TIN LIÊN QUAN | |
Bất đồng với OPEC, Nga từ chối siết chặt thêm nguồn cung dầu để đối phó Covid-19 | |
Giá dầu thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một năm do virus corona |
Lo ngại dịch bệnh khiến nhu cầu năng lượng tiếp tục giảm, giá dầu thế giới giảm sâu. (Nguồn: Reuters) |
Nga không muốn cắt giảm thêm sản lượng
Liên minh giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) với các nhà sản xuất khác ngoài khối bao gồm Nga (còn gọi là OPEC+) đã không đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào thứ Sáu (6/3), sau khi Moskva từ chối thắt chặt nguồn cung để chống lại tác động của dịch bệnh.
Một ngày trước đó, các quốc gia OPEC - do nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới Saudi Arabia dẫn dắt - đã đồng ý khuyến nghị "điều chỉnh giảm thêm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày cho đến ngày 30/6/2020. 10 nước ngoài khối sẽ thực hiện cắt giảm tổng cộng 500.000 thùng/ngày, trong khi 13 nước thành viên OPEC tự gánh vác phần còn lại. Nhưng Nga đã không chấp nhận đề xuất này.
Diễn biến trên đã khiến giá dầu sụt giảm khá mạnh. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2020 đã kết thúc phiên 6/3 ở mức 41,28 USD/ thùng, giảm 10,1% trong ngày. Còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2020 cũng sụt mất 9,4% xuống 45,27 USD/thùng. Cả hai loại dầu trên đều khép phiên ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2016.
Chuyên gia Andrew Lebow thuộc công ty tư vấn Commodity Research Group cho biết, Moscow có quan điểm khác về thị trường so với Saudi Arabia hoặc OPEC. Ông nói thêm rằng nền kinh tế Nga đa dạng hơn so với hầu hết các quốc gia OPEC và ít phụ thuộc vào dầu mỏ.
Theo giới quan sát, ưu tiên hàng đầu của Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, là tránh để mất thị phần vào tay Mỹ. Hiện Mỹ là nước đứng đầu thế giới về sản xuất dầu với sản lượng hơn 13 triệu thùng/ngày và xuất khẩu từ 3-4 triệu thùng/ngày.
Trong điều kiện như vậy, thị trường dầu thế giới có thể tiếp tục phải chịu tình trạng dư cung trong những tháng tới, đặc biệt là khi các đợt cắt giảm hiện hành sẽ hết hạn vào cuối tháng Ba và triển vọng kéo dài chính sách này có vẻ không chắc chắn.
Các quốc gia OPEC+ đã tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng 1,2 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2017 để đấy giá “vàng đen” lên cao hơn. Trong cuộc họp gần đây nhất vào tháng 12/2019, các nước đã đồng ý cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng mỗi ngày, riêng Saudi Arabia "tự nguyện" cắt giảm tới 400.000 thùng/ngày.
Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, Saudi Arabia. (Nguồn: AFP) |
Song giới chuyên gia nói rằng, giá dầu đã chịu áp lực từ thời điểm đó do lượng dự trữ dầu dồi dào và tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu. Ngoài ra, quyết định cắt giảm được công bố vào tháng 12/2019 ban đầu tuy có tác động đẩy giá dầu lên cao, nhưng dịch bệnh đã khiến mặt hàng này giảm mạnh trở lại.
Ông Lebow cảnh báo, nếu không còn kế hoạch cắt giảm sản lượng nào, điều đó đồng nghĩa là tình trạng dư cung dầu trong quý II và thậm chí quý III năm nay có thể sẽ cao hơn so với những gì thị trường ước tính hồi đầu tuần.
Nguy cơ suy thoái đẩy ám ảnh thị trường
Nguồn cung quá lớn cũng gây áp lực giảm giá. Một số chuyên gia còn dự đoán dầu WIT của Mỹ có thể sớm giảm xuống dưới mức 40 USD/thùng. Thậm chí, có người cảnh báo cuộc khủng hoảng trong nhu cầu năng lượng còn chưa đến giai đoạn tồi tệ nhất.
Với sự suy giảm đà tăng trưởng toàn cầu do dịch Covid-19 gây ra, các nhà đầu tư cho rằng đà sụt giảm của giá dầu sẽ còn tiếp diễn.
Ông James Williams của công ty tư vấn WTRG Economics cho rằng, nguy cơ suy thoái là rất cao và mỗi lần xảy ra suy thoái, giá dầu đều xuống thấp. Chuyên gia này ước tính rằng hoạt động tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ giảm gần bốn triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên.
Bên cạnh đó, ông Williams cũng cảnh báo, nếu kinh tế Trung Quốc không phục hồi nhanh, tình hình sẽ xấu đi trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ. Khi đó, các nhà sản xuất dầu của Mỹ có thể là một trong những nạn nhân chính của giá dầu lao dốc. Vì theo lý thuyết, dù giá thấp sẽ khuyến khích hoạt động tiêu dùng, chúng gây bất lợi cho các công ty phải chi trả cho hoạt động của họ.
Dịch Covid-19: Một binh sĩ Mỹ nhiễm SARS-CoV-2, Ai Cập ghi nhận thêm 33 bệnh nhân TGVN. Lầu Năm Góc (Mỹ) thông báo 1 lính thủy đánh bộ vừa trở về thủ đô Washington từ nước ngoài đã có kết quả dương ... |
Đức ‘nhấp nhổm’ trước tác động kinh tế do dịch Covid-19 lan rộng TGVN. Số ca nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Đức ngày càng tăng với 800 người nhiễm (tính đến ngày 8/3), đang gây ... |
Dịch Covid-19: Tại sao việc xác định 'bệnh nhân số 0' lại quan trọng? TGVN. Khi một dịch bệnh xảy ra, việc xác định được bệnh nhân đầu tiên - bệnh nhân số 0 sẽ góp phần mở đường ... |