Định hướng xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam

PGS. TS. Đặng Dũng Chí
Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế nhân quyền, trong đó có việc xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia, đang được sự quan tâm lớn của Liên hợp quốc (LHQ) và mọi quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, vấn đề thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia (CQNQQG) ngày càng được đặt ra mạnh mẽ. Lựa chọn mô hình phù hợp với thực tiễn Việt Nam đòi hỏi cần nghiên cứu công phu, nhiều chiều.

Định hướng xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam
Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cam kết “tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. (Nguồn: VGP)

Nhu cầu quốc tế và quốc gia

Quyền con người là nội dung lớn, thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia. Dưới sự dẫn dắt của LHQ kể từ khi ra đời năm 1945, các hoạt động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền diễn ra liên tục, nhất quán và ngày càng phong phú, đa dạng, với sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội.

Đến nay, đã có 197 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của các điều ước nhân quyền quốc tế. Đối với hai công ước nhân quyền quan trọng nhất và luôn gây tranh luận giữa các nhóm nước (Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị - ICCPR và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa - ICESCR) cũng đã có sự thay đổi lớn về nhận thức.

Tính đến tháng 4/2021, đã có 173/197 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước ICCPR (18 nước ký, chưa phê chuẩn); 171 quốc gia thành viên Công ước ICESCR (22 nước ký, chưa phê chuẩn). Trên cơ sở đó, việc hoàn thiện pháp luật ở các quốc gia luôn được chú trọng và điều ước nhân quyền quốc tế được coi là hệ tham chiếu chủ yếu.

Nhân quyền đang ngày càng chứng tỏ là “ngôn ngữ chung” của nhân loại. Vì thế, các quốc gia đều chú trọng củng cố bộ máy nhà nước và các thể chế, nhằm thực thi nhân quyền.

Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948 đều nhấn mạnh việc “tạo mọi điều kiện cần thiết để tôn trọng nghĩa vụ do các điều ước và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra” và “nỗ lực thúc đẩy sự tôn trọng đối với các quyền và tự do cơ bản, bằng những biện pháp tiến bộ quốc gia và quốc tế”.

Thông qua sự trợ giúp của LHQ, việc tìm kiếm cách thức bảo vệ nhân quyền hiệu quả ngày càng được đẩy mạnh. Việc thành lập CQNQQG được là sự bổ sung cho sự thiếu hụt của các cơ chế hiện có.

Suốt từ năm 1946 đến đầu những năm 1990, các cuộc thảo luận quốc tế về CQNQQG diễn ra liên tục và đạt được sự thống nhất qua Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ (số 48/134, ngày 20/12/1993) về Nguyên tắc liên quan đến địa vị của CQNQQG (Nguyên tắc Paris). CQNQQG được thành lập trên cơ sở hiến pháp hoặc đạo luật; về hình thức như “cầu nối” giữa nhà nước với khu vực ngoài nhà nước (gồm cả giới truyền thông, công đoàn, tổ chức phi chính phủ…).

Các chủ thể trên có mặt ở mọi nơi trong xã hội, nên dễ dàng phát hiện những vi phạm nhân quyền và có thể trợ giúp hiệu quả nạn nhân ở những mức độ khác nhau. Các chủ thể tham gia hoạt động nhân quyền càng phong phú, đa dạng, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ.

Nhận thức rõ sự cần thiết của cơ chế này, cho đến tháng 4/2021, gần 2/3 quốc gia thành viên LHQ đã thành lập CQNQQG. Trong đó, số CQNQQG đăng ký xếp hạng qua Liên minh toàn cầu các CQNQQG (GANHRI) ngày càng cao (84 loại A, 33 loại B, 10 loại C - căn cứ vào mức độ tương thích với Nguyên tắc Paris). Điều này cho thấy, xây dựng CQNQQG đang trở thành một xu hướng lớn trên thế giới.

Vì sao xây dựng CQNQQG lại thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế? Thực tế cho thấy, bảo vệ nhân quyền là yêu cầu, đòi hỏi lớn của mọi quốc gia và cần có cơ bảo vệ cá nhân trước sự vi phạm nhân quyền từ các chủ thể công cũng như tư.

Ở Việt Nam, sau 35 năm đổi mới, việc bảo đảm nhân quyền đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhưng vẫn còn nhiều thách thức: khuôn khổ pháp luật về quyền con người mặc dù đang từng bước được kiện toàn nhưng vẫn chưa đồng bộ; thiếu hụt các nguồn lực cần cho phát triển, đặc biệt trong việc triển khai các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng giới…

Trong bối cảnh nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - thời kỳ hội nhập toàn diện, sâu rộng vào đời sống quốc tế, hàng loạt vấn đề mới về nhân quyền đặt ra, đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách, đủ năng lực giúp Đảng và Nhà nước phát hiện sớm mọi vấn đề và giải quyết một cách căn cơ, mở đường cho hoạt động đối nội và đối ngoại của đất nước.

Một cơ quan khi chuyên tâm vào một việc sẽ ngày càng trở nên chuyên nghiệp; mặt khác, khi được tổ chức theo một cách thức nhất định, tách biệt với trách nhiệm quản lý hành chính và tư pháp, cơ quan ấy sẽ có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về một hoặc nhiều vấn đề nhân quyền.

Bằng việc duy trì khoảng cách nhất định với các cơ quan thuộc nhà nước, những tổ chức như vậy có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cá nhân khỏi sự vi phạm về quyền và góp phần tạo lập một nền văn hóa nhân quyền ở mỗi quốc gia.

Việc thành lập CQNQQG phải coi là sự bổ sung chứ không phải thay thế cho các cơ chế, tổ chức, bộ máy hiện có trong bảo vệ quyền con người. Vì vậy, việc thành lập cơ quan này cần phù hợp với thực tiễn chính trị, xã hội, pháp lý và truyền thống văn hóa ở Việt Nam; kế thừa được các nguyên tắc, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động hiện hành.

Cơ sở chính trị, pháp lý

LHQ luôn khuyến khích mọi chủ thể và mọi sáng kiến trong bảo vệ nhân quyền. Theo đó, xây dựng CQNQQG là một hướng đi quan trọng trong bảo vệ nhân quyền. Gần đây, việc xây dựng CQNQQG được nêu ngay trong các công ước.

Công ước về quyền của người khuyết tật 2006 quy định: “Các quốc gia thành viên (…) thiết lập trong phạm vi quốc gia thành viên một khuôn khổ bao gồm một hoặc nhiều cơ chế độc lập (…) Khi chỉ định hoặc thiết lập một cơ chế như vậy, các quốc gia thành viên sẽ tính đến các quy định có liên quan đến vai trò và chức năng của các cơ quan quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”.

Trong Bình luận chung số 2 năm 2002, Ủy ban quyền trẻ em “hoan nghênh việc thành lập các tổ chức nhân quyền quốc gia độc lập, thanh tra trẻ em, Ủy viên Hội đồng trẻ em và những tổ chức độc lập tương tự cho việc đẩy mạnh và kiểm tra thực thi Công ước của các quốc gia thành viên”…

Khi xem xét các báo cáo về nhân quyền của Việt Nam, các cơ quan nhân quyền LHQ luôn khuyến nghị vấn đề CQNQQG. Đối với Báo cáo lần thứ ba Công ước ICCPR (bảo vệ năm 2019), Ủy ban Công ước khuyến nghị: “Trong khi ghi nhận sự tồn tại của các cơ quan chính phủ trong nước với chức năng liên quan đến nhân quyền, Ủy ban vẫn quan ngại về sự thiếu vắng một cơ quan độc lập tuân thủ các nguyên tắc về vị thế của cơ quan quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”, “Ủy ban khẳng định Nhà nước thành viên phải nhanh chóng thành lập một CQNQQG để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, phù hợp với các Nguyên tắc Paris”.

Tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2, Việt Nam chấp nhận 6/12 khuyến nghị về xây dựng CQNQQG, thì đến UPR chu kỳ 3, có thêm 9 nước khuyến nghị về vấn đề này.

Bên cạnh đó, quá trình đổi mới tư duy lý luận ở Việt Nam cũng cho thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người dân. Các Đại hội Đảng đều nhấn mạnh “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền công dân, quyền con người”…

Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cam kết “tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Tại Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III, Bộ Công an đã được giao chủ trì nghiên cứu việc xây dựng CQNQQG…

Đây là những cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho việc xây dựng CQNQQG ở Việt Nam.

Trong bối cảnh nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - thời kỳ hội nhập toàn diện, sâu rộng vào đời sống quốc tế, hàng loạt vấn đề mới về nhân quyền đặt ra, đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách, đủ năng lực giúp Đảng và Nhà nước phát hiện sớm mọi vấn đề và giải quyết một cách căn cơ, mở đường cho hoạt động đối nội và đối ngoại của đất nước.

Một số quan điểm cơ bản

Việc xây dựng CQNQQG ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm mục tiêu bảo vệ quyền con người, đồng thời gắn chặt với sự ổn định và phát triển đất nước. Quá trình đó cần dựa trên một số định hướng cơ bản dưới đây.

Trước hết, cần nhận thức rõ, việc thành lập CQNQQG là nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người ở Việt Nam. Do đó, việc lựa chọn mô hình, cách thức tổ chức và hoạt động của cơ quan này phải hướng tới hoạt động thực chất, hiệu quả và khả thi.

Hiện nay, GANHRI hằng năm đánh giá năng lực hoạt động của các CQNQQG (tham chiếu từ Nguyên tắc Paris). Tuy nhiên, điều này không cản trở việc chúng ta toàn quyền lựa chọn xây dựng một CQNQQG phù hợp thực tiễn chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam.

CQNQQG ở Việt Nam cần hướng tới các quy định của Nguyên tắc Paris, song cần có lộ trình phù hợp. Nghĩa là, trước mắt có thể trao cho cơ quan này một số chức năng, nhiệm vụ nhất định và bổ sung thêm khi đủ điều kiện.

Thứ hai, việc thành lập CQNQQG phải coi là sự bổ sung chứ không phải thay thế cho các cơ chế, tổ chức, bộ máy hiện có trong bảo vệ quyền con người. Vì vậy, việc thành lập cơ quan này cần phù hợp với thực tiễn chính trị, xã hội, pháp lý và truyền thống văn hóa ở Việt Nam; kế thừa được các nguyên tắc, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động hiện hành.

Thứ ba, xây dựng CQNQQG cần gắn với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Không ngừng kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước là yêu cầu thường xuyên để bảo đảm quyền con người. Bộ máy Nhà nước đang được vận hành trên cơ sở Hiến pháp 2013. Do đó, CQNQQG chỉ hoạt động hiệu quả khi “guồng máy” đó không ngừng đổi mới cả nhận thức, hành động trong việc bảo đảm quyền con người. Ngược lại, các cơ chế mới sẽ trở nên vô nghĩa. Như vậy, việc xây dựng CQNQQG phải gắn liền với tiếp tục cải cách hoạt động của các cơ quan nhà nước, với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.

Thực tế thế giới cũng như Việt Nam cho thấy, một cơ quan chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định có thể hoàn thành trọng trách được trao tốt hơn so với một cơ quan “ôm đồm” nhiều việc. Tương tự, cơ quan chuyên trách về nhân quyền ở Việt Nam, nếu được trao thẩm quyền rõ ràng và được tạo điều kiện,chắc chắn sẽ tạo được bước phát triển mới trên lĩnh vực này.

Hiện nước ta đang đẩy mạnh sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, một số vấn đề đặt ra về sự chồng chéo giữa cơ quan này với các cơ quan Nhà nước đều có thể được giải quyết cùng với tiến trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Về địa vị pháp lý của CQNQQG, dù không được quy định trong Hiến pháp, nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và tiền lệ pháp lý ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, trong khi Nguyên tắc Paris nhấn mạnh tính “độc lập” của cơ quan này. Vì thế, khái niệm “độc lập” chỉ có nghĩa tương đối; tức cơ quan này có quan điểm, cách nhìn riêng - độc lập, nhưng cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam đang đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và chủ trương hội nhập toàn diện, sâu rộng vào đời sống quốc tế. Vì thế, tuân thủ các quy định và xu hướng chung của Luật nhân quyền quốc tế là bước đi quan trọng; nhờ đó, Việt Nam sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế trên nhiều lĩnh vực quan trọng khác, nhằm bảo vệ tốt nhất các lợi ích quốc gia.

TIN LIÊN QUAN
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2020 nhận định thiếu khách quan về Việt Nam
Báo cáo Nhân quyền 2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định thiếu khách quan về Việt Nam
Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia Việt Nam cần thiết và hợp xu thế
Các nguyên tắc Paris về cơ quan nhân quyền quốc gia
Cao ủy Nhân quyền LHQ đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
PGS. TS. Đặng Dũng Chí

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động