ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Cần hướng tới việc tôn vinh áo dài nam một cách hiệu quả và thực chất

Nguyệt Anh
'Thay vì luật hoá hay có những quy định quá cứng nhắc về trang phục áo dài nam truyền thống, có lẽ chúng ta cần hướng tới việc tôn vinh áo dài nam một cách thực sự hiệu quả và thực chất…'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Cần hướng tới việc tôn vinh áo dài nam một cách hiệu quả và thực chất
ĐBQH Bùi Hoài Sơn cho rằng, cần hướng tới việc tôn vinh áo dài nam một cách hiệu quả và thực chất. (Nguồn: Đại biểu nhân dân)

Đó là quan điểm của ĐBQH. Bùi Hoài Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam; Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội với báo Thế giới và Việt Nam xung quanh câu chuyện áo dài nam giới.

Trong khi áo dài của phụ nữ được tôn vinh thì lễ phục áo dài, khăn xếp của nam giới lại có không ít ý kiến trái chiều. Góc nhìn của ông thế nào?

Theo tôi, có khá nhiều lý do khiến cho trang phục nam của người Việt Nam ít được chú ý.

Thứ nhất, các lý do mang tính truyền thống và phổ biến. Nữ giới thường được gọi là phái đẹp, vì thế, trang phục nữ trên toàn thế giới đều được chú ý nhiều hơn, thể hiện cầu kỳ hơn so với nam giới nói chung.

Ngay ở Việt Nam ta cũng vậy, trong quá khứ, trang phục dành cho nam giới cũng đơn giản hơn trang phục nữ giới khá nhiều.

Thứ hai, ảnh hưởng của văn minh phương Tây đối với ăn mặc của chúng ta khá rõ, trong đó đặc biệt là đối với nam giới.

Nhiều quy định của Nhà nước, trong các văn bản khác nhau, có quy định nam giới ăn mặc lịch sự đồng nghĩa với việc mặc đồ Tây.

Trong cuộc cải cách ăn mặc đầu thế kỷ XX, áo dài của nữ giới đã trở thành một biểu hiện của sự tiếp biến văn hóa rất tốt. Qua đó, để những giá trị ấy được thể hiện một cách hiện đại và dần trở thành trang phục truyền thống cho nữ về sau này.

Trang phục là để phục vụ công việc, vì thế việc ăn mặc theo cách truyền thống, trừ trong những trường hợp đặc biệt, nhiều khi không phù hợp với công việc hiện đại.

Khi chúng ta đã quen với một cách ăn mặc nào đó thì quay trở lại với quá khứ cũng khó thuyết phục mọi người. Theo tôi, đó chính là những lý do căn bản khiến lễ phục áo dài, khăn xếp của nam giới ít thông dụng và thường gặp tranh luận.

Theo ông, vì sao áo dài nam giới phải chịu nhiều định kiến như vậy?

Chúng ta lưu ý rằng, chịu ảnh hưởng của văn minh Pháp, trang phục nước ta đã có sự biến đổi theo hướng Âu hóa, đặc biệt là đối với trang phục nam.

Thậm chí, vào đầu thế kỷ XX, chúng ta đã có một hiện tượng về cải cách trang phục nằm trong tư tưởng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của cụ Phan Chu Trinh.

Tuy vào những năm 1930 - 1950, âu phục đã rất thông dụng nhưng áo dài nam vẫn được xem là loại trang phục thể hiện sự nghiêm cẩn, trang trọng, mang tính biểu tượng và phù hợp nhất trong các sự kiện quan trọng của quốc gia cũng như của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, trải qua sự biến động của lịch sử, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả lý do về xu hướng giản lược hóa trong ăn mặc, sự phát triển của cuộc sống đô thị, khiến cho âu phục chiếm vị trí thống trị trong cách ăn mặc của người Việt Nam.

Do đó, nhiều người xem việc nam giới mặc áo dài truyền thống là cổ hủ, lạc hậu, níu kéo tàn dư phong kiến. Đó là một số những lý do khiến cho áo dài nam bị nhiều định kiến.

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Cần hướng tới việc tôn vinh áo dài nam một cách hiệu quả và thực chất
Việc mặc trang phục truyền thống như một cách thể hiện sự trân trọng đối với lịch sử, thể hiện sự tự hào dân tộc. (Nguồn: FB Bạch Ngọc Chiến)

Cần thiết có sự công nhận chính thức và quy định rõ ràng về lễ phục nam giới hay không, thưa ông?

Theo tôi, đây là một ý kiến chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng. Kinh nghiệm cho thấy, các quốc gia trên thế giới thường có một số hình thức khuyến khích người dân sử dụng trang phục truyền thống như một cách thể hiện sự trân trọng đối với lịch sử, văn hoá, thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc.

Theo tôi, trừ các quốc gia có tôn giáo chi phối đời sống xã hội (như các quốc gia Hồi giáo chẳng hạn), chưa có quốc gia nào luật hóa, bắt buộc người dân phải mặc trang phục truyền thống trong những hoàn cảnh nhất định nào đó.

Một phần vì ăn mặc là chuyện có tính chất cá nhân, riêng tư nên các quốc gia không cứng nhắc trong việc sử dụng trang phục truyền thống mà chủ yếu đưa ra các điều cấm đối với các trang phục không phù hợp. Phần khác vì trang phục hay ăn mặc cần phù hợp với công việc.

Bối cảnh xã hội, công việc khác nhau đòi hỏi cách ăn mặc khác, phù hợp. Trong khi các trang phục truyền thống phần nhiều phù hợp với bối cảnh xã hội truyền thống, thường mang tính nghi lễ.

Chính vì thế, không phải trang phục truyền thống nào cũng phù hợp. Nếu muốn phù hợp thì trang phục truyền thống cũng cần cải tiến để vừa mang những giá trị truyền thống vừa phù hợp với tinh thần thời đại.

Trở lại trường hợp trang phục truyền thống nam của ta. Thực ra, không phải bây giờ chúng ta mới bàn về vấn đề này, cũng như không phải bây giờ mới mong muốn có một quy định rõ ràng, thậm chí luật hoá việc sử dụng trang phục truyền thống.

Những năm 1990, sau khi chúng ta có phong trào tìm về bản sắc văn hoá dân tộc, nhiều hội thảo, hội nghị về áo dài nam truyền thống cũng đã được tổ chức và cuối cùng vẫn không thể đi đến thống nhất về giải pháp cuối cùng là quốc phục.

Điều này không có nghĩa là chúng ta bế tắc, không thể xác định, thực hành mặc trang phục truyền thống mà vì việc làm này thực sự khó khăn khi xác định quốc phục.

Đặc biệt hơn là với bộ quốc phục đó thì ai mặc, mặc khi nào, mặc ở đâu, mặc như thế nào... Đấy là lý do, trong quy chế văn hoá công sở năm 2007, quy định lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat.

Theo tôi, thay vì luật hoá hay có những quy định quá cứng nhắc về trang phục áo dài nam truyền thống, có lẽ chúng ta cần hướng tới việc tôn vinh áo dài nam một cách thực sự hiệu quả và thực chất.

Để từ đây, áo dài nam trở thành niềm tự hào tự thân của người mặc là nam giới. Chỉ khi việc mặc áo dài là nhu cầu tự thân, là niềm tự hào của chính người mặc thì việc mặc áo dài nam truyền thống mới trở nên bền vững.

Quốc phục là trang phục truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Cần có quy chuẩn gì, để quốc phục được số đông chấp nhận, theo ông?

Tôi cho rằng, để phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay, chúng ta vẫn cần có những sáng tạo để trang phục phù hợp với bối cảnh thời đại. Tất nhiên, sự sáng tạo đó phải dựa trên những giá trị truyền thống, những khuôn mẫu đã có sẵn, chứ không phải tạo ra những sản phẩm lai căng, pha tạp.

Có nghĩa là, khi nhìn vào sản phẩm áo dài mới, chúng ta vẫn thấy hồn cốt truyền thống trong đó. Ví dụ, việc sử dụng áo dài ngũ thân truyền thống để sáng tạo có thể được xem là một giải pháp để hình thành nên một quy chuẩn chung, được số đông chấp nhận. Nhất là mục đích mặc áo dài để quảng bá trang phục dân tộc ra với bạn bè thế giới thì càng nên khuyến khích.

Việc tôn vinh áo dài ngũ thân truyền thống là một việc làm hợp lẽ đạo đức. Vấn đề của chúng ta là làm sao thiết kế áo dài này phù hợp hơn với bối cảnh xã hội hiện tại, cân nhắc kỹ hơn nữa việc mặc khi nào, ở đâu, với ai để việc mặc bộ quốc phục lên người thực sự tôn vinh, là niềm tự hào của người mặc và của văn hóa dân tộc.

Xin cảm ơn ông!

Ths. Đinh Văn Thịnh: Người trẻ phải 'làm mới mình' để không chênh vênh trong thị trường việc làm đầy biến động

Ths. Đinh Văn Thịnh: Người trẻ phải 'làm mới mình' để không chênh vênh trong thị trường việc làm đầy biến động

Đề cập thực trạng nhiều người tốt nghiệp đại học chưa tìm được việc làm, Thạc sĩ tâm lý Đinh Văn Thịnh, Phó giám đốc ...

TS. Bùi Phương Việt Anh: Giáo dục cần tự chủ hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế

TS. Bùi Phương Việt Anh: Giáo dục cần tự chủ hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Các cơ sở giáo dục cần tham mưu để tự chủ hơn nữa trong xây dựng chương tình đào tạo thực chất, tránh hình thức ...

Nhiều bạn trẻ giỏi chuyên môn nhưng thất bại ở thị trường quốc tế, vì đâu?

Nhiều bạn trẻ giỏi chuyên môn nhưng thất bại ở thị trường quốc tế, vì đâu?

TS. Lê Hoàng Quỳnh, 1 trong 10 gương mặt được vinh danh giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2021 chia sẻ, nhiều ...

GS. Phan Văn Trường: Để trở thành công dân toàn cầu, bạn trẻ hãy tự trọng

GS. Phan Văn Trường: Để trở thành công dân toàn cầu, bạn trẻ hãy tự trọng

GS. Phan Văn Trường chia sẻ, để trở thành công dân toàn cầu, các bạn trẻ hãy tự trọng. Tự trọng chính là nền tảng, ...

Hiệu trưởng trường đại học nói gì về tự chủ đại học và tăng học phí?

Hiệu trưởng trường đại học nói gì về tự chủ đại học và tăng học phí?

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Tự chủ đại học 2022, lãnh đạo một số trường đại học đã có những chia ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Phiên bản di động