Nhỏ Bình thường Lớn

Đến lượt Đức bị kiện ra Tòa án Công lý quốc tế

Ngày 1/3, Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice - ICJ) cho biết, Nicaragua đã đệ đơn kiện Đức ra trước ICJ với cáo buộc cung cấp tài chính và viện trợ quân sự cho Israel, cũng như ngừng cấp kinh phí cho Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA).
Đến lượt Đức bị kiện ra Tòa án Công lý quốc tế
Đến lượt Đức bị kiện ra Tòa án Công lý quốc tế. (Nguồn: Reuters)

Trong một thông cáo, ICJ cho hay Nicaragua đã yêu cầu tòa án quốc tế này ban hành những biện pháp khẩn cấp yêu cầu chính phủ Đức chấm dứt viện trợ quân sự cho Tel Aviv.

Tin liên quan
Sự thật về phi USD hóa toàn cầu - Đồng bạc xanh bị hạ bệ, Nhân dân tệ đang Sự thật về phi USD hóa toàn cầu - Đồng bạc xanh bị hạ bệ, Nhân dân tệ đang 'soán ngôi' bá chủ?

Theo lập luận của Nicaragua, Đức đang vi phạm Công ước về nạn diệt chủng năm 1948 và Công ước Geneva năm 1949 liên quan tới luật chiến tranh tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.

Theo quy định, ICJ thường mất vài tuần kể từ khi nhận được đơn kiện để ấn định một ngày tiến hành điều trần về bất kỳ yêu cầu nào ban hành các biện pháp khẩn cấp.

Hồi tháng 10/2023, Thủ tướng Đức Olaf Scholz là một trong những chính trị gia hàng đầu đến Israel kể từ cuộc tấn công của phong trào Hồi giáo Hamas. Tại đây, ông Olaf Scholz đã thảo luận với người đồng cấp Benjamin Netanyahu về việc cung cấp và tiếp cận viện trợ nhân đạo cho Gaza. Ông đề cập việc cần thiết phải ngăn chặn sự leo thang hơn nữa của xung đột trên toàn khu vực.

Tháng 2 vừa qua, ICJ cũng phán quyết rằng, đơn kiện tương tự của Nam Phi cáo buộc Israel vi phạm Công ước về nạn diệt chủng là không hợp lý, đồng thời ban hành một số biện pháp khẩn cấp, trong đó có việc kêu gọi Israel chấm dứt bất kỳ hành động diệt chủng tiềm tàng nào tại Dải Gaza.

Trước đó, ngày 31/1, các thẩm phán tại ICJ cũng đã bác bỏ hầu hết vụ kiện của Ukraine chống lại Nga, mặc dù họ kết luận Moscow đã vi phạm các yếu tố của hiệp ước chống khủng bố của Liên hiệp quốc. Trong một thất bại pháp lý đối với Kiev, Tòa cũng bác bỏ yêu cầu bồi thường của Ukraine.

"Tòa án không cho rằng việc cấp bất kỳ hình thức bồi thường nào mà Ukraine yêu cầu là cần thiết hoặc phù hợp", Chủ tịch ICJ Joan Donoghue tuyên bố tại phiên xử xem xét cáo buộc của Kiev rằng, Moscow đã trang bị và tài trợ cho lực lượng ly khai, trong đó có những tay súng đã bắn hạ chuyến bay MH17 vào tháng 7/2014, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Ngay sau phiên tòa, ngày 1/2, TASS của Nga dẫn tuyên bố được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra rằng, "Tòa án trên thực tế đã bác bỏ tất cả yêu cầu của Ukraine và công nhận rằng các chính sách của Nga phù hợp với Công ước. Không có sự phân biệt đối xử nào đối với người Tatar ở Crimea và người Ukraine ở Crimea". Bộ Ngoại giao Nga cho rằng "vụ kiện đã khép lại" và "Moscow không có nghĩa vụ thực hiện bất kỳ biện pháp đặc biệt nào để thực thi phán quyết này. Mọi yêu cầu bồi thường của Ukraine đều bị từ chối".

Tòa án Công lý Quốc tế được thành lập bởi Hiến chương Liên hợp quốc, năm 1945 tại Hội nghị San Francisco, Mỹ, cũng là nơi Liên hợp quốc được "khai sinh". Tuy nhiên, trong số sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc (Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và xã hội, Hội đồng Ủy thác, Tòa án Công lý quốc tế và Ban Thư ký Liên hợp quốc), ICJ là cơ quan duy nhất không nằm ở New York.

ICJ bắt đầu hoạt động năm 1946, trụ sở tại Cung điện Hòa bình, The Hague, Hà Lan. ICJ có hai vai trò giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia đệ trình lên theo luật pháp quốc tế; tham vấn các vấn đề pháp lý liên quan các cơ quan của Liên hợp quốc.

Trong gần 80 năm thành lập, Toà án Công lý quốc tế dù trung bình xét xử 2 vụ mỗi năm, song được coi là "ánh sáng cuối cùng" khi đối thoại giữa các quốc gia không hoá giải được tranh chấp.

Thúc đẩy trừng phạt Nga, quốc gia châu Á này ra lệnh cấm nhập khẩu gián tiếp kim cương từ Moscow

Thúc đẩy trừng phạt Nga, quốc gia châu Á này ra lệnh cấm nhập khẩu gián tiếp kim cương từ Moscow

Ngày 1/3, chính phủ Nhật Bản đã thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, bao gồm việc cấm nhập khẩu ...

Một quốc gia châu Âu 'đoạn tuyệt' hoàn toàn dầu Nga trước thời hạn miễn trừ gần 1 năm

Một quốc gia châu Âu 'đoạn tuyệt' hoàn toàn dầu Nga trước thời hạn miễn trừ gần 1 năm

Chính phủ Bulgaria ngày 1/3 đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga như một phần của lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) ...

Hội thảo báo chí quốc tế 'Quản trị toà soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN'

Hội thảo báo chí quốc tế 'Quản trị toà soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN'

Ngày 7/12, tại Hà Nội, Hội thảo báo chí quốc tế "Quản trị toà soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại ...

Kinh tế Đức có thể suy giảm 0,5% năm 2024, Bộ Tài chính 'tung' kế hoạch liên quan đến nợ công

Kinh tế Đức có thể suy giảm 0,5% năm 2024, Bộ Tài chính 'tung' kế hoạch liên quan đến nợ công

Ngày 16/12, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner công bố kế hoạch cải cách các quy định về nợ công của nước này để ...

Tình hình Ukraine: Sức ép gia tăng ở tiền tuyến, Kiev cảnh báo châu Âu, Thủ tướng Đức nói về sự tham gia của quân đội, Hà Lan 'mở đường' cho 2 tỷ Euro

Tình hình Ukraine: Sức ép gia tăng ở tiền tuyến, Kiev cảnh báo châu Âu, Thủ tướng Đức nói về sự tham gia của quân đội, Hà Lan 'mở đường' cho 2 tỷ Euro

Hà Lan ký thỏa thuận an ninh với Ukraine, Thủ tướng Scholz quyết không để quân đội Đức tham gia xung đột ở Ukraine, Kiev ...

(theo Reuters, TASS)

Tin cũ hơn