CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ-TRUNG QUỐC

Đối đầu Mỹ-Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa

Trung Hiếu
TGVN. Quan hệ Mỹ-Trung Quốc xấu đi trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nhân tố đến từ nền chính trị đối nội của cả hai nước này. Nhưng nhân tố quan trọng nhất đó là một sự thay đổi cấu trúc đáng kể: Trung Quốc đang trở nên gần ngang cơ với Mỹ về mặt kinh tế và quân sự.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tại sao Mỹ-Trung Quốc cần ‘đình chiến’ ?
Từ lúc ông Trump nhậm chức, Mỹ - Trung Quốc đã hủy bỏ 100 kênh đối thoại
doi-dau-my-trung-quoc-co-nguon-goc-sau-xa
Thực tế Trung Quốc mạnh gần ngang ngửa Mỹ về mặt quân sự và kinh tế đã thúc đẩy xung đột Mỹ-Trung Quốc trên nhiều mặt trận. (Nguồn: fossbyte.com)

Trước hết nói về kinh tế. Tầm nhìn và các cải cách của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã dọn đường cho một thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh và kéo dài của Trung Quốc. Đất nước này đã trở thành một công xưởng lớn toàn cầu.

Kể từ cuối thập niên 1970, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hiếm khi dưới 5%, trong khi tăng trưởng của Mỹ chỉ khoảng 2,5% trong cùng thời kỳ. Điều này mang lại cho Trung Quốc không chỉ sự giàu có mà còn cả các cơ hội để sở hữu được các công nghệ hiện đại.

Tin liên quan
Trung Quốc tiếp tục thách thức Mỹ trên không gian Trung Quốc tiếp tục thách thức Mỹ trên không gian

Trên cơ sở kinh tế mạnh hơn và công nghệ mới, Trung Quốc có điều kiện nâng cấp đáng kể năng lực quân sự của mình. Trung Quốc đã chế tạo, mua sắm các chiến hạm, chiến đấu cơ, và tên lửa hiện đại cho quân đội mình.

Qua rồi giai đoạn vàng

Nửa sau của cuộc Chiến tranh Lạnh chứng kiến sự khởi đầu của kỷ nguyên vàng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc.

Sau Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc lựa chọn chiến lược tìm kiếm sự thịnh vượng thông qua con đường hòa hoãn và áp dụng kinh tế thị trường. Đây là một điều kiện tiên quyết cho quan hệ mới với Mỹ. Nhưng còn có một điều quan trọng nữa quy định mối quan hệ giữa hai bên. Do Trung Quốc yếu hơn Mỹ rất nhiều nên chính sách đối ngoại của Trung Quốc khi ấy phản ánh tư tưởng của ông Đặng là Bắc Kinh nên tránh các chính sách có thể khiến Mỹ bực mình.

Có lẽ phép thử nghiêm khắc nhất với cách tiếp cận này của Trung Quốc là vụ máy bay Mỹ ném bom nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, Nam Tư, vào năm 1999, khiến 3 công dân Trung Quốc thiệt mạng.

Khi đó bất chấp áp lực phải có một phản ứng mạnh mẽ hơn, nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân phải lựa chọn chính sách bày tỏ tức giận trong khi vẫn giữ cho quan hệ song phương không thay đổi.

Tương tự, về phía Mỹ, khi nước này mạnh hơn Trung Quốc nhiều, họ có thể chịu được việc phải nhân từ với đối thủ của mình, tức là dung thứ cho nhiều điều mà Trung Quốc gây ra cho Mỹ. Chính phủ Mỹ khi đó sẵn lòng “kiên nhẫn” với Trung Quốc, hy vọng vào thời điểm Trung Quốc mạnh bằng Mỹ thì thiện chí của Mỹ sẽ có thể thuyết phục được Trung Quốc làm bạn mình thay vì làm thù.

Mặc dù có khá hơn so với trước, quân đội Trung Quốc vào thời hậu Chiến tranh Lạnh không tạo ra trở ngại lớn đối với thế tự do chiến lược của Mỹ trong khu vực.

Tuy nhiên, trong các năm gần đây, Trung Quốc đã cài đặt lại các thông số của mình bằng việc thu hẹp khoảng cách với Mỹ và điều này đã xúc tác cho những thay đổi trong tư duy chính trị nội bộ của cả 2 nước về quan hệ này.

Sự tăng trưởng nhảy vọt của Trung Quốc rõ ràng đã khiến nhà lãnh đạo Tập Cận Bình từ bỏ chính sách đối ngoại của ông Đặng Tiểu Bình và chuyển sang áp đặt chính sách chiến lược của Trung Quốc lên cả khu vực, dù cho điều này gây quan ngại lớn cho cả Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc.

Trước kia tỏ thái độ không rõ ràng về ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, thì nay Trung Quốc liên tục chỉ trích ảnh hưởng đó, đồng thời theo đuổi các tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Mỹ nhận thức rằng một Trung Quốc hùng cường có thể gây hại lớn cho các lợi ích của Mỹ. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ, quân đội Mỹ giờ sẽ phải chấp nhận tổn thất lớn nếu họ xung đột quân sự với các lực lượng Trung Quốc ở vành đai Tây Thái Bình Dương.

Trong khi đó, thế mạnh kinh tế của Trung Quốc giúp nước này gây dựng được ảnh hưởng chính trị lớn lao trong khu vực. Thậm chí cả các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Australia cũng phải cân nhắc kỹ trước khi đi theo Mỹ đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp chính trị hoặc chiến lược.

Mỹ buộc phải "mạnh tay"

Các diễn biến trên giải thích vì sao chính phủ Mỹ đang thực hiện các bước đi lớn để giảm một số khía cạnh trong hợp tác kinh tế Mỹ-Trung Quốc và các hình thức giao lưu song phương khác.

Thậm chí trong các hoạt động mà Mỹ thu lợi tuyệt đối, họ vẫn có xu hướng cắt giảm sự hợp tác mà họ xem là sẽ mang lại thêm lợi ích cho Trung Quốc hoặc sẽ tạo ra các lỗ hổng dài hạn cho Mỹ.

Tin liên quan
Phân tách Mỹ-Trung Quốc: Một hành tinh, hai thế giới Phân tách Mỹ-Trung Quốc: Một hành tinh, hai thế giới

Do vậy Mỹ không còn nương tay trước tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc, sự phụ thuộc vào Trung Quốc về một số nguồn cung thiết yếu, sự đối xử không công bằng với các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, và việc Trung Quốc tiếp cận dễ dàng công nghệ của Mỹ và nền giáo dục của Mỹ.

Từ góc nhìn của Mỹ hiện nay, chính quyền của ông Tập Cận Bình là một sự thụt lùi trong cả chính sách đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, phản ứng của Washington đối với ông Tập có thể nhẹ tay hơn nếu các ý đồ của ông Tập không được hậu thuẫn bởi những năng lực mạnh của Trung Quốc.

Trước đây Mỹ và Trung Quốc có thể gạt sự nghi ngờ lẫn nhau sang một bên, nhưng điều đó đã thay đổi trong kỷ nguyên hai nước đã thực sự cạnh tranh ngang hàng với nhau để giành lấy ảnh hưởng trong cùng một khu vực.

Kỷ nguyên cạnh tranh này sẽ không diễn ra trong khoảng thời gian ngắn bởi lẽ nguyên nhân chính cho mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc có gốc rễ sâu xa chứ không phải vì hai lãnh đạo hiện tại của hai nước

Sông Mekong: Chiến tuyến mới trong đối đầu Mỹ-Trung Quốc

Sông Mekong: Chiến tuyến mới trong đối đầu Mỹ-Trung Quốc

TGVN. Tờ Tin tức tham khảo (Trung Quốc) ngày 10/8 dẫn nguồn báo chí Tây Ban Nha cho rằng sông Mekong đã trở thành chiến ...

Đối đầu Mỹ - Trung gia tăng, Bộ Tứ rủ nhau nhóm họp

Đối đầu Mỹ - Trung gia tăng, Bộ Tứ rủ nhau nhóm họp

TGVN. Ngày 6/8, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nước này và Ấn Độ đã nhất trí tổ chức các cuộc đàm phán 4 bên ...

Góc nhìn từ Trung Quốc: Xung khắc Mỹ-Trung Quốc có phải là định mệnh?

Góc nhìn từ Trung Quốc: Xung khắc Mỹ-Trung Quốc có phải là định mệnh?

TGVN. Lưỡng hội Trung Quốc thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Các chuyên gia bên trong Trung Quốc đánh giá thế nào về triển ...

(VOV.VN)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Tờ New York Times đăng bài viết lý giải những thành tố đóng góp vào thành công của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Harris, nếu như bà chiến thắng.
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng như 2008 2021, Traveller 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Công ty SPP thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.
Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Cuối tuần qua, Wedge Holdings từ Nhật Bản và Showa Brain Navi Vietnam (SBNV) đã làm nổi bật sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity tại TP. Hồ Chí Minh
Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Hãng xe Nhật Bản vừa đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp Honda BeAT tại Việt Nam, từng bước làm mới danh mục xe để gia tăng tính cạnh ...
Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện.
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Quốc vương Jordan kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm UNRWA hoạt động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ai sẽ giành chiến thắng.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía vùng biển phía Đông, vài tiếng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu.
TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/11.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động