Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia

Vy Anh
Tại Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển", Giáo sư Clive Schofield, Trung tâm Tài nguyên và an ninh đại dương quốc gia Australia tại Đại học Wollongong (Australia) chia sẻ cách tiếp cận trong phân chia các khu vực chồng lấn yêu sách thông qua phân định biển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xác định các yêu sách chồng lấn trên biển: Những biện pháp khả thi
Giáo sư Clive Schofield (ngoài cùng bên trái) tham dự Hội thảo và có nhiều chia sẻ liên quan đến yêu sách chồng lấn trên biển. (Ảnh: Tuấn Anh)
Giáo sư Clive Schofield là chuyên gia địa lý biển và học giả luật quốc tế. Ông có 200 ấn phẩm được xuất bản, bao gồm 23 cuốn sách và chuyên khảo trong các lĩnh vực liên quan đến yêu sách chồng lấn trên biển. Ông từng tham gia các quá trình giải quyết hòa bình tranh chấp biên giới – lãnh thổ cùng một số vụ việc phân định biên giới quốc tế tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Số lượng yêu sách gia tăng nhanh

Giáo sư Clive Schofield cho rằng, trong những thập niên trở lại đây, các yêu sách quyền tài phán trên biển đã mở rộng đáng kể. Các yêu sách mở rộng này bị hạn chế bởi khuôn khổ các vùng tài phán trên biển được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Tuy nhiên, do các quốc gia ven biển nằm gần nhau, số lượng các yêu sách biển chồng lấn gia tăng nhanh chóng, trong đó nhiều trường hợp vẫn chưa được giải quyết.

Theo Giáo sư, các quốc gia ven biển thường không xác định chính xác ranh giới yêu sách biển đối với các quốc gia láng giềng, do đó phạm vi khu vực biển có yêu sách chồng lấn và các khu vực tiềm ẩn tranh chấp không được xác định rõ.

Giáo sư Clive Schofield cho biết, thực trạng này xảy ra bất chấp các quốc gia thành viên UNCLOS có nghĩa vụ nộp lưu chiểu thông tin địa lý tới Tổng thư ký Liên hợp quốc để làm rõ vị trí đường cơ sở, ranh giới ngoài của các vùng biển, cũng như các ranh giới biển.

Theo đó, có những “hố đen” trong quản trị đại dương, kẽ hở cho các hoạt động đánh bắt, thương mại trái phép ở các vùng biển tranh chấp. Ở một số trường hợp, những vùng biển tranh chấp đã trở thành điểm nóng khi bất đồng leo thang, làm gia tăng các mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.

Các quốc gia thường nêu ra quyền tài phán với các vùng biển chồng lấn, được viện dẫn theo luật pháp quốc tế, do vậy, nếu không dàn xếp được giữa các quốc gia thì cần phải có biện pháp điều chỉnh tạm thời mà không phương hại đến các nước và thoả thuận cuối cùng.

Có nhiều hình thức dàn xếp như: Hoạch định một khu vực khai thác chung, nơi hai bên có thể hoạt động khai thác đánh bắt cá, thậm chí là khai thác dầu khí; xác định ranh giới tạm thời hoặc thỏa thuận không thực hiện các hoạt động nhất định.

Xác định các yêu sách chồng lấn trên biển: Những biện pháp khả thi
Việt Nam hợp tác thúc đẩy nghề cá, chống đánh bắt bất hợp pháp. (Ảnh: CP)

Cần đạt được thỏa thuận dàn xếp tạm thời

“Cần xác định không gian biển chồng lấn trong tuyên bố chủ quyền và các điều khoản nào có thể áp dụng cho các khu vực có yêu sách chồng lấn. UNCLOS cũng chưa nhất quán và có những điểm khó áp dụng cho những vùng biển cụ thể. Có một sự mơ hồ, không chắc chắn trong việc áp dụng các điều khoản đối với tuyên bố chủ quyền vùng chồng lấn giữa các quốc gia”, Giáo sư phân tích thêm.

Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức ngày 8/10 tại Hà Nội.

Hội thảo quy tụ khoảng 200 đại biểu là các học giả trong nước và quốc tế, đại diện các bộ, ngành địa phương biên giới và ven biển.

Việc tổ chức Hội thảo xuất phát từ ý nghĩa của công tác biên giới, lãnh thổ và yêu cầu thực tế khách quan của việc quản lý và hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển.

Theo vị Giáo sư, cần có một bộ quy tắc ứng xử giữa các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại vùng biển chồng lấn đó và phải nỗ lực đạt được thỏa thuận hoặc dàn xếp tạm thời, không có các hành động ngăn cản việc đạt được thỏa thuận chung. Các bên trao đổi nội dung, nội hàm của bộ quy tắc ứng xử trên tinh thần thiện chí, một số trường hợp cần có tham chiếu, tận dụng các tiền lệ, án lệ để đạt được thỏa thuận ứng xử giữa các quốc gia, án lệ Guyana với Suriname là một điển hình.

Trong thời kỳ chuyển tiếp từ khi tranh chấp nổi lên tới khi đạt được dàn xếp, các nước có nghĩa vụ phải nỗ lực hết sức hướng tới thỏa thuận tạm thời có tính chất thực tiễn, nhưng không có nghĩa vụ đạt thỏa thuận và không gây phương hại hoặc cản trở việc đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Thêm vào đó, việc tranh chấp chưa được dàn xếp không cản trở các hoạt động kinh tế ở khu vực tranh chấp. Tuy vậy, các nước cũng cần thận trọng trong việc cấp phép những hoạt động nhiều khả năng gây hại vĩnh viễn tới môi trường biển hoặc cản trở việc đạt được thỏa thuận cuối cùng. Ngoài ra, cần lưu ý rằng, các hoạt động thực thi pháp luật cũng có thể khiến việc đạt thỏa thuận thêm khó khăn.

Các ngoại trưởng G7 nhóm họp bên lề Đại hội đồng LHQ, ra tuyên bố về loạt vấn đề nóng

Các ngoại trưởng G7 nhóm họp bên lề Đại hội đồng LHQ, ra tuyên bố về loạt vấn đề nóng

Ngày 23/9, các ngoại trưởng của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tiến hành một cuộc họp bên ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 3/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt ...

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân ...

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

Ngày 9/10, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại ...

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về nỗ lực của Việt Nam trong việc ...

Xem nhiều

Đọc thêm

HortEx Vietnam 2025: Cơ hội để doanh nghiệp ngành Rau quả Việt mở rộng giao thương, tìm kiếm đối tác quốc tế

HortEx Vietnam 2025: Cơ hội để doanh nghiệp ngành Rau quả Việt mở rộng giao thương, tìm kiếm đối tác quốc tế

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 – HortEx Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ 12-14/3/2025, tại TP. ...
Xúc tiến đầu tư, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp hàng không

Xúc tiến đầu tư, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp hàng không

Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum) sẽ diễn ra vào ngày 17/12 tại Hà Nội.
Thông báo số 1 về Chương trình Xuân Quê hương 2025

Thông báo số 1 về Chương trình Xuân Quê hương 2025

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình Xuân Quê hương ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia họp báo thông tin về đất nước và Ngày Việt Nam tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia họp báo thông tin về đất nước và Ngày Việt Nam tại Riyadh

Chương trình Ngày Việt Nam tại Saudi Arabia nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá về văn hóa, đất nước và con người đến đông đảo công chúng sở tại.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị TP. Hồ Chí Minh triển khai 6 nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị TP. Hồ Chí Minh triển khai 6 nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo trong Hội nghị Tổng kết công tác đối ngoại của TP. Hồ Chí ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 14/12/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 14/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 14/12/2024.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Phiên bản di động