Nhỏ Bình thường Lớn

Diễn đàn Doanh nghiệp Khu vực Singapore lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Ngày 7/7, Diễn đàn Doanh nghiệp Khu vực Singapore (SRBF) sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự tham dự và phát biểu trong phiên khai mạc của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
Diễn đàn Doanh nghiệp Khu vực Singapore lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Diễn đàn Doanh nghiệp Khu vực Singapore (SRBF) sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự tham dự và phát biểu trong phiên khai mạc của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái. (Nguồn: SRBF)

Sự kiện do Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) tổ chức năm nay bước sang năm thứ 7, thu hút sự tham gia của lãnh đạo các ngành, quan chức chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, học giả và nhà ngoại giao, nhằm tăng cường hợp tác khu vực và khám phá các cơ hội kinh doanh bền vững.

Ông Kok Ping Soon, Giám đốc điều hành SBF, cho biết doanh nghiệp Singapore quan tâm đặc biệt đến thị trường Việt Nam và việc lựa chọn Việt Nam là nơi tổ chức Diễn đàn DSRBF lần thứ 7 phản ánh tầm quan trọng của việc phát triển mối quan hệ song phương và mở rộng hợp tác kinh doanh sang các lĩnh vực mới… Đây là lần thứ 7 SBF tổ chức diễn đàn này nhưng là lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam, 6 lần trước đều tổ chức tại Singapore.

Mở rộng quan hệ kinh tế, tạo sự gắn kết chặt chẽ

Diễn đàn SRBF đặt mục tiêu mở rộng mối quan hệ kinh tế, tạo sự gắn kết chặt chẽ, đồng thời, hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ đối tác song phương, 10 năm Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore.

Theo ông Kok Ping Soon, việc Diễn đàn tại Hà Nội lựa chọn chủ đề Tăng cường hợp tác khu vực để tăng trưởng bền vững nhằm nêu bật tầm quan trọng của sự hợp tác, tính bền vững và yếu tố tăng trưởng bao trùm trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tại Đông Nam Á. Đồng thời, hướng tới tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung trên toàn khu vực.

Ông Kok Ping Soon cho biết thêm, Chính phủ Việt Nam và Singapore gần đây đã ký kết Biên bản ghi nhớ về tăng cường thương mại - đầu tư, kinh tế xanh và kỹ thuật số. Diễn đàn SRBF lần này sẽ đóng vai trò là một nền tảng tạo thêm nhiều cơ hội trong lĩnh vực số hóa, phát triển bền vững và phát triển nguồn nhân lực giữa hai nước.

Tin liên quan
Việt Nam khẳng định vị thế điểm đến đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp Singapore Việt Nam khẳng định vị thế điểm đến đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp Singapore

Diễn đàn SRBF tại Hà Nộisẽ bao gồm 4 phiên thảo luận chính. Trong đó nổi bật là chương trình Trò chuyện với các Bộ trưởng có sự tham gia của Bộ trưởng Lao động kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công thương Singapore Tan See Leng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Sự kiện sẽ đề cập các vấn đề như căng thẳng toàn cầu và cùng thảo luận về triển vọng xây dựng tương lai bền vững cho Đông Nam Á trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế và môi trường.

Ngoài ra, Diễn đàn sẽ có 3 phiên thảo luận khác về các chủ đề như Cơ hội phát triển bền vững trong khu vực cho nhà đầu tư; Đổi mới công nghệ trong quá trình số hóa của ASEANTương lai nguồn nhân lực.

Trong khuôn khổ Diễn đàn cũng diễn ra một loạt các hoạt động khác như ký kết biên bản ghi nhớ (MOU), kết nối kinh doanh trực tiếp và trực tuyến, triển lãm các ngành nghề kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khám phá cơ hội tăng trưởng kinh doanh trong khu vực. Lãnh đạo tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên và Nghệ An cũng sẽ phát biểu tại một phiên họp riêng để giới thiệu về môi trường kinh doanh và cơ hội đầu tư tại 3 địa phương này.

Diễn đàn SRBF lần thứ 7 được tổ chức tại Hà Nội sẽ được tổ chức dưới hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, giúp người tham dự có thể tương tác với nhau thông qua triển lãm ảo, các chương trình phát trực tiếp và kết nối kinh doanh trực tuyến. Sự kiện sẽ có sự tham dự của hơn 500 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, quan chức chính phủ cấp cao, nhà hoạch định chính sách, học giả, nhà ngoại giao và đại diện truyền thông từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Song hành cùng SRBF, Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore cũng tổ chức đưa một phái đoàn kinh doanh đến Hà Nội làm việc từ ngày 5-8/7. Đoàn kinh doanh gồm 30 đại biểu sẽ tìm hiểu thêm về môi trường kinh doanh của Việt Nam, tăng cường liên kết hợp tác với các doanh nghiệp địa phương và thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam-Singapore.

Singapore - nhà đầu tư hàng đầu

Với việc cùng ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), quan hệ thương mại - đầu tư của Singapore và Việt Nam ngày càng bền chặt hơn.

Diễn đàn Doanh nghiệp Khu vực Singapore lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại Bình Dương. (Nguồn: SRBF)

Năm 2022, thương mại song phương giữa hai nước tăng gần 10% so với năm trước, đạt 9,1 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại đạt gần 3,76 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu gần 1,7 tỷ USD, nhập khẩu hơn 2 tỷ USD.

Về mặt đầu tư, năm 2022, vốn FDI của Singapore vào Việt Nam lên tới gần 6,46 tỷ USD, đưa Singapore trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong năm. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 5 năm 2022, Singapore có 3.240 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 73,4 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn thứ 2 vào Việt Nam chỉ sau Hàn Quốc.

Tin liên quan
Đẩy mạnh hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số là ưu tiên của Việt Nam-Singapore Đẩy mạnh hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số là ưu tiên của Việt Nam-Singapore

Theo ông Kok Ping Soon, các công ty Singapore rất quan tâm đến việc mở rộng hoạt động sang Việt Nam, do tầng lớp trung lưu của Việt Nam gia tăng nhanh và có khả năng sản xuất để hỗ trợ xuất khẩu mạnh mẽ.

Khảo sát Kinh doanh Quốc gia của SBF năm 2022 - 2023 cho thấy, Việt Nam là một trong 3 quốc gia hàng đầu mà các công ty Singapore hướng tới mở rộng đầu tư trong ngắn hạn, với các lĩnh vực quan tâm chính như sản xuất, cơ sở hạ tầng, thương mại bán buôn và bán lẻ.

Singapore mong muốn hợp tác để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên như thương mại điện tử, tài chính ngân hàng và an ninh mạng.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, Singapore muốn hợp tác với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 ở cả hai nước. Đồng thời, tìm cách phát triển một mạng lưới điện kết nối Singapore và Việt Nam, có thể trở thành một mô hình kiểu mẫu trong hợp tác và thương mại năng lượng điện trong ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và chuyến công tác 72 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và chuyến công tác 72 giờ

Với hơn 30 hoạt động trong 72 giờ, điều có thể cảm nhận rõ ở chuyến thăm chính thức Singapore và Brunei của Thủ tướng ...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Tổng thống Singapore, nhất trí hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, đào tạo cán bộ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Tổng thống Singapore, nhất trí hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, đào tạo cán bộ

Ngày 5/5, tại Thủ đô London, Vương quốc Anh, nhân dịp dự Lễ Đăng quang Nhà vua Anh Charles III, Chủ tịch nước Võ Văn ...

ASEAN 42: Việt Nam-Singapore nhất trí sớm thống nhất bổ sung, sửa đổi, nâng cấp Hiệp định khung Kết nối hai nền kinh tế

ASEAN 42: Việt Nam-Singapore nhất trí sớm thống nhất bổ sung, sửa đổi, nâng cấp Hiệp định khung Kết nối hai nền kinh tế

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thúc đẩy triển khai hiệu quả quan ...

Việt Nam-Singapore đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ và năng lượng xanh

Việt Nam-Singapore đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ và năng lượng xanh

Thực hiện thỏa thuận giữa hai Bộ Ngoại giao, ngày 18/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và Thứ trưởng Thường ...

Hợp tác kinh tế là điểm sáng tiêu biểu trong quan hệ Việt Nam-Singapore

Hợp tác kinh tế là điểm sáng tiêu biểu trong quan hệ Việt Nam-Singapore

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định, Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của Singapore là đối tác kinh ...