Tranh chấp thương mại kéo dài, doanh nghiệp Nhật Bản chịu 'đòn đau' tại thị trường Hàn Quốc |
NNA: Doanh nghiệp Nhật Bản lạc quan về triển vọng phục hồi của kinh tế châu Á |
Một nhà máy sản xuất điều hòa tại Nhật Bản. (Nguồn: Daikin). |
Cụ thể, gần một nửa số trong tổng số người được hỏi, 48,1%, ủng hộ việc thúc đẩy chính sách cứng rắn với Trung Quốc của chính quyền Trump, so với 36,9% không ủng hộ. Lĩnh vực “công nghệ cao liên quan tới quân sự” là lĩnh vực mà Nhật Bản nên hạn chế giao dịch với Trung Quốc. Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nhân đang ngày càng lo ngại về nguy cơ rò rỉ công nghệ và tổn thất tài chính từ việc giao dịch với Trung Quốc.
Trong bối cảnh căng thẳng kinh tế ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc khảo sát đã đặt câu hỏi lĩnh vực nào Nhật Bản nên cân nhắc lại đối với Trung Quốc. Trả lời cho câu hỏi này, hơn 40% đề cập đến "công nghệ cao, bao gồm các công nghệ có thể chuyển hướng sang mục đích quân sự", tiếp theo là “viện trợ, bao gồm đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc và đầu tư của Trung Quốc vào Nhật Bản”.
Khi được hỏi về các lĩnh vực Nhật Bản nên thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc, 45,1% chọn môi trường, 34,6% chọn an ninh. Khi được hỏi về mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc, những người được khảo sát đã đưa ra những câu trả lời trái chiều. 35,1% cho rằng, Nhật Bản “không nên cắt đứt” quan hệ giao thương, 31,6% cho rằng nên dừng hợp tác, 25% cho biết “không thể chọn một trong hai”.
Shin Kawashima, giáo sư tại Đại học Tokyo, tham gia cuộc khảo sát nhấn mạnh: “Các công ty Nhật Bản cần phải phân tích rủi ro và chuẩn bị phản ứng trước sự chia rẽ ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ nên cân nhắc rằng, sự chia rẽ quá mức sẽ không có lợi cho nền kinh tế toàn cầu”.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 5/9, 4 hãng xe hơi lớn nhất Nhật Bản đã công bố doanh số bán ra tại thị trường Trung Quốc tháng 8/2020, cho thấy sự phục hồi không đồng đều tại thị trường này. Trong khi hãng Toyota và Honda có doanh số tăng lần lượt là 27,2% và 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thì doanh thu tháng 8/2020 của Nisan và Mazda lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 8/2020, Toyota bán ra 164.400 xe và là tháng thứ năm liên tiếp kể từ tháng 4/2020 (sau khi Trung Quốc công bố khống chế được dịch) có doanh số tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với sự đóng góp lớn của thương hiệu được ưa chuộng tại Trung Quốc là Corolla. Honda cũng bán ra 148.636 xe trong tháng 8/2020 và là tháng thứ hai liên tiếp có doanh số tăng sau ảnh hưởng của dịch covid-19 tại thị trường này. Nissan và Mazda đã phục hồi doanh số kể từ sau tháng 4/2020, tuy nhiên, doanh số tháng 8 lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái sau 4 tháng phục hồi.
| Ấn Độ chủ động 'dọn đường' đón các doanh nghiệp Nhật Bản rời Trung Quốc TGVN. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây đã đề xuất việc định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu dựa trên sự tin ... |
| Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng sang Đông Nam Á TGVN. Theo hãng tin Kyodo, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) ngày 16/8 công bố kết quả khảo sát cho thấy ngày ... |
| Nhật Bản sẵn sàng chi tiền để doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc TGVN. Chính phủ Nhật Bản sẽ chi tiền cho các doanh nghiệp của nước này chuyển nhà máy ở Trung Quốc về nước hoặc nước ... |