Nhỏ Bình thường Lớn

Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cho biết, nước này và Trung Quốc nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, khai thác mỏ và cơ sở hạ tầng.
Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á. (Nguồn: CNFA)
Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á. (Nguồn: CNFA)

Theo tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Pakistan, phát biểu trước đại diện các công ty nước ngoài hoạt động tại Pakistan, Thủ tướng Sharif cho hay quan hệ kinh tế giữa Pakistan và Trung Quốc sẽ mở rộng hơn nữa trong giai đoạn thứ 2 của dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc- Pakistan (CPEC).

Bên cạnh đó, Thủ tướng Sharif còn cho biết, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào tháng Sáu, ông đã tham quan một trường đại học nông nghiệp và một trung tâm nghiên cứu rộng hàng trăm mẫu đất ở tỉnh Thiểm Tây.

Pakistan và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp theo Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) từ năm 2022. (Nguồn: pakistantoday)
Pakistan và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp theo Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) từ năm 2022. (Nguồn: pakistantoday)

Theo ông, nếu sinh viên tốt nghiệp Pakistan được đào tạo từ những cơ sở này, họ có thể giúp cách mạng hóa ngành nông nghiệp ở Pakistan. Ông cho biết: “Pakistan là một quốc gia nông nghiệp, 60% dân số sống ở nông thôn và chúng tôi cần tăng cường sản xuất nông nghiệp”, đồng thời nhấn mạnh năm ngoái xuất khẩu nông sản của Pakistan đã tăng thêm 3 tỷ USD về giá trị và dự kiến tăng thêm 7 tỷ USD trong năm nay.

Cũng theo Thủ tướng Sharif, Pakistan cần áp dụng công nghệ và phương pháp hiện đại để tăng sản lượng nông nghiệp và Trung Quốc có thể là đối tác quan trọng của Pakistan trong việc đạt được những mục tiêu này. Ngoài ra, ông nói thêm rằng Pakistan và Trung Quốc sẽ bắt đầu liên doanh trong ngành dệt may và sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2 của CPEC và những sản phẩm này sẽ được xuất khẩu sang các nước khác.

Nga chính thức là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới

Nga chính thức là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới

Theo hãng Thông tấn Novosti, dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, nền kinh tế Nga, xét về sức mua tương đương ...

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á

Các thành viên Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN luôn có niềm tin mạnh mẽ, sẵn sàng đến đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ Việt ...

Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi

Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi

Cải cách kinh tế đang được tiến hành tại Nigeria, nhưng hiện tại, thuốc men, thực phẩm và các mặt hàng cơ bản khác có ...

Thích ứng tốt bất ngờ với lãi suất tăng nhưng Đức không vui, nền kinh tế còn một vấn đề 'kinh niên dai dẳng'

Thích ứng tốt bất ngờ với lãi suất tăng nhưng Đức không vui, nền kinh tế còn một vấn đề 'kinh niên dai dẳng'

Trong báo cáo công bố ngày 16/7, Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) cho hay, kể từ đầu năm 2024, nỗ lực chống lại lạm ...

ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030

ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đã tăng vọt 51%, đạt 3.800 tỷ USD vào năm 2023 so với 2.500 tỷ USD năm ...

(theo Tân Hoa xã)