Nhỏ Bình thường Lớn

Đâu là động lực chính cho thành tích kinh tế ấn tượng của Việt Nam?

Những năm qua, Việt Nam đã khẳng định tên tuổi trên toàn cầu với tư cách là nền kinh tế năng động, thu hút sự quan tâm tích cực của nhiều quốc gia trên thế giới.
(Ảnh: Việt An)
Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang biến động mạnh và có thể tác động đến các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. (Ảnh: Việt An)

Theo trang bnn.network, lĩnh vực logistics và xuất khẩu là động lực chính cho thành tích kinh tế ấn tượng của Việt Nam.

Với mạng lưới tích hợp hiệu quả các dịch vụ vận tải hàng không, đường biển và đường bộ, ngành logistics của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trao đổi hàng hóa qua biên giới. Điều này đã thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Tin liên quan
Sáu động lực chính của kinh tế Việt Nam Sáu động lực chính của kinh tế Việt Nam

Ngoài ra, lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Dù thương mại toàn cầu suy giảm do dịch Covid-19 nhưng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng 6,5% trong năm 2020. Đây là minh chứng cho khả năng phục hồi của lĩnh vực xuất khẩu.

Nền kinh tế Việt Nam còn được thúc đẩy nhờ năng suất lao động tăng và tiến bộ công nghệ. Đất nước đã chú trọng phát triển lực lượng lao động có kỹ năng, đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế đang tăng trưởng. Hơn nữa, việc thúc đẩy số hóa và chuyển đổi kỹ thuật số trong nền kinh tế cũng là góp phần duy trì và thậm chí thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.

Dù các dự báo về tăng trưởng kinh tế của đất nước Đông Nam Á là tích cực nhưng chặng đường phía trước không hề dễ dàng.

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang biến động mạnh và có thể tác động đến các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Do đó, chính phủ cần đảm bảo thực hiện các chính sách kinh tế thận trọng để duy trì tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế liên tục, Việt Nam cần tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật số, thúc đẩy môi trường đầu tư và thương mại, đồng thời chú trọng phát triển bền vững. Chính phủ cũng cần nâng cao hiệu quả của khu vực công để nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

Sáu động lực chính của kinh tế Việt Nam

Sáu động lực chính của kinh tế Việt Nam

“Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sáu tháng đầu năm 2023 không đạt như kỳ vọng, nhưng là mức tăng trưởng phù hợp trong bối ...

Dù khó khăn, doanh nghiệp vẫn ...chê vốn

Dù khó khăn, doanh nghiệp vẫn ...chê vốn

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cho biết không có nhu cầu vay dù được ngân hàng mời chào.

Để liên kết vùng 'cất cánh', đi vào thực chất

Để liên kết vùng 'cất cánh', đi vào thực chất

Liên kết vùng dù là vấn đề đã được nói đến rất nhiều, nhưng thực tế vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức. ...

Bộ trưởng Trần Văn Sơn: Nhiều tổ chức quốc tế uy tín dự báo tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam

Bộ trưởng Trần Văn Sơn: Nhiều tổ chức quốc tế uy tín dự báo tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam

Chiều 5/8, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ để thông tin tới các cơ quan báo chí về tình hình ...

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa: Kinh tế vĩ mô có thể phục hồi rõ nét hơn từ quý IV/2023

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa: Kinh tế vĩ mô có thể phục hồi rõ nét hơn từ quý IV/2023

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BID), thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - ...

(theo bnn.network)