Để cạnh tranh trong 'cuộc chiến' tuyển sinh, các trường phải xếp hạng đại học

Theo các nhà nghiên cứu, nếu không xếp hạng, các trường đại học sẽ bị thua trong "cuộc chiến" tuyển sinh ngày càng gay gắt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phải xếp hạng đại học vì 'cuộc chiến' tuyển sinh
Phải xếp hạng đại học vì 'cuộc chiến' tuyển sinh.

Một số trường đại học ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 100 năm. Cụ thể, Trường ĐH Y Hà Nội có nguồn gốc là Trường Y khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1902. ĐH Quốc gia Hà Nội có nguồn gốc từ Trường ĐH Đông Dương được thành lập năm 1906. Trường ĐH Sài Gòn có nguồn gốc từ năm 1908 với tên gọi ban đầu là Trường Trung học Pháp - Hoa…

Tuy nhiên, mãi đến nay mới có một bảng xếp hạng các trường đại học trong nước tương đối đầy đủ và được thực hiện bởi một tổ chức phi lợi nhuận.

Điều kiện để thực hiện xếp hạng chín muồi

Theo GS. Nguyễn Lộc, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, dù một số trường đại học có nguồn gốc từ thời thực dân Pháp đã hơn 100 năm, nhưng thực chất giáo dục đại học Việt Nam được tính từ năm 1945, đến nay gần 80 năm, so với thế giới vẫn rất non trẻ.

Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội được tính thành lập từ năm 1993, chứ không phải năm 1945 dù có gốc là Trường ĐH Đông Dương ra đời năm 1906. So với thế giới, ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp trong nhóm những đại học trẻ - dưới 50 tuổi.

Vì vậy, nhìn chung nền giáo dục đại học của Việt Nam vẫn non trẻ. Trong khi đó, trên thế giới, có rất nhiều trường ĐH có lịch sử hàng trăm năm, thậm chí nghìn năm.

“Nếu Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn đào tạo thì cũng được xếp vào hàng những trường này. Trên 'đấu trường ranking', các trường ĐH xếp thứ hạng cao thường có tuổi đời cao. Cho nên giáo dục đại học đòi hỏi có truyền thống, thời gian mới phát triển đầy đủ chất lượng như mong đợi”, GS. Lộc nói.

GS. Lộc cho rằng, mãi đến gần đây, giáo dục Việt Nam mới đề cập chuyện xếp hạng vì có những quy luật nhất định như nhìn vào chất lượng của trường, cụ thể như vấn đề kiểm định chất lượng. Kiểm định chất lượng được nhắc đến từ năm 2004 khi Bộ GD&ĐT thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, nhưng mãi đến 2017 mới có trường đầu tiên được kiểm định.

Dù các cơ quan đều nhận thức tầm quan trọng về đánh giá chất lượng ĐH nhưng gần 13 năm mới thực hiện được chứng tỏ quá trình tìm kiếm, làm thế nào cho phù hợp là rất dài. Trong khi đó, trên thế giới việc kiểm định và xếp hạng xuất hiện gần như nhau. Từ năm 1983, bảng xếp hạng ĐH đã xuất hiện ở Mỹ.

Theo GS. Nguyễn Lộc, mãi gần đây các trường đại học Việt Nam mới tham gia vào xếp hạng vì những lý do như sau:

Thứ nhất, đến năm 2009, Việt Nam mới thực sự biết đến vấn đề xếp hạng đại học vì có một số trường đại học đầu đàn được đưa vào bảng xếp hạng quốc tế như QS châu Á. Như vậy, trước đây chỉ nghe đến còn lúc này chúng ta mới biết rằng có dạng như vậy.

Thứ hai, các trường ĐH đầu tiên được xếp hạng không phải “xin” mà rất khách quan do các tổ chức này tự rà soát, có đủ các tiêu chí thì xếp hạng. Từ đấy, việc xếp hạng được các trường ĐH theo dõi, làm quen dù chúng ta vẫn rất thụ động, người ta xếp mình như thế nào thì mình biết như vậy.

Thứ ba, gần đây, tổ chức Webometrics của Tây Ban Nha xếp hạng các trường ĐH dựa trên website. Khi tổ chức này “quét” hàng chục nghìn trường trên thế giới, đã có gần 200 trường ĐH của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng này dù những thông tin hết sức đơn sơ và mang tính chất tham khảo.

Phải xếp hạng đại học vì 'cuộc chiến' tuyển sinh
GS Nguyễn Lộc.

Còn tại Việt Nam, GS Nguyễn Lộc đề cập, năm 2017 có một nhóm nhà khoa học đã tự xếp hạng 49 trường ĐH nhưng sau đó họ không làm tiếp, nguyên nhân cho rằng do bận bịu. Cũng có lý do rằng nhóm này chủ yếu là các nhà giáo Việt Nam nhưng làm việc ở nước ngoài nên không có điều kiện để tiệm cận vấn đề.

“Điều này cho thấy làm xếp hạng tốn rất nhiều công sức. Nếu ai không có điều kiện về thời gian và thực tiễn sẽ rất khó khăn. Họ cũng không phải giàu có để nhăm nhăm vào xếp hạng”, GS Lộc nói.

Đồng thời, ông cho rằng, đến nay, khi thời gian đã chín muồi, các điều kiện về thông tin tương đối đầy đủ nên việc xếp hạng ĐH mới được tiến hành. Gần như các trường đều được kiểm định chất lượng, công khai đề án tuyển sinh nên các chỉ số về việc làm, dạy học, cơ sở vật chất… để tổ chức xếp hạng thu thập dữ liệu.

“Điều này cho thấy sự chín muồi về nhận thức của các trường về xếp hạng, dù điều kiện tương đối đầy đủ chứ chưa thực sự hoàn hảo nhưng nhóm xếp hạng đã có thể thu thập dữ liệu để thực hiện xếp hạng ĐH”, GS Lộc nói thêm.

Phải xếp hạng vì uy tín và “cuộc chiến” tuyển sinh

Theo TS. Lê Văn Út, Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu Đo lường khoa học và Chính sách quản trị nghiên cứu, Trường ĐH Văn Lang, nói đến xếp hạng ĐH, thông thường, cộng đồng học thuật hay quan tâm đến kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như US News, ARWU, SCImago… Những bảng xếp hạng này không những công bố xếp hạng các ĐH trên thế giới, mà còn xếp hạng ĐH cấp các châu lục và có cả xếp hạng quốc gia.

Việc ra bảng xếp hạng ĐH cho một quốc gia là vấn đề không khó (không nhất thiết là do yếu kém năng lực hay nội lực về xếp hạng) và trong tầm tay của các chuyên gia về giáo dục ĐH của Việt Nam.

“Vấn đề là uy tín của bảng xếp hạng đó đến đâu, và nhóm chủ trì xếp hạng có trụ được theo thời gian hay không”, TS. Út nói.

TS. Út cũng cho rằng, một trong những cách tiếp cận thú vị mà các quốc gia đang quan tâm là hợp tác với các tổ chức xếp hạng ĐH uy tín trên thế giới để xếp hạng cho các quốc gia.

Về lần đầu tiên có bảng xếp hạng ĐH Việt Nam tương đối đầy đủ được thực hiện bởi các chuyên gia giáo dục Việt Nam theo ông Út: “cũng rất hay”.

“Nói gì thì nói, các chuyên gia Việt Nam có nhiều điều kiện để hiểu sâu, hiểu đúng thực trạng của các ĐH Việt Nam hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá học thuật cũng nên hướng tới không biên giới, đặc biệt là đối với nghiên cứu khoa học.

Do đó, nếu một bảng xếp hạng như thế mà có sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế trong đánh giá xếp hạng thì sẽ dễ thuyết phục hơn. Và dường như bảng xếp hạng mới vừa được công bố VNUR đáp ứng được yêu cầu này”, ông Út nói.

GS. Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc ĐH Kỹ thuật Sydney (Australia) cho rằng, trào lưu xếp hạng ĐH trên thế giới chỉ mới xuất hiện khoảng chừng 25 năm trước đây. Bắt đầu từ bảng xếp hạng AsiaWeek, ĐH Giao thông Thượng Hải (1999), rồi đến phụ trang giáo dục đại học của tạp chí Times, QS World University Ranking. Còn ở Việt Nam, 5 năm trước đã có xếp hạng ĐH và công bố bảng xếp hạng.

Theo ông Tuấn, ngay cả không có bảng xếp hạng thì công chúng cũng đã hình thành một bảng xếp hạng rồi. Chẳng hạn như ở trong Nam trước đây chỉ có vài trường ĐH và ông có thể xếp hạng theo những 'tiêu chuẩn' cá nhân hơn là dựa vào định lượng và phân tích khoa học.

Lãnh đạo một trường ĐH phía Nam cho rằng, sở dĩ hiện nay mới xếp hạng đại học là do:

Thứ nhất, vấn đề quan trọng của việc xếp hạng là nhu cầu chọn lựa các trường của người học. Đây là "cuộc chiến" tuyển sinh rất gay gắt bởi trước đây số người học nhiều hơn số lượng các trường ĐH nên không dại gì xếp hạng ĐH. Hiện tại, số người học ĐH đang có chiều hướng giảm còn số lượng các trường tăng lên nên việc xếp hạng để lấy tiếng tăm và thực hiện tuyển sinh là điều tất yếu.

Thứ hai, người được đào tạo bài bản về cách xếp hạng của các trường ĐH đã đủ nhiều để có thể xếp hạng các trường nên có thể tập hợp thành nhóm xếp hạng các trường.

Thứ ba, thực hiện xếp hạng các trường ĐH không dễ dàng, vì các trường sẽ có ý kiến này nọ. Những trường có thứ hạng cao thì không nói còn nếu bị thứ hạng thấp sẽ có ý kiến về thứ hạng của mình.

Thứ tư, với sự vào cuộc của cơ quan báo chí, những người làm xếp hạng thấy có trách nhiệm với bảng xếp hạng của tổ chức mình. Khi việc xếp hạng có uy tín, các trường ĐH sẽ đăng ký xếp hạng và tổ chức xếp hạng sẽ thu tiền các trường. Các tổ chức xếp hạng cũng có thể thu phí bằng cách hỗ trợ các trường để tăng được hạng như đầu tư vào nghiên cứu, giảng dạy…

Chương trình phổ thông mới 'mở' hơn, giáo viên chuyển từ truyền thụ kiến thức sang định hướng

Chương trình phổ thông mới 'mở' hơn, giáo viên chuyển từ truyền thụ kiến thức sang định hướng

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mang tính "mở", giáo viên chuyển mạnh từ vai trò người truyền thụ kiến thức sang định hướng.

Kết quả bất ngờ khi khảo sát chọn môn thi lớp 10 tại Hà Nội

Kết quả bất ngờ khi khảo sát chọn môn thi lớp 10 tại Hà Nội

Văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết sau khảo sát lấy ý kiến thầy cô giáo về nội dung kỳ thi tuyển sinh vào ...

Mức học phí mới nhất của Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Mức học phí mới nhất của Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh vừa điều chỉnh mức học phí cho sinh viên chính quy với các mức cụ thể như ...

Năm 2023, phương thức tuyển sinh của Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải có gì mới?

Năm 2023, phương thức tuyển sinh của Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải có gì mới?

Năm 2023, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải dự kiến tuyển 4.000 chỉ tiêu bằng 5 phương thức tuyển sinh.

Hợp tác giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Vương quốc Anh ở một tầm cao mới

Hợp tác giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Vương quốc Anh ở một tầm cao mới

Chiều 21/2, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức Hội ...

(theo Vietnamnet)

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động