Dệt may châu Á lo sợ khi Việt Nam vào TPP

Tờ Nikkei Asian Review ngày 16/2 nhận định, nhiều nước xuất khẩu dệt may trong khu vực châu Á đang thực sự cảm thấy sức nóng cạnh tranh từ Việt Nam khi TPP được ký kết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
det may chau a lo so khi viet nam vao tpp
Nhiều nước châu Á đang "đứng ngồi không yên" trước sức ép từ dệt may Việt Nam. (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Là một trong bốn nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Việt Nam đang đứng trước cơ hội vô cùng to lớn trong việc tiếp cận thị trường của 11 quốc gia thành viên TPP và 28 quốc gia thành viên EU. Đây  là những thị trường lớn mà mọi quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á đều mong muốn tiếp cận.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), riêng Hiệp định TPP sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (ngành dệt may, da giày và thủy sản) tăng 30% và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng 10% vào năm 2030.

TPP vẫn cần được Mỹ và các nước phê chuẩn, điều này sẽ trì hoãn việc thực thi hiệp định cho đến ít nhất là năm sau trong khi EVFTA sẽ cần đến 7 năm trước khi thuế suất đối với hàng dệt may Việt Nam sang châu Âu được dỡ bỏ hoàn toàn.

Dù vậy, các nước xuất khẩu may mặc trong khu vực như Campuchia hay Myanmar lo ngại nếu các Hiệp định thương mại được tiến hành như kế hoạch, Việt Nam sẽ tạo sức ép không nhỏ lên ngành dệt may của hai quốc gia này. Trung Quốc và Bangladesh, hai nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, cũng có khả năng bị ảnh hưởng. Cùng với đó là Indonesia và Pakistan, những nước có ngành dệt may lớn nhưng đang gặp khó khăn.

“Những hiệp định thương mại mà Việt Nam đang ký kết sẽ là một mối quan ngại không chỉ riêng với Myanmar mà toàn bộ khu vực châu Á”, Khine Khine New, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Myanmar (MGMA) lo lắng.

Nỗi lo của Myanmar và Campuchia  

Hiện nay, phần lớn các nhà xuất khẩu dệt may Myanmar đều coi châu Âu vừa là thị trường vừa là nhà đầu tư chính, khi ngành dệt may đang đóng vai trò chủ lực trong kế hoạch trở thành nền kinh tế sản xuất của quốc gia này.

Trên thực tế, năm 2013, Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm thuế hàng xuất khẩu từ Myanmar trong khuôn khổ chương trình tiếp cận thị trường dành cho các nước kém phát triển. Khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Myanmar xuất sang EU và dự kiến sẽ còn gia tăng trong thời gian tới.

Với chương trình tương tự, Campuchia cũng đã tăng lượng hàng xuất khẩu sang châu Âu từ 28% năm 2011 lên 42% năm 2014. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu dệt may Campuchia lo ngại sự cạnh tranh gay gắt từ Việt Nam khi EU giảm dần mức thuế hiện tại là 11,7% cho hàng dệt may từ Việt Nam - nơi năng suất lao động được đánh giá là cao hơn so với Campuchia.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, là một trụ cột của nền kinh tế Campuchia, ngành dệt may đã góp phần tạo ra hơn 700.000 việc làm và mang lại 5,3 tỷ USD, chiếm gần 80% trong tổng thu nhập từ xuất khẩu của Campuchia trong năm 2014.

Ken Loo, Tổng thư ký của Hiệp hội Dệt may Campuchia thừa nhận ngành dệt may đang mất dần thị phần Mỹ vào tay Việt Nam. “Nếu chúng tôi không thể cạnh tranh ngay cả trong điều kiện hiện tại thì khi TPP đến thì mọi chuyện sẽ ra sao? Câu trả lời là: chúng tôi vô cùng lo lắng”, ông nói.

Không chỉ riêng Campuchia, ngay ở thị trường Mỹ, ngành dệt may Myanmar cũng được dự báo sẽ gặp không ít thách thức từ Việt Nam - được cho là sẽ có thể tăng gấp đôi lượng hàng xuất khẩu vào Mỹ một khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

Giải pháp của Indonesia

Indonesia, quốc gia đang xuất khẩu 50% hàng dệt may vào Mỹ và EU, cũng đang cảm nhận sức nóng rõ rệt từ cuộc cạnh tranh với Việt Nam tại hai thị trường lớn này.

Một trong những lý do làm giảm sức cạnh tranh của Indonesia, theo Bộ trưởng Kinh tế nước này Darmin Nasution, là do chi phí năng lượng cao. Để giảm chi phí hoạt động cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, tháng 10/2015, Indonesia đã quyết định hạ thuế điện vào buổi tối.

“Thách thức chính vẫn do chi phí điện năng còn quá cao. Tiếp đó là những khó khăn khi tiếp cận hai thị trường châu Âu và Mỹ. Nếu chúng tôi có thể khắc phục được hai thách thức này, tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may có thể đạt mức hai con số”, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Indonesia Ade Sudrajat dự báo.

Những sức ép đến từ hai đối thủ trong khu vực là Malaysia và Việt Nam khi gia nhập TPP đã khiến Jakarta không khỏi lo lắng. Bộ trưởng Thương mại Indonesia Tom Lembong phát biểu hôm 27/1 rằng các hiệp định tự do thương mại (FTA) mới mà Việt Nam đang triển khai và ký kết sẽ là một “mối đe dọa”. Mặc dù quy mô nền kinh tế của Indonesia lớn gấp bốn lần của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2014 đã đạt 22,2 tỷ USD, trong khi từ Indonesia sang EU chỉ đạt 14,4 tỷ USD.

Bangladesh, Pakistan nghi ngại

Sức ép từ Việt Nam không chỉ khiến các nước trong khu vực đứng ngồi không yên mà còn lan sang cả nhiều nước trong khu vực châu Á như Bangladesh hay Pakistan…, vốn nổi tiếng là những quốc gia gia công dệt may giá rẻ.

Faruque Hassan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu Dệt may Bangladesh cho biết, việc Việt Nam vào TPP sẽ thực sự là một mối quan ngại đối với các nước xuất khẩu dệt may như Bangladesh. Ông Hassan chỉ ra bất lợi của Bangladesh khi nước này vẫn phải chịu mức thuế trung bình 16% đối với mặt hàng dệt may khi xuất sang Mỹ còn ở Việt Nam mức thuế này sẽ được giảm trừ trong thời gian tới.

Trong khi đó, Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu Dệt may Pakistan mới đây cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ từ Việt Nam. “Việt Nam là một thị trường dệt may mới nổi và đang dần trở thành một đối thủ đáng gờm, đặc biệt với ngành dệt sợi của Pakistan. Sau khi hoàn tất FTA với EU, Việt Nam đã xuất khẩu 23 tỷ USD hàng dệt may sang châu Âu, trong khi Pakistan chỉ đạt mức 5 tỷ USD”, báo cáo của Hiệp hội này lưu ý.

det may chau a lo so khi viet nam vao tpp
Tổng công ty May 10 thuộc Vinatex đã chủ động tìm hiểu thị trường trước khi TPP và EVFTA được ký kết. (Ảnh: Quang Hòa)

Việt Nam sẽ gặp phải thách thức gì?

Vào TPP đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải mở cửa hơn rất nhiều, trước mắt là việc cho phép các công đoàn hoạt động độc lập và trao nhiều quyền lợi hơn cho người người lao động.

Paul Huynh, Giám đốc Công ty kiểm toán KPMG Việt Nam nhận định: “TPP sẽ mang lại cơ hội to lớn cho người lao động đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế cũng như góp phần nâng cao năng suất lao động”.

Nếu thực hiện đúng theo những cam kết này, dệt may Việt Nam chắc chắn sẽ hưởng lợi nhiều hơn so với các đối thủ trong khu vực. Bangladesh đã chịu tổn thất không nhỏ từ thảm họa sập xưởng may năm 2013, còn Myanmar và Campuchia thì thường xuyên xảy ra các cuộc biểu tình và đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Mức lương tối thiểu ở Campuchia đã tăng từ 80 USD/tháng lên 140 USD/tháng kể từ năm 2014. Mới đây, Myanmar đã tăng mức lương tối thiểu lên 67 USD/tháng vào năm 2015.

Các nhãn hiệu thời trang phương Tây không muốn hình ảnh bị ảnh hưởng bởi việc đình công có thể sẽ chọn cách tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc trao quyền lớn hơn cho công đoàn theo như cam kết trong TPP sẽ là một thách thức với Việt Nam khi nguy cơ về bất ổn chính trị có thể gia tăng.

Một thách thức lớn hơn mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt đó là quy tắc về xuất xứ. TPP quy định quy tắc xuất xứ rất nghiêm ngặt, theo đó, các sản phẩm dệt may của Việt Nam làm bằng vải nhập từ các nước không tham gia Hiệp định sẽ không được hưởng  ưu đãi.

Lường trước được điều này, nhiều công ty dệt may Việt Nam đã chủ động tìm hiểu và điều chỉnh để thích ứng với các quy định của TPP và EU trước khi các hiệp định được ký kết. Đầu năm 2015, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã đạt được thỏa thuận với các công ty Nhật Bản đầu tư vào ngành dệt nhuộm trong nước. Nhiều công ty Trung Quốc cũng đã thành lập nhà máy dệt nhuộm tại Việt Nam – không phải để xuất khẩu trực tiếp mà để cung cấp vải dệt cho các nhà xuất khẩu trong nước. Đây là tín hiệu cho thấy “quy tắc xuất xứ” sẽ là thỏi nam châm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

“Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc tận dụng cơ hội và khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ của Việt Nam”, Jayant Menon, Chuyên gia kinh tế ở Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) bình luận.

Còn bà Trần Loan, Tổng giám đốc của doanh nghiệp Tohe Style, chuyên xuất khẩu áo thun và phụ kiện sang Nhật Bản cho biết, đối với nhiều hãng sản xuất dệt may Việt Nam, quy tắc xuất xứ là một thách thức lớn. “Hầu hết các nhà máy hiện nay đều nhập chỉ và các nguyên liệu khác từ Trung Quốc”, bà nói.

Diễn Tú (lược dịch)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà giảm.
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Doanh nhân Stephen P. Lynch đề nghị các quan chức Mỹ cho phép đấu thầu đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?
Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Chuyên gia cảnh báo rằng sự tăng giá của bitcoin đang tạo cảm giác an toàn giả tạo cho nhà đầu tư, cho rằng tiền điện tử không ổn định như vàng.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động