Điện thoại trong lớp học: Cần ‘vắc xin’ để tăng sức đề kháng

Yến Nguyệt
TGVN. Trao đổi với TG&VN về vấn đề học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học, điều khiến PGS. TS. Chu Cẩm Thơ lo ngại nhất chính là đội ngũ “người lớn”, bao gồm phụ huynh, giáo viên. Sự lạm dụng công nghệ của họ chính là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh “học làm theo” mà không học sử dụng công nghệ một cách đúng mực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
dien thoai trong lop hoc can vac xin de tang them suc de khang
PGS.TS. Chu Cẩm Thơ cho rằng, để học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học được hiệu quả, cần trang bị kỹ năng cho các em. (Ảnh: NVCC)

Biết rằng áp dụng công nghệ là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên, ranh giới giữa tra cứu thông tin học tập với các trò tiêu khiển chỉ cách nhau một cú ấn nút. Là một phụ huynh, đồng thời là nhà giáo, bà có băn khoăn, lo lắng khi điện thoại thông minh được đưa vào lớp học?

Các thiết bị di động đã trở nên phổ biến với mọi người, học sinh cũng dùng di động trong cuộc sống. Sự phát triển hướng tới đa chức năng, gần gũi khiến cho các điện thoại thông minh không chỉ có chức năng liên lạc, mà còn có chức năng tra cứu, giải trí. Với kết nối internet dễ dàng, đúng là chỉ một cú ấn nút, thì cả thế giới đã mở ra.

Các thống kê cho thấy, Việt Nam còn là môi trường rất dễ truy cập, sử dụng các trò chơi, các trang web giải trí. Do đó, chúng ta không khỏi băn khoăn, lo lắng khi việc này dễ dàng lôi cuốn học sinh, trong đó có con của tôi, có người lớn chúng ta. Không ít người đã “nghiện” điện thoại.

Không ít học sinh đã mải mê điện thoại mà quên, sợ việc học. Đặc biệt, những nghiên cứu của tôi về việc học trực tuyến trong mùa Covid-19 đã cho thấy, học sinh thường truy cập một trang web khác nữa trong quá trình học tập, trong khi người lớn khó kiểm soát được việc đó.

Như tôi đã chia sẻ trong một vài hội thảo và báo cáo, thực tiễn những tác động tiêu cực của điện thoại thông minh, của môi trường internet là có thật. Chúng ta không thể trốn tránh, bởi ngay cả khi cấm “với trường hợp này”, thì ở trường hợp khác lại xảy ra. Vì thế, chỉ có cách chung sống, phát huy mặt tích cực của nó, trang bị cho người dùng những kĩ năng sử dụng, sự hiểu biết mà ta có thể coi là “vắc xin” để có thêm sức đề kháng.

Theo tôi, cần thiết phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình, nhà trường, xã hội, để tạo một hệ sinh thái lành mạnh. Chẳng hạn, trong gia đình, ý thức sử dụng công nghệ của người lớn là bài học đầu tiên cho mọi trẻ nhỏ. Sử dụng thế nào để hiệu quả, an toàn cả thể chất, tinh thần là điều các bậc cha mẹ cũng phải học, phải thực hành nếu muốn giáo dục con em mình.

Còn ở trường học, như chúng ta đã biết, học sinh trung học trở lên (từ lớp 6), mới đề cập việc giáo viên có thể cho phép sử dụng điện thoại vào việc học. Nếu không phải để phục vụ việc học, thì không được phép dùng. Điều này là tiên quyết, để thấy rằng, nhà trường, giáo viên không hề dễ dãi khi cho phép học sinh được dùng điện thoại.

Điều đáng bàn nhất, đó là đầu tư nền tảng nội dung. Để cú ấn nút của học sinh sẽ giúp các em tiến vào thế giới ảo của tri thức, chứ không phải là sự thiếu thốn cả nội dung, cả sự hấp dẫn. Các bài học cần được soạn, được chuẩn bị theo đúng các điểm mạnh của công nghệ: chương trình hóa, phân hóa, mô phỏng hóa, hấp dẫn, cá nhân và có tương tác.

Một lớp học thông minh có thể thiếu vắng sự hiện diện những thiết bị thông minh được hay không, theo bà?

Tùy vào việc hiểu thế nào là “thông minh” mà chúng ta sẽ đánh giá sự hiện diện của những thiết bị thông minh. Với tôi, lớp học thông minh trước hết cần thỏa mãn tiêu chí của chương trình dạy học (bao gồm cách bố trí nội dung và phương pháp giảng dạy nội dung đó), rồi sau đó mới đến các thiết bị hỗ trợ.

Thiết bị thông minh là phương tiện dạy học. Nếu nó được sử dụng thông minh thì nó là thiết bị thông minh, còn nếu không, nó còn có thể gây hại, nhiều hơn cả một “cục gạch”.

Điều tôi lo ngại nhất chính là đội ngũ “người lớn”, bao gồm phụ huynh, giáo viên và những người sống xung quanh học sinh. Sự lạm dụng công nghệ của họ chính là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh “học làm theo” mà không học sử dụng công nghệ một cách đúng mực.

Đồng thời, người lớn cũng thiếu hiểu biết, kĩ năng quản lí, giám sát việc sử dụng điện thoại. Thiếu cả sự đầu tư hướng dẫn sử dụng, tạo ra bài học hiệu quả từ việc dùng công nghệ.

Vậy có khi nào học sinh sẽ lười suy nghĩ, phụ thuộc vào tra cứu google, mượn bộ nhớ google thay vì vận động, rèn luyện bộ não?

Cốt yếu vẫn là chương trình học tập mà các em được học. Chúng ta không thiếu những ví dụ khi những em học sinh lớp 8, lớp 9 đã say sưa học lập trình, làm thí nghiệm, làm toán... mặc dù các em học trực tuyến và sử dụng tốt công nghệ. Một câu hỏi, bài toán đòi hỏi tư duy chắc chắn không thể mượn bộ nhớ của internet được. Tôi đã chứng kiến điều đó khi học cùng con gái mình.

Đó là, con cần viết bài cảm thụ về một bài ca dao nói lên công ơn cha mẹ. Con tôi đã tra cứu trên internet. Cháu đọc các bài giải thích, bình luận nhưng hoang mang lựa chọn rồi quay ra hỏi tôi. Tôi đã cùng cháu phân tích những bài "có sẵn" ấy, liên hệ với bản thân cháu, với tôi (là mẹ cháu).

Sau đó, cháu đã viết lại bài của mình, với một ý nghĩ: “mình hiểu thế nào thì phải viết thế đó”. Như vậy, việc tra cứu internet chẳng khác gì việc đọc sách tham khảo.

Trân trọng cảm ơn PGS.TS!

Điện thoại thông minh như 'ma lực' gây nghiện, sao lại đưa vào lớp học?

Điện thoại thông minh như 'ma lực' gây nghiện, sao lại đưa vào lớp học?

TGVN. Bày tỏ quan điểm sau hàng loạt ý kiến trái chiều xung quanh thông tư cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp ...

Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Chỉ người trong cuộc mới thấu!

Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Chỉ người trong cuộc mới thấu!

TGVN. Hẳn chúng ta ai cũng từng ít nhất một lần nghe đến câu “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Nay học trò ...

GS. TS. Huỳnh Văn Sơn: Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học, không thể không quản được thì cấm!

GS. TS. Huỳnh Văn Sơn: Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học, không thể không quản được thì cấm!

TGVN. Tranh cãi về việc nên hay không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học vẫn chưa dừng lại.

Yến Nguyệt (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động