Điểm mặt những 'đối thủ' đáng gờm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Hà Nam
Dù vẫn còn tới hơn 6 tháng nữa mới chính thức diễn ra, cuộc đua tìm kiếm chủ nhân mới cho điện Élysée được các chuyên gia dự báo sẽ là một cuộc cạnh tranh khốc liệt bởi sự đa dạng trong thành phần các ứng viên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo dữ liệu khảo sát được tạp chí Politico công bố, đương kim Tổng thống Emmanuel Macron hiện vẫn đang dẫn đầu danh sách, với tỷ lệ ủng hộ cách biệt hoàn toàn so với các ứng viên tiềm năng khác ở mức 24%.

Mặc dù vậy, nếu như quyết định tiếp tục tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, ông Macron sẽ phải đối mặt với một loạt các đối thủ “đáng gờm”, phần lớn đều đã từng cạnh tranh với ông trong cuộc bầu cử 4 năm trước.

Những vấn đề nổi cộm trong chương trình tranh cử của các ứng viên bao gồm: lao động, chi phí sinh hoạt, môi trường, nhập cư và an ninh.

Dưới đây là những gương mặt chính được xác nhận sẽ tham gia vào cuộc bầu cử năm 2022.

Bà Marine Le Pen. (Nguồn: AFP)
Bà Marine Le Pen, Chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia (FN). (Nguồn: AFP)

Marine Le Pen

Bà Marine Le Pen hiện đang là chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia (FN) và đứng ngay sau ông Macron về tỷ lệ ủng hộ, ở mức 17%.

Vị ứng cử viên 53 tuổi có tham gia hai cuộc bầu cử Tổng thống trước đó vào năm 2012 và 2017. Trong cuộc bầu cử năm 2012, bà chỉ xếp ở vị trí thứ ba. Còn trong cuộc bầu cử 5 năm sau đó, bà chỉ chịu thất bại trước duy nhất ứng cử viên Macron, với 33,9% số phiếu ủng hộ.

Bà Le Pen được biết đến là một người có lập trường cứng rắn trong vấn đề nhập cư. Cụ thể, trong chiến dịch tranh cử của mình, bà đề xuất xóa bỏ việc nhập tịch theo diện kết hôn cũng như cho những người đã sinh ra trên đất Pháp.

Ngoài ra, theo kế hoạch của bà Le Pen, người nước ngoài tại Pháp cũng sẽ phải chờ ít nhất 5 năm nếu muốn đăng ký giảm trừ gia cảnh.

Trong vấn đề năng lượng, bà khẳng định sẽ ngưng hoàn toàn nguồn trợ cấp chính phủ cho các dự án năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Đây là vấn đề gây tranh cãi rất lớn và được người dân Pháp quan tâm chặt chẽ.

Tuy nhiên, trước thềm cuộc bầu cử tới đây, vị chính trị gia cực hữu cũng đã có sự mềm mỏng hơn trong định hướng về chính sách đối ngoại. Khác với tư tưởng hoài nghi châu Âu thường thấy trước đó, bà Le Pen hứa hẹn sẽ không rút tư cách thành viên của Pháp khỏi Liên minh Châu Âu (EU), khối Schengen hay khu vực đồng tiền chung Euro.

Ông Eric Zemmour. (Nguồn: AP)
Ông Eric Zemmour. (Nguồn: AP)

Eric Zemmour

Ông Zemmour, 63 tuổi, là một ứng cử viên độc lập không thuộc bất kỳ chính đảng nào. Ông hiện đang là một nhà bình luận chính trị có tiếng tại Pháp.

Nhiều chuyên gia đánh giá ông là một nhân tố có thể gây ra bất ngờ lớn cho cuộc bầu cử sắp tới, bởi chính đường lối cực hữu của ông hiện đang nhận được sự ủng hộ lớn ở mức 16%, ngang ngửa với ứng viên Marine Le Pen.

Quan điểm công khai của ông Zemmour trong vấn đề nhập cư cứng rắn hơn rất nhiều so với bà Le Pen. Thậm chí, nhà bình luận này đã từng nhiều lần dính vào kiện tụng, chủ yếu do các phát ngôn gây tranh cãi nhằm vào người Hồi giáo và người da màu.

Một số tờ báo nổi tiếng như The Independent còn sử dụng biệt danh “Le Trump” để so sánh ông với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Xavier Bertrand. (Nguồn: AFP)
Chủ tịch Hội đồng của vùng Hauts-De-France Xavier Bertrand. (Nguồn: AFP)

Xavier Bertrand

Ông Bertrand hiện đang là Chủ tịch Hội đồng của vùng Hauts-De-France. Trước đó, ông từng nắm giữ nhiều chức vụ bộ trưởng quan trọng trong chính phủ của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.

Vị chính trị gia 56 tuổi sẽ tranh cử để trở thành gương mặt đại diện của Đảng Cộng hòa (LR) tham gia vào cuộc bầu cử Tổng thống. So với 2 ứng viên khác đến từ LR, tỷ lệ ủng hộ của ông Bertrand hiện đang cao hơn hẳn, ở mức 14%.

Trong chương trình tranh cử của mình, với những vấn đề ưu tiên bao gồm “chính quyền, lao động và lãnh thổ”, ông đã hứa hẹn sẽ nâng cao mức lương cơ bản của người lao động tại Pháp, giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân cũng như ngăn chặn các hoạt động của phong trào Hồi giáo cực đoan Salafi.

Ông Jean-Luc Mélenchon. (Nguồn: Twitter)
Ứng viên đảng La France Insoumise Jean-Luc Mélenchon. (Nguồn: Twitter)

Jean-Luc Mélenchon

Ông Mélenchon, 70 tuổi, là người đã về thứ tư trong cuộc bầu cử năm 2017 và hiện đang đứng ở vị trí thứ năm về tỷ lệ ủng hộ, ở mức 9%.

Chương trình tranh cử của vị chính trị gia cánh tả chủ yếu tập trung vào những vấn đề xã hội và chi phí sinh hoạt.

Ứng cử viên đại diện đảng La France Insoumise đưa ra ý tưởng về một “bộ luật tình trạng xã hội khẩn cấp”, trong đó bao gồm việc “đóng băng” hoàn toàn giá xăng dầu, khí đốt và lương thực trong một số trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất tăng mức lương tối thiểu hàng năm của người lao động từ 1,258 lên 1,400 Euro.

Trước đó, vào tháng 12/2019, ông Mélenchon đã từng phải hứng chịu bản án tù treo ba tháng và mức phạt 8000 Euro đi kèm, với lý do xúc phạm người thi hành công vụ đối với lực lượng đang tìm kiếm bằng chứng liên quan tới các khoản chi bất thường tại văn phòng riêng của ông.

Ông Yannick Jadot. (Nguồn: AFP)
Ứng viên Đảng Xanh Yannick Jadot. (Nguồn: AFP)

Yannick Jadot

Vị ứng cử viên 54 tuổi đến từ Đảng Xanh là một trong hai người duy nhất, bên cạnh ông Zemmour, không tham gia vào cuộc bầu cử năm 2017.

Trong chương trình tranh cử của mình, ông Jadot đã lên tiếng phản đối vấn đề chăn nuôi gia súc công nghiệp cũng như hoạt động của các doanh nghiệp khai thác nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là “ông lớn” Total. Ông khẳng định, mọi khoản chi tiêu công nên đi kèm với điều kiện về bảo vệ môi trường.

Tỷ lệ ủng hộ cho ông Jadot hiện đang ở mức 8%.

Bà Anne Hidalgo. (Nguồn: AFP)
Thị trưởng Paris Anne Hidalgo. (Nguồn: AFP)

Anne Hidalgo

Gương mặt 62 tuổi đại diện cho đảng Xã hội hiện đang trong nhiệm kỳ thứ hai trên cương vị thị trưởng của thành phố Paris.

Tương tự như ứng viên Mélenchon, bà Hidalgo cũng tán thành ý tưởng tăng mức lương cơ bản cho người lao động.

Trong bối cảnh các cuộc biểu tình và đình công vẫn đang diễn ra với tần suất ngày càng gia tăng tại Pháp nói chung và thủ đô Paris nói riêng, bà Hidalgo khẳng định, chính phủ mới do bà lãnh đạo sẽ ưu tiên cho việc tiến hành đàm phán lại với các công đoàn để “bảo vệ nhân phẩm của người dân tại các cơ sở lao động”.

Ngoài ra, phát triển xanh cũng là một mối quan tâm lớn của thị trưởng Paris.

Mặc dù vậy, tỷ lệ ủng hộ cho bà Anne Hidalgo hiện đang ở mức khá khiêm tốn, dao động xung quanh 4-7%.

Một số gương mặt khác

Bên cạnh đó, cuộc đua vào điện Élysée cũng quy tụ một vài gương mặt nổi bật khác.

Chủ tịch đảng Tự do (SL), bà Valérie Pécresse - Chủ tịch Hội đồng vùng Île-de-France - cũng được xác định là một ứng viên tiềm năng. Trước đó, bà từng giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục bậc cao và Bộ Ngân sách dưới thời cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.

Nữ chính trị gia 54 tuổi dự định sẽ đóng cửa một số nhà máy năng lượng hạt nhân và tập trung cho các dự án năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, giải quyết vấn đề về việc làm và trợ cấp xã hội cũng là một ưu tiên lớn của bà Pécresse.

Trong khi đó, Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh Châu Âu (EU) về vấn đề Brexit, ông Michel Barnier, đã khẳng định sẽ tham gia cuộc bầu cử năm tới. Trước tiên, ông sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với ứng viên Xavier Bertrand để trở thành gương mặt đại diện cho đảng LR và nếu giành chiến thắng, vị cựu Ngoại trưởng 70 tuổi này sẽ là người cao tuổi nhất trong cuộc đua.

Ông Barnier chủ yếu tập trung vào các vấn đề về mức thuế và mức lương cơ bản cho người lao động, đặc biệt là giáo viên và nhân viên y tế. Ông cũng lên tiếng kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý trong vấn đề nhập cư.

Hiện vẫn còn quá sớm để các chuyên gia đưa ra bất kỳ kết luận nào về người kế nhiệm cho chiếc ghế Tổng thống Pháp. Tuy nhiên, cuộc đua vào điện Élysée năm 2022 sẽ là một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ứng cử viên.

Hậu AUKUS: Tổng thống Mỹ-Pháp điện đàm, nhấn mạnh vấn đề phòng thủ châu Âu

Hậu AUKUS: Tổng thống Mỹ-Pháp điện đàm, nhấn mạnh vấn đề phòng thủ châu Âu

Ngày 22/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã có buổi điện đàm, trong đó nhấn mạnh về các ...

Tổng thống Macron công bố kế hoạch Nước Pháp 2030 - 'ngăn thứ ba của tên lửa đẩy'

Tổng thống Macron công bố kế hoạch Nước Pháp 2030 - 'ngăn thứ ba của tên lửa đẩy'

Ngày 12/10, tại Điện Elysée ở thủ đô Paris, Tổng thống Emmanuel Macron đã chính thức giới thiệu kế hoạch France 2030 (Nước Pháp 2030), ...

(theo Politico/Euronews)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hải quan Việt Nam-Lào đặc biệt quan tâm xây dựng, duy trì, gìn giữ, phát triển quan hệ hợp tác ngày càng hướng đến thực chất, hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Armenia một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng thực chất và ...
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Chiều tối nay (ngày 19/11), bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Bước đi của Mỹ sẽ không có tác động lâu dài đến diễn biến xung đột tại Ukraine nhưng có thể giúp quân đội quốc gia Đông Âu trong ngắn hạn.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động