Điểm danh những vũ khí hiện đại bậc nhất của phương Tây chuyển tới Ukraine nhằm xoay vần cục diện

Vy Anh
Rõ ràng, những vũ khí hiện đại bậc nhất của phương Tây đã và đang giúp Ukraine triển khai các kế hoạch tác chiến trên thực địa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vũ khí phương Tây và sự lợi hại bậc nhất trong cuộc chiến tại Ukraine
Kiev đang có trong tay rất nhiều vũ khí hiện đại do phương Tây sản xuất. (Nguồn: AFP)

Khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine tháng 2/2022, quân đội Ukraine chủ yếu phụ thuộc vào vũ khí thời Liên Xô (cũ), từ xe tăng, pháo cho đến máy bay chiến đấu. Nhưng đến nay, cùng với hàng tỷ USD hỗ trợ quân sự đổ vào nước này, Kiev đang có trong tay nhiều vũ khí hiện đại hơn do phương Tây gửi đến và những lợi thế mà chúng có thể mang lại.

Tin liên quan
Tình hình Ukraine: VSU tiến bước ở Berkhovka, phương Tây đã ‘cạn’ vũ khí này để gửi tới Kiev? Tình hình Ukraine: VSU tiến bước ở Berkhovka, phương Tây đã ‘cạn’ vũ khí này để gửi tới Kiev?

Tên lửa tấn công

Sự chú ý đổ dồn vào một bệ phóng tên lửa hiện đại do Mỹ sản xuất đã được gửi đến Ukraine. Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) được cho là mang lại cho lực lượng của Kiev khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và với độ chính xác cao hơn nhiều so với các hệ thống do Liên Xô thiết kế.

Trong cuộc phản công mùa Thu, HIMARS cung cấp cho quân đội Ukraine khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 80 km (50 dặm) và sau đó có thể nhanh chóng di chuyển - được sử dụng để tấn công các cây cầu gần thành phố Kherson phía Nam, chia cắt quân đội Nga và các tuyến đường tiếp tế của họ.

Sau này, Kiev mong muốn có các tên lửa tầm xa hơn (với tầm bắn lên tới 300 km) và cũng có thể được phóng bởi HIMARS.

Vào tháng 2/2023, Washington đã đồng ý gửi các quả bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) có tầm bắn 150 km khi được phóng bởi HIMARS. Vương quốc Anh cũng đã công bố việc chuyển giao các tên lửa hành trình Storm Shadow - có tầm bắn 550 km.

Cả hai vũ khí này đã được triển khai trong chiến đấu, mở rộng phạm vi tấn công của Ukraine.

Phòng không

Trong suốt thời gian diễn ra cuộc xung đột, Nga đã tận dụng tối đa tên lửa tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine. Để chống lại những đòn tấn công yểm hộ đó, phương Tây đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không Patriot và Avenger.

Với giá 4 triệu USD cho một dàn phóng, tên lửa Patriot tập trung chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, tạo điều kiện để các vũ khí đơn giản hơn có thể đối phó với các máy bay không người lái cảm tử giá rẻ, bay chậm của Iran thường được người Nga sử dụng.

Ngay cả với những hệ thống phòng không mới này, Ukraine vẫn phải vật lộn để bảo vệ lãnh thổ của mình trước các cuộc tấn công của Nga.

Nga đã dựa vào các tên lửa hành trình và đạn đạo tầm xa để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine, tránh rủi ro cho các máy bay chiến đấu sau khi mất nhiều chiếc trong giai đoạn đầu của chiến dịch.

Ukraine duy trì lực lượng không quân nhỏ yếu hơn nhiều với các máy bay phản lực Sukhoi và Mig-29 do Liên Xô sản xuất ở khu vực cách xa tiền tuyến và sử dụng chúng để phóng tên lửa từ khoảng cách lớn nhằm giảm thiểu tổn thất.

Ukraine từ lâu đã thúc đẩy phương Tây cung cấp các máy bay phản lực, nhưng việc chuyển giao chúng được dự báo là sẽ không thể diễn ra sớm.

Pháo binh

Từ lâu đã được mệnh danh là “Vua chiến đấu”, các hệ thống pháo binh là chìa khóa trong bất kỳ cuộc xung đột nào, nhất là trong cuộc xung đột ở Ukraine. Quân đội Nga đã thọc sâu vào khu vực phía Nam và phía Đông của Ukraine.

Pháo binh có thể hạ gục các tòa nhà và vũ khí của đối phương từ khoảng cách hợp lý và gây ra sự hỗn loạn đến mức đối phương buộc phải rút lui. Các lực lượng Ukraine đang sử dụng nhiều pháo binh trong các trận chiến xung quanh Zaporizhzhia, nơi bắt đầu cuộc phản công đang diễn ra.

Ukraine có lực lượng pháo binh hùng hậu từ đầu - và giờ đây họ có thêm M777 của Mỹ và pháo Panzerhaubitze 2000 của Đức, cả hai đều chính xác và mạnh mẽ hơn so với những gì họ đã có trong giai đoạn đầu cuộc xung đột.

Xe tăng và xe bọc thép

Giới phân tích quân sự cho rằng, Ukraine cần "lực lượng tấn công" gồm xe tăng và các phương tiện chiến đấu khác nếu muốn chọc thủng phòng tuyến của Nga.

Các xe tăng được chuyển giao cho đến nay - bao gồm nhiều mẫu Leopards của Đức và Challengers của Anh – hiện đại hơn so với xe tăng T-64 và T-72 do Liên Xô thiết kế mà Ukraine đã dựa vào khi bắt đầu cuộc xung đột.

Theo Craig Cartier, một nhà phân tích về Liên Xô đã nghỉ hưu của Mỹ với hơn 30 năm kinh nghiệm nhận định, các mẫu xe tăng mới có lớp giáp tốt hơn nhiều và có thể tấn công chính xác hơn so với xe tăng của Nga.

Trong khi đó, Mỹ đã gửi xe chiến đấu Bradley, loại xe này có khả năng bảo vệ tốt hơn cho binh lính trên xe và có hỏa lực tốt hơn so với xe bọc thép thời Liên Xô mà Ukraine đã sử dụng.

Tất cả những phương tiện này có thể gây thương vong cao và phá hủy các hệ thống vũ khí khác, khiến chúng trở nên vô cùng quan trọng đối với một cuộc phản công.

Gia hạn thỏa thuận ngũ cốc: Nga chỉ trích phương Tây không đủ nỗ lực, Liên hợp quốc sẽ làm tất cả những gì có thể

Gia hạn thỏa thuận ngũ cốc: Nga chỉ trích phương Tây không đủ nỗ lực, Liên hợp quốc sẽ làm tất cả những gì có thể

Ngày 14/3, Nga tuyên bố nước này đã nhất trí với thiện chí gia hạn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, đồng ý tạo điều ...

Moscow chỉ trích nỗ lực ‘phủ bóng đen’ của phương Tây, nêu quan điểm về EU; Belarus trở nên thân thiết hơn với Nga

Moscow chỉ trích nỗ lực ‘phủ bóng đen’ của phương Tây, nêu quan điểm về EU; Belarus trở nên thân thiết hơn với Nga

Ngày 4/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, phương Tây đang cố chia rẽ nước này và Trung Quốc bằng cách tuyên truyền về ...

Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Mỹ vừa nêu thủ phạm, Nga vội lên tiếng chỉ trích 'ý đồ phối hợp của phương Tây'

Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Mỹ vừa nêu thủ phạm, Nga vội lên tiếng chỉ trích 'ý đồ phối hợp của phương Tây'

Ngày 7/6, Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho rằng, thông tin về việc Mỹ biết kế hoạch của Ukraine nhằm tấn công đường ống ...

Truyền thông phương Tây nêu tổn thất của Kiev, Wagner bỏ ngỏ khả năng rời Ukraine

Truyền thông phương Tây nêu tổn thất của Kiev, Wagner bỏ ngỏ khả năng rời Ukraine

Ukraine kêu gọi Đức tăng viện trợ, NATO nêu kỳ vọng về chiến dịch phản công, Mỹ "trút" thêm vũ khí là một số diễn ...

Bất đồng quan điểm, chính phủ phương Tây nỗ lực tái thiết Ukraine, doanh nghiệp ‘cật lực’ tài trợ Nga?

Bất đồng quan điểm, chính phủ phương Tây nỗ lực tái thiết Ukraine, doanh nghiệp ‘cật lực’ tài trợ Nga?

Bỏ qua lợi ích kinh doanh to lớn đối với quá trình tái thiết Ukraine, một số lượng lớn các doanh nghiệp phương Tây vẫn ...

(theo Reuters, Apnew.com)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động