TIN LIÊN QUAN | |
20 năm sau khủng hoảng tài chính: Châu Á vẫn cần thận trọng | |
20 năm sau khủng hoảng tài chính châu Á: Mối lo còn đó |
TIN LIÊN QUAN |
Mất cân xứng tiền tệ
Tháng 5/1997, đồng Bath Thái bị tác động đầu tiên do đã đánh giá quá cao tỷ giá cố định với đồng USD. Ngân hàng Trung ương Thái Lan buộc phải thả nổi đồng Bath vào ngày 2/7 và ngay lập tức đồng tiền này mất giá gần 50%. Nền kinh tế gần như sụp đổ khi công ty tài chính lớn nhất nước này bị phá sản. Đến cuối năm, chính phủ tuyên bố đóng cửa hơn 50 công ty tài chính không có khả năng trả nợ để đổi lấy gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan nhanh chóng lan rộng sang các quốc gia Đông Nam Á láng giềng là Philippines, Malaysia và Indonesia. (Nguồn: Bloomberg) |
Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan nhanh chóng lan rộng sang các quốc gia Đông Nam Á láng giềng là Philippines, Malaysia và Indonesia. Dưới sức ép thị trường, cơ quan quản lý tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa đồng Rupiah và USD, rồi sau đó thả nổi hoàn toàn đồng Rupiah. Việc đồng Rupiah mất giá dẫn đến lạm phát tăng tốc và nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Khủng hoảng kinh tế dẫn tới các cuộc bạo động khiến hơn 1.000 người chết và Tổng thống đương nhiệm Suharto đã buộc phải từ chức sau 32 năm cầm quyền.
Đồng Peso của Philippines và đồng Ringgit của Malaysia cũng bị mất giá nghiêm trọng do ảnh hưởng từ khủng hoảng ở Thái Lan. Tuy nhiên 2 quốc gia này đã nhanh chóng áp dụng các can thiệp kiểm soát vốn và thúc đẩy việc cải cách cấu trúc kinh tế. Kết quả là cả Philippines and Malaysia nhanh chóng trở lại ổn định vào giữa năm 1998.
Khor Hoe Ee, kinh tế viên trưởng của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), cho biết nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á chủ yếu là do sự mất cân xứng tiền tệ và việc cho các công ty vay quá mức.
Cụ thể là việc các tập đoàn kinh tế đứng ra thành lập các ngân hàng rồi sau đó cho các công ty của họ vay trở nên rất phổ biến tại thời điểm đó. Kết quả là việc cho vay và đi vay vượt mức kiểm soát. Sự đổ vỡ của thị trường tài chính năm 1997 đã buộc các doanh nghiệp phải tiến hành cải cách nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển.
Cải cách phương thức quản trị
Một trong những thay đổi lớn nhất sau khủng hoảng là việc quản trị doanh nghiệp. Tại Đông Nam Á, các công ty nhà nước và các tập đoàn gia đình vẫn chiếm ưu thế. Các công ty này từng không được đánh giá cao về khả năng quản trị. Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp này đang dần trở nên minh bạch hơn. Theo ông Khor, các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng đã thực sự coi việc cải cách quản trị doanh nghiệp là một vấn đề lớn phải làm và họ cố gắng giảm thiểu rủi ro của chủ nghĩa tư bản thân hữu.
Ngành ngân hàng đã thực hiện cải cách thông qua việc thiết lập các chỉ số minh bạch. Ví dụ, các ngân hàng của Indonesia chỉ được cho các công ty trực thuộc tập đoàn vay không quá 10% tổng khoản vay của họ. Bên cạnh đó, sự tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý cũng được quy định rõ ràng hơn. Như tại SM Investments, tập đoàn thương mại mua sắm lớn nhất Philippines, các thành viên sáng lập của gia đình Sy không được phép can thiệp vào các hoạt động của tập đoàn và bổ nhiệm ông Frederic DyBuncio, là người không có quan hệ thân nhân với gia đình Sy, làm Chủ tịch.
Ông Sirivat Voravetvuthikun từng là một nhà đầu tư chứng khoán thành công. Ông đã phải đi bán bánh mỳ kẹp dạo trên đường phố Bangkok sau khi khi thị trường tài chính châu Á rơi vào khủng hoảng năm 1997. Hiện ông đang giữ chức Chủ tịch Công ty TGIF, một công ty nhỏ sản xuất nước giải khát, đồ ăn nhẹ và bánh mỳ kẹp. (Nguồn: Nikkei Asian Review) |
Một thay đổi khác sau khủng hoảng là nhận thức về rủi ro tài chính cũng được nâng cao. Cụ thể là các công ty bây giờ tránh vay mượn bằng ngoại tệ nếu có thể. Thái Lan là một ví dụ điển hình. Các tập đoàn Thái Lan cho biết họ không vay ngoại tệ hoặc chỉ vay khi họ có dự án nước ngoài.
Tập đoàn xi măng Siam (SCG) là một ví dụ điển hình của sự thận trọng trong vay mượn ngoại tệ từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng. Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra, đây là nhà sản xuất lớn nhất Thái Lan và nhanh chóng tách ra mở rộng lĩnh vực sản xuất xi măng ban đầu sang ngành hóa dầu, bao bì và ô tô. Việc mở rộng hầu như dựa trên tài trợ từ các khoản vay ngoại tệ lãi suất thấp. Khi Chính phủ Thái Lan thả nổi đồng Bath tháng 7/1997, số nợ của tập đoàn này đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng một đêm và nợ ngoại tệ chiếm tới 90% tổng nợ. Từ bài học này, SCG hiện tăng thêm vốn thông qua các khoản phát hành trái phiếu bằng đồng Bath và loại bỏ gần như tất cả các khoản nợ ngoại tệ với các hoạt động trong nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia tài chính, cải cách quản trị doanh nghiệp của các nước Đông Nam Á vẫn đang trong quá trình triển khai, và các gia đình sáng lập vẫn giữ được ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các công ty. Nhiệm vụ chiến lược của các tập đoàn gia đình này vẫn chính là nâng cao khả năng cạnh tranh.
Khủng hoảng tài chính Châu Á: Trách nhiệm kép Trái ngược những dự báo khá lạc quan cách đây nửa năm rằng các nền kinh tế châu Á có nhiều cơ hội tránh được ... |