Đối đầu Mỹ - Iran. Hệ luỵ không tránh khỏi

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Đối đầu Mỹ - Iran vừa leo thang lên tầng nấc mới, một tiền lệ mới từ cả Mỹ và Iran. Liệu đã phải là chiến tranh trực diện? Kịch bản nào và hệ lụy nào ở phía trước? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doi dau my iran he luy khong tranh khoi Hai “điều lạ” trong chiến dịch tấn công căn cứ liên quân Mỹ của Iran
doi dau my iran he luy khong tranh khoi Căng thẳng Mỹ - Iran: “Nóng” nhưng khó cháy
doi dau my iran he luy khong tranh khoi

Phía Mỹ bước qua một lằn ranh đỏ khi ám sát tướng Soleimani và phía Iran cũng bước qua lằn ranh đỏ khi không kích vào 2 căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq. (Nguồn: AP)

Sự đáp trả của Iran được thực hiện khá nhanh nhưng không bất ngờ đối với cả Mỹ lẫn thế giới bên ngoài. Tất cả đều đã được phía Iran tuyên cáo rất cụ thể và rõ ràng từ trước đấy. Cuộc không kích của Iran vào 2 căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq là hệ luỵ đầu tiên của việc phía Mỹ ám sát tướng Qassem Soleimani của Iran ở Iraq.

Tạo tiền lệ mới

Hệ luỵ này đã trở nên không còn có thể tránh khỏi, tức là việc Iran sẽ phải đáp trả Mỹ mạnh mẽ, sau khi lãnh đạo Iran tuyên bố sẽ "trả thù cho tướng Soleimani", sau khi Iran cho biết đã xác định 35 mục tiêu tấn công Mỹ và đưa ra 13 kịch bản đáp trả Mỹ cũng như khi dân chúng ở Iran sôi sục tinh thần chống Mỹ. Mức độ đối địch giữa Mỹ và Iran đã leo thang lên tầng nấc mới.

Và phía Iran đã tạo ra tiền lệ mới. Năm ngoái, Iran bắn hạ một chiếc máy bay không người lái của Mỹ với lý do chiếc máy bay này vi phạm không phận Iran. Bây giờ là lần đầu tiên Iran không kích trực tiếp vào căn cứ quân sự của Mỹ ở vùng Vịnh. Đã từ lâu nay rồi, quân đội Mỹ và căn cứ quân sự của Mỹ ở nhiều nơi trong khu vực vùng Vịnh, Trung Đông và Bắc Phi bị tấn công bởi nhiều lực lượng hay tổ chức khác nhau nhưng chưa bao giờ bị Iran trực tiếp tấn công.

Sau tất cả những gì vừa mới xảy ra ở khu vực này và sau những tuyên bố của Mỹ và Iran thì điều cần thiết đối với Iran về đối ngoại và quan trọng về đối nội là Iran phải đáp trả Mỹ nhanh chóng và hành động của Iran nhằm trực tiếp vào Mỹ. Chỉ như thế thì Iran mới giữ được thể diện, mới bảo tồn được vai trò và ảnh hưởng trong khu vực, mới trang trải được nhu cầu đối nội và mới có được hiệu ứng cảnh báo và răn đe Mỹ đủ mức.

Phía Mỹ đã được cảnh báo từ trước, đã ý thức được rằng Iran sẽ đáp trả bằng quân sự nên chắc chắn đã có sự chuẩn bị để hạn chế thiệt hại. Cuộc không kích của Iran không gây bất ngờ đối với Mỹ và chắc cũng không gây thiệt hại đáng kể gì về người đối với Mỹ, nhưng tác động chính trị và tâm lý của nó lại rất lớn đối với cả hai bên và thế giới bên ngoài.

Bạn có thể quan tâm:

doi dau my iran he luy khong tranh khoi Đối đầu Mỹ-Iran: Thực chất khác biểu hiện
doi dau my iran he luy khong tranh khoi Gặp gỡ cấp cao Mỹ - Iran: Không loại trừ nhưng khó khả thi
doi dau my iran he luy khong tranh khoi Mỹ - Iran và câu chuyện Gibraltar: Phép thử nhờ mập mờ

Liệu đã phải là chiến tranh?

Không lạ lùng và đáng chú ý sao được khi phía Mỹ, từ bộ quốc phòng và bộ ngoại giao Mỹ đến đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump, tỏ thái độ không có gì đặc biệt về các cuộc không kích của Iran cho dù ngay trước đấy còn lớn tiếng doạ dẫm và răn đe Iran là sẽ đánh lớn hơn nữa nếu bị Iran tấn công quân sự.

Thực trạng này cho thấy phía Mỹ giờ dường như đã ý thức được rằng phải thận trọng với những bước đi tiếp theo trong cuộc xung khắc với Iran, không phải vì khía cạnh luật pháp quốc tế mà vì thái độ của người dân Iran và phản ứng quốc tế, đặc biệt sau khi ông Trump có ý nhằm cả vào các cơ sở và di sản văn hoá của Iran trong các cuộc tấn công quân sự vào Iran.

Phía Mỹ đã bước qua một lằn ranh đỏ khi ám sát tướng Soleimani của Iran và phía Iran cũng đã bước qua một lằn ranh đỏ khi tiến hành các cuộc không kích vào 2 căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq.

Nhưng phía sau cả 2 lằn ranh ấy chưa phải là chiến tranh nhưng sau lằn ranh tới đây sẽ là chiến tranh. Phía Iran đáp trả Mỹ để trang trải các nhu cầu về đối nội và đối ngoại chứ chưa phải để hướng tới chiến tranh với Mỹ. Phía Mỹ bây giờ tính toán biện pháp và mức độ "trả miếng" Iran đủ để trang trải các nhu cầu mới về đối nội và đối ngoại nhưng cũng lại không để xảy ra chiến tranh với Iran.

Khả năng kịch bản nào sẽ xảy ra?

Bây giờ, đối địch giữa Mỹ và Iran diễn biến theo chiều hướng nào không phải phụ thuộc vào những hành động tiếp theo của Iran mà vào phản ứng của Mỹ về việc hai căn cứ quân sự ở Iraq bị Iran tấn công. Nếu Mỹ trả đũa bằng tấn công vào mục tiêu nào đấy trên lãnh thổ Iran thì chiến tranh sẽ là hệ luỵ không còn có thể tránh khỏi.

Nếu Mỹ không đáp lại bằng hành động quân sự cụ thể mà chỉ gia tăng khẩu chiến với Iran thì hai bên vẫn còn ở cách xa tình trạng chiến tranh với nhau. Điều mà Mỹ hiện không dám coi thường và bỏ qua là tình thế của Mỹ ở Iraq và vùng Vịnh hiện đã thay đổi rất cơ bản so với Mỹ ở thời kỳ trước khi ám sát tướng Soleimani của Iran theo hướng đẩy Mỹ đến trước nhiều thách thức mới. Cho nên càng làm găng với Iran, phía Mỹ càng phải thận trọng với việc phát động chiến tranh với Iran.

Hiện vẫn còn quá sớm để ông Trump chơi con bài Iran phục vụ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ cũng như để Iran tác động trực tiếp hay gián tiếp vào triển vọng của ông Trump được tái đắc cử tổng thống Mỹ.

doi dau my iran he luy khong tranh khoi Quan hệ Mỹ - Iran: Càng bế tắc càng đối kháng

TGVN. Căng thẳng Mỹ - Iran lại gia tăng sau một loạt các động thái mới từ hầu hết các bên liên quan. Triển vọng ...

doi dau my iran he luy khong tranh khoi Điểm nóng vùng Vịnh: Khi lý trí bị thử thách

TGVN. Vụ việc tàu chở dầu Iran bốc cháy, được Iran cho là bị trúng tên lửa, tưởng đã “đổ thêm dầu” vào chảo lửa ...

doi dau my iran he luy khong tranh khoi Căng thẳng vùng Vịnh: Sáng kiến khó khả thi

TGVN. Sáng kiến hoà bình cho căng thẳng tại vùng Vịnh được Tổng thống Iran đưa ra tại LHQ là một động thái thiện chí ...

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động