Để trở thành công dân toàn cầu…

Để trở thành một công dân toàn cầu đúng nghĩa, mỗi người cần có tư duy về nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tư duy phản biện, dám nói lên suy nghĩ của mình và có thái độ đúng đắn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
de tro thanh cong dan toan cau Thủ khoa cũng có thể thất nghiệp nếu cái tôi quá lớn
de tro thanh cong dan toan cau Báo động về tình trạng gia tăng thất nghiệp tại châu Mỹ

Không thể phủ nhận thời nay người trẻ được học hành, đào tạo tốt hơn nhiều so với những thế hệ 6X, 7X. Kinh tế đi lên, các bậc cha mẹ có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho việc học của con cái. Chương trình học có nhiều kiến thức mới và Internet mang lại cơ hội cập nhật nhanh nhất với thế giới. Tuy nhiên, rất nhiều người trẻ vẫn luôn than phiền, trong khi phản hồi từ phía các nhà tuyển dụng cũng không được khả quan.

de tro thanh cong dan toan cau
​Để trở thành một công dân toàn cầu đúng nghĩa, mỗi người cần có tư duy về nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực. (Nguồn: wallstreetenglish)

Thất nghiệp vì đâu?

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Sinh viên phàn nàn chương trình dạy ở các trường chưa phù hợp với thực tế. Nhà trường lại cho là sinh viên thiếu các kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, thậm chí là soạn thảo văn bản. Một số người lại đổ lỗi cho việc ồ ạt mở các trường đại học trong thời gian vừa qua khiến cho tình trạng thất nghiệp trở nên khó có lối thoát. Có thể tất cả những nguyên nhân trên đều đúng nhưng không đủ vì cùng hoàn cảnh ấy, vẫn có những bạn trẻ khác thành công dù điều kiện không tốt bằng.

Tôi nhớ lại bài báo gần đây khi một doanh nhân đưa hình ảnh những thanh niên mạnh khỏe, bảnh bao đi ăn cơm hai nghìn đồng. Bài báo đã gây tranh cãi gay gắt, một phe cho rằng sinh viên còn trẻ khỏe, lại có kiến thức nên không thiếu việc làm. Nhiều câu hỏi được đặt ra: “Vì sao những thanh niên ấy không tìm việc làm thêm kiếm sống lại sống dựa vào cơm từ thiện như vậy?”; “Còn trẻ mà đã thiếu tính phấn đấu thì tương lại sẽ ra sao?”.

Một phe khác lại cho rằng, sinh viên chưa làm ra tiền, nhiều em con nhà nghèo thực sự nên xứng đáng được hưởng sự giúp đỡ, dư luận không nên nặng lời. Vụ tranh cãi ấy làm tôi nhớ lại một thực trạng thường gặp trong các trường mình đã từng dạy. Học phí của những trường này đều khá cao nên sinh viên hiếm em nào thuộc hộ nghèo. Tuy nhiên, khi vào lớp, tôi chứng kiến phần lớn sinh viên chỉ mua sách copy dù một cuốn sách gốc giá cũng chỉ từ 60 - 80 nghìn đồng. Các em nghe nhạc “chùa” chứ hiếm ai biết đến khái niệm mua CD gốc... Khi tôi hỏi lý do thì 100% trả lời là "vì sinh viên nghèo" dù đang dùng smartphone, đi xe máy xịn.

Tôi đành nói: "Trong chương trình của trường có dạy môn Sở hữu trí tuệ, các em cũng biết là bằng việc mua sách copy, các em đang ăn cắp của chính những người đứng lớp dạy các em đấy. Tôi chưa từng thấy kẻ cắp nào can đảm đến mức đem đồ ăn cắp đến dùng trước mặt chủ nhân cả". Nghe tôi nói vậy, các em chỉ cúi mặt xuống, không nói gì.

Vì thế một trong những nội quy tôi đưa ra trong lớp là không được mang sách copy vào lớp. 

Thách thức hay cơ hội - phụ thuộc vào thái độ

Tôi vẫn nhớ chuyện một người bạn di tản qua Mỹ khi mới 18 tuổi. Bạn tôi một mình vừa đi học, vừa đi làm kiếm sống và tìm cách bảo lãnh cả gia đình 6 người từ Việt Nam sang Mỹ. Tuy nhiên, khi đưa được người em đầu tiên qua Mỹ, bạn tôi không cho em đăng ký nhận trợ cấp xã hội mà bắt phải đi làm để sống tự lập và tự trọng.

Lúc đầu người em rất thắc mắc vì hai anh em đang rất khó khăn trong khi xung quanh có nhiều người có việc rồi vẫn khai là thất nghiệp để được lãnh thêm trợ cấp. Nhưng sau đó, nhờ lo học việc sớm, sống nghiêm túc nên bây giờ những người em của bạn tôi đều có nghề nghiệp tử tế, có cuộc sống đàng hoàng, ổn định trong khi những người ỷ lại vào trợ cấp ngày trước giờ vẫn vất vưởng vì chỉ muốn tìm việc dễ.

Thực tế cho thấy, hơn bất kỳ yếu tố nào khác, thái độ đóng vai trò quyết định cho thành công. Trong đời, ai cũng mong muốn có cơ hội thành công nhưng mấy ai biết khác biệt giữa một thách thức và một cơ hội chỉ nằm ở thái độ của bạn. Khi niềm tin của bạn lớn hơn nỗi sợ hãi, thách thức sẽ biến thành cơ hội. Nếu nỗi sợ lớn hơn, hẳn cơ hội cũng sẽ chỉ còn là thách thức. Được học đại học, được cầm tấm bằng đẹp trong tay là cơ hội hay thách thức chỉ phụ thuộc vào thái độ của bạn.

Câu chuyện "Thủ khoa đi chăn lợn chờ biên chế" thời gian qua đã cho thấy dù bạn có công cụ, kỹ năng, phương pháp nhưng nếu thiếu thái độ đúng đắn, khăng khăng chỉ muốn biên chế thì tấm bằng cũng không giúp được gì. Nếu những sinh viên viện vào sự thiếu thốn tạm thời của mình để “ăn cắp” bản quyền, hoặc tranh phần cơm từ thiện của những người thực sự thiếu thốn, vô hình chung họ đã làm quen dần với sự thiếu trung thực. Họ đang tự hủy hoại ý chí vươn lên của chính mình mà không hề hay biết và như vậy họ khó có thể thành công bền vững.

Hòa mình trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thế hệ trẻ cần phải chuẩn bị thật tốt về chuyên môn, ý thức được vai trò của mình để sánh vai với bạn bè thế giới. Bằng cấp, sự trợ giúp của gia đình rất quan trọng nhưng đó không phải là tất cả để giúp các bạn trẻ trở thành công dân toàn cầu thực thụ. Chỉ khi có một thái độ đúng đắn, luôn tự nhắc nhở chính mình, rằng ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai phải tốt hơn ngày hôm nay để đáp ứng đòi hỏi của xã hội, không dựa dẫm, ỷ lại, chúng ta mới có thể tận dụng được lợi thế của cuộc cách mạng này.

Đặc biệt, trong một thế giới liên tục thay đổi, để trở thành một công dân toàn cầu đúng nghĩa, mỗi người cần có tư duy về nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tư duy phản biện, không đi theo lối mòn, dám nói lên suy nghĩ của mình và có một thái độ đúng đắn.

Thế giới này là một thế giới phẳng, rào cản hay giới hạn giữa các quốc gia ngày càng ít hơn, ngắn lại, người trẻ cần sẵn sàng để tiếp nhận và giao tiếp với thế giới của một chuẩn mực toàn cầu. Khoảng cách không còn là vấn đề, cơ hội được làm việc như một công dân toàn cầu có thể ở bất cứ đâu, quan trọng là chúng ta có thái độ đúng đắn để nắm bắt được cơ hội đó! 

de tro thanh cong dan toan cau Thất nghiệp - bài toán khó trước thềm bầu cử Đức

Trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội liên bang Đức sẽ diễn ra vào ngày 24/9 tới, Đức đang đứng trước một loạt các vấn ...

de tro thanh cong dan toan cau “Thông dòng chảy” cho ngành sư phạm

Trước thực trạng điểm "đầu vào" bậc Đại học ngành Sư phạm thấp trầm trọng, TS. Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ...

de tro thanh cong dan toan cau Để thích ứng với CMCN 4.0, giới trẻ phải thay đổi gì?

Đó là trăn trở, băn khoăn của PGS. TS. Nguyễn Văn Nhã (Nguyên Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội) với báo ...

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh Đại học Ngoại thương Hà Nội

Đọc thêm

Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh...

Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh...

Nâng cao trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng mạng xã hội là vô cùng cần thiết, đảm bảo một không gian mạng lành mạnh, an toàn và có ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt công chức, viên chức nghỉ hưu năm 2024

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt công chức, viên chức nghỉ hưu năm 2024

Chiều ngày 27/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã gặp mặt thân mật công chức, viên chức nghỉ hưu năm 2024.
Điện thăm hỏi về việc máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan gặp nạn

Điện thăm hỏi về việc máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan gặp nạn

Được tin máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan gặp nạn, Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi đến Tổng thống Ilham Aliyev.
Điện mừng Thủ tướng Cộng hòa Iceland

Điện mừng Thủ tướng Cộng hòa Iceland

Nhân dịp bà Kristrún Frostadottir được bầu giữ chức Thủ tướng Cộng hòa Iceland, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Ngày 26/12, Chính phủ Mali cho biết một tàu chở người di cư đã bị chìm ngoài khơi Morocco khiến 70 người mất tích, trong đó có 25 người đến ...
Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu, lý do doanh nghiệp nước ngoài quyết không tách rời

Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu, lý do doanh nghiệp nước ngoài quyết không tách rời

Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho rằng, có hai lý do các công ty nước ngoài sẽ không rời khỏi thị trường Trung Quốc.
BRICS: Nga 'mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

BRICS: Nga 'mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

BRICS: Nga mở cửa ‘chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, quan điểm của Trung Quốc thế nào?
Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Kinh tế Nga không sụp đổ nhưng nước này sẽ phải đối mặt với khó khăn vào năm 2025 nếu tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Lần đầu tiên sau 7 năm, nền kinh tế Nhật Bản làm được điều này

Lần đầu tiên sau 7 năm, nền kinh tế Nhật Bản làm được điều này

Ngày 26/12, chính phủ Nhật Bản thông báo GDP của quốc gia này trong năm 2025 có thể đạt mức tối đa.
Chiến lược mới về công nghiệp hóa của Kazakhstan trong kỷ nguyên thách thức toàn cầu

Chiến lược mới về công nghiệp hóa của Kazakhstan trong kỷ nguyên thách thức toàn cầu

Kazakhstan đang trải qua quá trình chuyển đổi chính sách công nghiệp, tập trung vào chế biến nguyên liệu thô và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, không còn thời gian trong năm nay để ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt mới với Ukraine.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ nhưng vẫn đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12 ghi nhận đồng USD đã phục hồi đạt trên mốc 108, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Phiên bản di động