TIN LIÊN QUAN | |
Nhiều hoạt động kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ | |
[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt |
Được xuất bản bằng tiếng Pháp vào năm 2011 trên cơ sở luận án tiến sĩ sử học được bảo vệ tại Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, De Gaulle và Việt Nam là công trình của Pierre Journoud khi còn là nghiên cứu viên ở Viện Nghiên cứu Chiến lược Trường Đại học Quân sự Pháp, đồng thời cũng là cộng tác viên nghiên cứu Trung tâm Lịch sử Châu Á hiện đại.
Là thành quả của một công trình nghiên cứu đồ sộ, cuốn sách đưa ra đường lối đối ngoại công khai và bí mật của cố Tổng thống Pháp. Với nguồn tài liệu vô cùng phong phú khai thác ở các trung tâm lưu trữ của Pháp, Mỹ, Canada…, De Gaulle và Việt Nam vinh dự được trao giải thưởng Jean Baptiste Duroselle dành cho những luận án xuất sắc nhất về lịch sử quan hệ quốc tế. Ngoài phần mở đầu và kết luận, cuốn sách được cấu trúc thành 7 chương lần lượt như sau: Sự hiểu lầm ban đầu (1945-1957); Sự chín muồi (1958-1962); Bước ngoặt (1963-1964); Bất lực (1964-1965); Hòa giải (1965-1967); Sáng kiến (1967-1969); Nỗi cay đắng (1969).
Bìa ấn phẩm "De Gaulle và Việt Nam" - bản tiếng Việt. |
Bằng phương pháp sử học kết hợp với phân tích chính trị quốc tế, GS.TS. Pierre Journoud đã tái dựng lại một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng và phức tạp của thế giới, đặc biệt là quan hệ giữa Pháp và Việt Nam thông qua phân tích quan điểm và đường lối của De Gaulle từ năm 1945 đến khi ông từ chức vào năm 1969.
Cũng theo cuốn sách, quan điểm và đường lối của tướng De Gaulle đối với Việt Nam đã có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực từ 1945 đến năm 1969. Nếu như trước đây, tướng De Gaulle vẫn mang nặng đầu óc thực dân và chỉ có mục đích duy nhất là bảo tồn đế quốc Pháp thì đến giai đoạn cuối ông đã bày tỏ quan điểm thân thiện với Việt Nam và chấm dứt của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn cầu.
Tại buổi ra mắt, GS. TS. Pierre Journoud chia sẻ, khi viết những dòng đầu tiên của cuốn sách, ông đã tự nói với bản thân phải đầu tư nhiều hơn nữa, cần phải đi xa hơn nữa để hiểu rõ hơn về Việt Nam, mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp và cuộc chiến tranh mà hai nước đã trải qua. Ông cũng muốn tìm câu trả lời tại sao Việt Nam lại có thể giành chiến thắng và vượt qua những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh để đi tới hòa bình và mở rộng quan hệ đối tác như hiện nay.
Lễ ra mắt sách tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội. (Ảnh: A.B) |
Đáng chú ý, cuốn sách quý này đã được PGS.TS. Dương Văn Quảng - nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ tại UNESCO và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ hiệu đính bản dịch tiếng Việt. Là người viết lời tựa cho cuốn sách, GS. TS. Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội cũng cho rằng cuốn sách đã tái hiện lịch sử thế giới một cách nhẹ nhàng, tinh tế và sâu sắc. Công trình này có thể truyền cảm hứng cho bất kỳ ai bởi nó được viết bằng cả sự say mê và thuyết phục.
Đặc biệt, ấn bản tiếng Việt này, khi tới với độc giả Việt Nam, sẽ cung cấp thêm góc nhìn, nhận định để hiểu về sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ cùng tầm vóc, vai trò và ảnh hưởng lịch sử của nó.
GS.TS. Pierre Journoud hiện là Giáo sư lịch sử đương đại tại Trường Đại học Paul-Valéry Montpellier, đồng thời là thành viên của Trung tâm Lịch sử châu Á đương đại, thuộc Đại học Paris I Panthéon Sorbonne. Là chuyên gia về quan hệ quốc tế đương đại ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và cụ thể hơn về quan hệ của nước Pháp với khu vực này kể từ sau Thế Chiến II, ông đã cho ra đời các tác phẩm như: De Gaulle et le Vietnam (De Gaulle và Việt Nam:1945-1969); Laréconciliation (tạm dịch : Hòa giải, do nhà xuất bản Tallandier ấn hành vào năm 2011, bản dịch tiếng Việt do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành 2019); Paroles de Dien Bien Phu. Les survivants témoignent (tạm dịch : Hồi ức Điện Biên Phủ: Các nhân chứng lên tiếng, do nhà xuất bản Tallandier ấn hành vào 2004 và tái bản 2012). |
Điện Biên Phủ - Chiến thắng không thể nào quên Đối với người Pháp, Điện Biên Phủ, từ chỉ có ba âm tiết, nhưng lại là biểu tượng chỉ sự thất bại không thể nào ... |
Sức mạnh hậu cần của Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, xe đạp thồ là phương tiện cơ động, chủ lực giúp cung ứng hàng nghìn tấn nhu yếu phẩm ... |
Có một “thời hoa lửa”... Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trôi qua 63 năm nhưng những hồi tưởng của một người lính Điện Biên năm xưa vẫn đầy cảm ... |