TIN LIÊN QUAN | |
Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam-Nhật Bản | |
Văn hóa doanh nghiệp: Đường tới thành công của doanh nhân |
Điều này một phần xuất phát từ nguyên do lịch sử thuộc Pháp với cuốn sách nổi tiếng Xứ Đông Dương của vị quan Toàn quyền Paul Doumer, và một phần lớn bởi sự đặc sắc trên nền tảng văn hóa lúa nước và tín ngưỡng Phật giáo nơi đây.
Nền tảng nông nghiệp lúa nước
Việt - Lào - Campuchia là những quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Theo thời gian, quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của cư dân ba nước đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội nguồn của các dân tộc.
Khoảng cách địa lý hay khác biệt văn hóa của ba quốc gia trên bán đảo Đông Dương không nhiều, nên đôi khi, thật khó phân biệt qua những bức ảnh về phong cảnh làng quê ở đây. Đặc trưng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa và sự thừa hưởng nguồn nước từ dòng Mekong vĩ đại đã cho người dân ba nước Việt – Lào – Campuchia điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước – vốn được cho là đã hình thành tại khu vực Đông Nam Á từ cách đây hàng nghìn năm.
Chùa Phật Tích của Việt Nam được xây dựng tại Vientiane, Lào. Ảnh: Nguyễn Văn Kự |
Sự tương đồng giữa văn hóa người Việt, người Lào và người Campuchia bắt nguồn từ chính nền tảng chung của văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Nền văn hóa bắt nguồn từ văn minh lúa nước đã trở thành một yếu tố quan trọng, góp phần hình thành nên mối quan hệ keo sơn giữa người dân ba nước trên bán đảo này.
Tuy ngôn ngữ chính thức và hình thức tổ chức chính trị – xã hội khác nhau, nhưng những nét tương đồng trong văn hóa thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời sống hàng ngày của cư dân bán đảo. Vì vậy, không khó để tìm thấy sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ tâm hồn chung về các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính người già.
Chất keo văn hóa Phật giáo
Bên cạnh xuất phát điểm là nền văn minh lúa nước với những đặc điểm riêng có thì bản sắc văn hóa của người dân trên bán đảo Đông Dương còn được thể hiện, được kết tinh ở vô số những phong tục, lễ hội phong tục văn hoá, đặc biệt là văn hóa Phật giáo.
Giống như ở Việt Nam, đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người dân các nước này và được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật. Nhờ những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình, người dân nơi đây luôn nêu cao những phẩm chất yêu thương và hướng thiện. Sự hài hòa giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc trong triết lý nhân sinh của người dân cả ba nước.
Ở Việt Nam, với tinh thần khế lý (1), khế cơ (2) , Phật giáo đã hội nhập, hòa quyện với tín ngưỡng và văn hóa dân gian để trở thành Phật giáo Việt Nam đầy sức sống. Sau gần 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã thấm sâu vào đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc là một nét đặc trưng nổi bật trong truyền thống và tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam.
Còn tại Lào, theo thống kê, hiện có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, với 20.000 tăng ni và khoảng 6.300 cơ sở thờ tự. Chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào. Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi và múa hát, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh và quyến rũ.
Ở Campuchia, Phật giáo là tôn giáo nhà nước, Chính phủ nước này khuyến khích ngày lễ Phật giáo, hỗ trợ đào tạo về Phật và xây dựng một viện để thực hiện nghiên cứu và xuất bản các tài liệu về văn hóa và truyền thống Phật giáo.
Campuchia cũng là một trong những đất nước mà người dân có niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ và tuyệt đối nhất, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy cũng như tính thẩm mỹ của người Campuchia. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong các kiến trúc đình, chùa và các công trình xây dựng khác.
Có thể nói, sự gần gũi về khoảng cách địa lý, với nền tảng tín ngưỡng là Đạo Phật, cùng với sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ với những nền văn hóa khác nhau, qua những thời kỳ lịch sử khác nhau đã mang đến cho các cư dân ở bán đảo Đông Dương sự phong phú và đậm đà trong bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
(1) Khế lý : phù hợp với chân lý, đạo lý, pháp lý.
(2) Khế cơ : phù hợp với thời cơ, hoàn cảnh mà mình đang sống.
Tôn vinh nét đẹp văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở châu Âu Một chuyến lưu diễn của các nghệ sỹ Ví, Giặm được tổ chức nhằm giúp cộng đồng người Việt ở Đông Âu được tiếp cận trực ... |
Paris sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực cho người tị nạn “Ẩm thực có sức mạnh để mang những người không quen biết và không có điểm chung về văn hóa xích lại gần nhau”. |
Thức tỉnh đạo hiếu trong văn hóa dân tộc Đó là mục đích của Đại lễ Vu Lan năm nay vừa được Ban thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt ... |