Đề xuất mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động. |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Tại Điều 33 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định về mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i và l khoản 1 và khoản 2 Điều 3 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất cho đối tượng quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
- Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cho đối tượng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người sử dụng lao động không đóng BHXH cho đối tượng theo quy định tại khoản 6 Điều 32 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động có thỏa thuận với người lao động về việc có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tháng đó với căn cứ đóng bằng tháng gần nhất.
- Người sử dụng lao động của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 32 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi thì mức đóng hằng tháng áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 33 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
- Ngày đóng BHXH bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:
+ Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;
+ Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 6 tháng một lần.
Hiện hành, tại Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 92 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) quy định mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động như sau: - Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: + 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; + 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 1% mức lương cơ sở vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: - Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. - Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. - Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 tại Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 92 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015); phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. |
7 nhóm người thuộc ngành công an quân đội có mức lương tương quan với công chức từ ngày 1/7/2024 Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương. Trong đó, nhóm người thuộc ngành công an quân đội sẽ có ... |
Đề xuất cấp số bảo hiểm xã hội điện tử thay sổ giấy từ ngày 1/1/2026 Tại Dự thảo Luật bảo hiểm sửa đổi có đề xuất cấp số bảo hiểm xã hội điện tử thay sổ giấy từ ngày 1/1/2026. |
Quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú năm 2024 Xin cho tôi hỏi quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú hiện nay như thế nào? ... |
Mức phạt hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động mới nhất Người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động thì sẽ có thể bị xử phạt hành ... |
Kiến nghị giảm thời giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần với người lao động Với kiến nghị giảm thời giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã ... |