những yếu tố góp phần bảo vệ sức khoẻ trí não và ngăn ngừa những chứng bệnh đối với cơ quan thần kinh quan trọng này. Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra những "chất béo thông minh" như cholin và phosphatidylserine (PS)… là dưỡng chất rất tốt cho não bộ, có nhiều trong đậu nành. Có tới trên 30 nghiên cứu lâm sàng cho thấy dưỡng chất Acti-SPS (Soy Phosphatidylserine) có tác dụng hỗ trợ chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng.
Ngoài ra, những dưỡng chất khác có trong các loại cá béo như cá basa, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích.... hay các loại hải sản, trứng, các loại hạt đậu... rất tốt cho não bộ bởi có chứa những vi chất như omega 3, kẽm, vitamin nhóm B, D, E…
Minh Anh (tổng hợp)