Điểm nóng vùng Vịnh: Khi lý trí bị thử thách

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Vụ việc tàu chở dầu Iran bốc cháy, được Iran cho là bị trúng tên lửa, tưởng đã “đổ thêm dầu” vào chảo lửa vùng Vịnh. Vậy mà, động thái từ các bên chỉ cho thấy sự kiềm chế rất lớn. Thử lý giải tại sao. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
diem nong vung vinh khi ly tri bi thu thach Căng thẳng vùng Vịnh: Sáng kiến khó khả thi
diem nong vung vinh khi ly tri bi thu thach Đối đầu Mỹ-Iran: Thực chất khác biểu hiện
diem nong vung vinh khi ly tri bi thu thach
Địa điểm nơi tàu chở dầu của Iran lại bốc cháy (dấu tròn màu đỏ) là ở ngay ngoài khơi Saudi Arabia. (Nguồn: news.sky.com)

Không phải vì bản chất vụ việc không giật gân mà báo chí và truyền thông ở các nước Phương Tây rất hời hợt với vụ việc con tàu chở dầu Sabiti của Iran bị hoả hoạn ở gần một hải cảng của Saudi Arabia. Cũng không phải ngẫu nhiên mà báo chí và truyền thông Phương Tây đều đồng loạt ít đưa tin, gần như không phân tích và bình luận về vụ việc này.

Không thể nói vụ việc này, bất kể nguyên nhân từ đâu, chẳng hề có tác động gì tới diễn biến tình hình chính trị an ninh và cục diện quan hệ giữa các nước trong cũng như ngoài khu vực vùng Vịnh vốn đang rất căng thẳng, phức tạp và nhạy cảm về mọi phương diện.

Nhiều giả thuyết, một logic

Lý do ở chỗ lần này, tàu chở dầu của Iran chứ không phải của ai khác bị nạn và lại còn bị nạn ở rất gần một hải cảng của Saudi Arabia. Lý do ở một tư duy logic rất đơn giản là nếu như con tàu chở dầu này không bị hoả hoạn do chính nó tự gây ra vì trục trặc kỹ thuật hay không đảm bảo an toàn chống cháy nổ gì đó và nếu như không phải do phía Iran tự gây chuyện thì phải có kẻ nào đó ở bên ngoài đã chủ ý tấn công phá hoại con tàu này. Hai khả năng đầu khó xảy ra trong khi tình huống thứ ba lại có nhiều khả năng xảy ra. Báo chí và truyền thông ở các nước Phương Tây đâu có khách quan và phi chính trị đến mức đứng hẳn về phía sự thật trong vụ việc này.

Cách đây đâu đã lâu, ngay sau khi xảy ra mấy cuộc tấn công vào một số cơ sở khai thác dầu lửa và tinh lọc dầu của Saudi Arabia, Vương triều này, Mỹ, EU và đồng minh của họ đổ trách nhiệm ngay cho Iran. Bây giờ, tàu chở dầu của Iran lại bốc cháy ở ngay ngoài khơi Saudi Arabia. Chẳng phải vì thế mà không nghĩ ngay đến khả năng Saudi Arabia dính líu trực tiếp hay sao, nếu không phải là thủ phạm thì cũng đã bị kẻ thứ ba nào đó xô đẩy vào tình thế bị Iran và thế giới bên ngoài nghi ngờ là thủ phạm.

Phía Saudi Arabia đã ý thức được về sự cần thiết phải hạn chế thiệt hại khi nhanh chóng quả quyết không liên quan gì đến vụ việc và mời chào Iran nhận trợ giúp về cứu hộ cứu nạn trên biển.

Bạn có thể quan tâm:

diem nong vung vinh khi ly tri bi thu thach Mỹ với vụ Saudi Arabia bị tấn công: Mập mờ cho đỡ khó

TGVN. Phản ứng của Mỹ trước việc đồng minh quân sự của mình là Saudi Arabia bị tấn công cho thấy mô thức ứng xử ...

Từ giác độ lợi ích mà nói thì cả Mỹ, Saudi Arabia hay các đồng minh khác trong khu vực vùng Vịnh đều không có lợi ích thiết thực gì với việc tấn công con tàu này của Iran để trả đũa các vụ tấn công vào cơ sở dầu lửa của Saudi Arabia mà họ quả quyết Iran là thủ phạm. Nếu trả đũa như thế thì thật quá thô thiển và vụng về, phản tác dụng nhiều hơn là tác dụng khi mục tiêu tấn công chỉ là một con tàu chở dầu bình thường của Iran và nơi xảy ra vụ việc lại ở gần Saudi Arabia.

Cho nên lời giải thích đáng tin cậy nhất xem ra chỉ có thể là có kẻ thứ ba nào đó không phải là Mỹ hay Saudi Arabia đã tiến hành vụ tấn công này để kích động Iran trả đũa và xô đẩy Mỹ, Saudi Arabia và Iran vào vòng xoáy của đụng độ vũ trang với nhau, thậm chí cả chiến tranh với nhau. Cũng chính vì thế mà Iran phản ứng rất kiềm chế cho dù quả quyết con tàu này đã bị tấn công bằng tên lửa. Iran chủ ý không làm to chuyện và không vội vàng gì khi nguyên nhân của vụ việc chưa được làm sáng tỏ. Nhiều khả năng vụ việc này rồi đây không khi nào được làm cho sáng tỏ bởi sự thật có thể khiến cho các bên liên quan trở nên khó xử hơn là tình trạng mập mờ.

Đối đầu hay kiềm chế?

Iran không thể không nhận thấy tuy Mỹ đưa thêm quân đội đến Saudi Arabia và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot ở đó nhưng Mỹ thật sự không chủ ý gây chiến với Iran. Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện tại đưa thêm quân đội và vũ khí của Mỹ đến vùng Vịnh để răn đe Iran chứ không phải vì mục tiêu tiến hành chiến tranh với Iran. Iran cũng không muốn chiến tranh với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực nên sẽ chỉ tiếp tục làm găng khi phải đối phó.

Tất cả các bên liên quan này đều ý thức được rằng, đã đến lúc phải rút củi đáy nồi và phải thật sự luôn tỉnh táo để không sa vào cái bẫy của những bên thứ ba được lợi và chủ trương trục lợi từ đối địch và chiến tranh giữa Mỹ và đồng minh trong khu vực với Iran.

Vụ việc mới rồi này có tác động cảnh tỉnh Mỹ cùng đồng minh và Iran rõ ràng và khẩn thiết hơn bao giờ hết. Hiện tại, nó thử thách lý trí của các bên. Nghe thì thấy nghịch lý nhưng một trong những tác động rất đáng kể của nó là buộc các bên liên quan phải hành xử theo hướng căng thẳng và đối địch giảm đi chứ không tăng lên ở khu vực.

Dịch Dung

diem nong vung vinh khi ly tri bi thu thach

Mỹ - Trung Quốc đạt thoả thuận thương mại: Hạn chế thiệt hại

TGVN. Mỹ - Trung Quốc vừa đạt thoả thuận thương mại - một thoả thuận tối thiếu, một giải pháp tình thế nhất thời, không ...

diem nong vung vinh khi ly tri bi thu thach Tổng thống Rouhani: Mỹ đang 'tuyệt vọng' trước sự kháng cự của Iran

TGVN. Ngày 23/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ, theo đó ngân hàng trung ương của ...

diem nong vung vinh khi ly tri bi thu thach Mỹ gọi 'vụ tấn công của Iran' là 'hành động chiến tranh'

TGVN. Ngày 18/9, trao đổi với báo giới trên chuyên cơ trước khi hạ cánh xuống thành phố Jeddah ở phía Tây Saudi Arabia, Ngoại ...

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động