TIN LIÊN QUAN | |
Bất động sản châu Á tiếp tục hút vốn | |
BĐS Nhật Bản dẫn đầu thế giới về phát triển bền vững |
Không gian xanh ngày càng khan hiếm ở các đô thị. (nguồn: JLL) |
Ngoài việc là dự án duy nhất thuộc loại hình này, hành lang Đông Hồ là một phần của chương trình nhằm xây dựng và mở rộng các không gian xanh trong đô thị tại Trung Quốc, trong bối cảnh nhu cầu về không gian công cộng ngày càng tăng ở các thành phố.
Xu hướng mới ở châu Á
Đây cũng là một xu hướng tương tự trên khắp châu Á, khi chính phủ và người dân thành phố đang rất quan tâm đến việc phát triển và gia tăng những không gian công cộng trong khu vực. Nơi hiện đang chiếm 53% dân số thành thị toàn cầu và chiếm 16 trong tổng số 28 siêu đô thị của toàn cầu với hơn 10 triệu dân.
Tiến sĩ Chua Yang Liang, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại khu vực Đông Nam Á và Singapore nhận xét, hiện các thành phố mới nổi ở khu vực châu Á bắt đầu nhìn thấy giá trị của việc tích hợp các công viên cây xanh và đây được xem là một giải pháp cho các vấn đề đô thị.
Một ví dụ điển hình như thành phố Surabaya của Indonesia - nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến giá đất và thị trường bất động sản tăng vọt. Với việc sử dụng tối đa hoá không gian bên trong ngôi nhà, dân cư sẽ phụ thuộc vào không gian công cộng. Ông Joseph Lukito, Giám đốc văn phòng Surabaya của Jones Lang LaSalle (JLL) cho biết: “Không gian công cộng, bao gồm khu vực cây xanh và công viên thành phố - rất có giá trị ở Surabaya, giúp cảnh quan thành phố đẹp hơn, cải thiện môi trường và cung cấp cho cư dân những không gian mở để hòa nhập với cộng đồng”.
Thành phố Surabaya của Indonesia. (Nguồn: Indonesia Road) |
Trong số các dự án, công viên Bungkul với có diện tích 15.000m2, gồm một hội trường, đài phun nước, khu vực chạy bộ và một sân chơi dành cho trẻ em. Giống như tất cả các công viên trong thành phố Surabaya, dự án này cũng cung cấp Wi-Fi miễn phí. Theo một cuộc khảo sát những khách tham quan công viên Surabaya cho thấy đến 80% du khách đến những công viên này một hoặc hai lần trong một tuần, và đa dạng các tầng lớp kinh tế - xã hội.
Tại Việt Nam, việc xây dựng và phát triển các không gian công cộng bền vững trong cuộc sống đô thị nói riêng luôn là một thách thức, đặc biệt khi mà hiện nay có nhiều dự án lớn đang được triển khai tại các thành phố.
Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những điểm sáng như việc mở con đường đi bộ đầu tiên Nguyễn Huệ tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 4/2015 hay mở rộng các phố đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội từ tháng 9/2016. Những công trình này đã tạo nên một sức hút rất lớn không chỉ người địa phương mà còn cả những du khách nước ngoài.
Tạo ra một trung tâm hiện đại
Những thành phố khác như Manila (Philippines) và Mumbai (Ấn Độ) cũng đối mặt với những thách thức khác nhau. Nhiều thành phố đã phát triển vượt bậc và hiện đang phải tìm cách trang bị thêm những không gian công cộng trong thiết kế của toàn thành phố. “Do đó, rất khó để các chính sách phát triển không gian công cộng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là tại các thành phố lâu đời”, ông Chua cho biết.
Tuy nhiên, điều đó không phải là không thể. Seoul là một ví dụ điển hình với việc chuyển đổi một đường cao tốc thành lối đi bộ cảnh quan ngay trong trung tâm thành phố, và đến nay đã có hơn 60.000 lượt du khách ghé thăm mỗi ngày.
Châu Á sở hữu nhiều không gian công cộng của tư nhân (POPS), thông thường thuộc sở hữu bởi những chủ đầu tư, tuy nhiên mọi người dân đều có thể tiếp cận dễ dàng, bao gồm các trung tâm mua sắm và khu thương mại.
Ví dụ, các toà nhà chung cư của Singapore được biết đến với những khoảng trống khu vực sàn - tầng trệt để tạo không gian chung cho cư dân. Từ những năm 1970, các khoảng trống sàn đã được sử dụng trong các sự kiện cộng đồng như đám cưới và đám tang, sân chơi và các phòng trưng bày nghệ thuật…
Seoul biến một đường cao tốc thành lối đi bộ cảnh quan ngay trong trung tâm thành phố. (nguồn: Korea Wold) |
Theo ông Chua, không chỉ những tòa nhà bên dưới, sân vườn trên tầng thượng cũng được tính như không gian công cộng. “Những không gian này còn giúp nâng cao giá trị của các khu vực lân cận. Vì vậy, không chỉ những phần cứng, lạnh, bê-tông đi kèm với các tiện ích trên tầng thượng mà bạn có thể sở hữu những không gian xanh, những khu vườn ngoài trời ngay bên trong tòa nhà”, ông Chua nói.
***
Tuy nhiên, vấn đề đô thị hóa dẫn đến các thành phố ngày càng trở nên dày đặc và nhu cầu đối với nguồn đất hiện hữu càng lúc càng gia tăng, tạo áp lực lên việc mở rộng và duy trì những không gian công cộng. Không có một giải pháp nào thực sự hoàn hảo.
Một số thành phố lớn của châu Á đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề trên bằng cách lấy ý kiến từ cộng động. Điển hình như chính quyền thành phố Bangkok (Thái Lan) đã giới thiệu dự án Bangkok Toàn diện, trong khi đó Ủy bản Tái thiết Đô thị của Singapore hằng năm cũng tổ chức cuộc thi Ý tưởng cho Không Gian Cộng Đồng, còn Malaysia lại tổ chức chương trình nghệ thuật và văn hóa thường niên, được biết đến với cái tên Urbanscapes, nhằm giới thiệu những không gian công cộng và cộng đồng sáng tạo của thành phố Kuala Lumpur.
Việc tạo ra những không gian, đặc biệt là không gian xanh chỉ là bước khởi đầu: Như một cam kết dài hạn, các dự án này cần được đầu tư thường xuyên để đảm bảo mục đích sử dụng như đã đề ra. Ông Chua chia sẻ: “Thách thức thực sự nằm ở việc duy trì và đảm bảo các không gian cộng đồng được giữ gìn sạch sẽ”.
Đối với những thành phố và cư dân sống tại đó, những lợi ích đạt được có thể bù đắp lại cho các chi phí, khi mà môi trường được cải thiện nhanh chóng, chất lượng cuộc sống được gia tăng, và tất cả sẽ góp phần xây dựng một xã hội phát triển và thịnh vượng.
Thị trường bán lẻ Trung Quốc hấp dẫn nhất thế giới Theo báo cáo xếp hạng các thị trường bán lẻ hấp dẫn trên thế giới của Công ty tư vấn bất động sản JLL, 12/20 ... |
Bất động sản toàn cầu vững vàng trong một năm đầy biến động Lượng giao dịch bất động sản (BĐS) toàn cầu trong quý III/2016 ghi nhận mức tăng 6% so với quý II khi thị trường đang ... |
Tiền vẫn tiếp tục chảy vào bất động sản Theo báo cáo mới nhất phát hành vào tháng bảy của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC) tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng ... |