Đời em trên cát

Mười hai giờ trưa một ngày tháng 5 nắng như lửa đốt, những đứa trẻ ở đường Vạn Xuân, TP. Huế vẫn hì hục bên những đống cát cao hơn người. 6 đứa trẻ từ 9 đến 13 tuổi, người nhễ nhại mồ hôi xúc từng viên cát thật khó nhọc…
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Đời và cát

Một trong 6 đứa trẻ đó có tên Sa cho biết, nhà em có 11 người, nhưng chỉ sống trên một chiếc thuyền. Chiếc thuyền đó vừa là nơi cả nhà nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt, đồng thời cũng là phương tiện làm ăn của cả gia đình.13 tuổi mà Sa như một đứa trẻ lên 6, da đen ngăm, mặt mày lem luốc, nhưng gương mặt em vẫn vui cười khi phải xúc cát giữa trưa hè nóng nực.

Sa kể về công việc hàng ngày của mình thật đáng thương. Mới chỉ học lớp 3, lớp tình thương ở số 1 đường Lê Lợi, TP. Huế. Hàng ngày, đi học về là Sa theo ba mẹ, anh chị lên mãi thượng nguồn sông Hương khai thác cát. Nhỏ làm việc nhỏ. Có thể đãi cát, xúc cát, sàng cát… không thua gì người lớn, có điều, sức có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu nhưng cũng cực khổ vô cùng. Ngày Chủ nhật, Sa từ phường Đúc sang Vạn Xuân, phường Kim Long để xúc cát thuê. Nếu may mắn được người thuê thì cũng kiếm được 10-15.000. Cứ mỗi mét khối cát thì được trả khoảng 2.000-2.500 đồng (tùy từng chủ). Nhưng cũng có trường hợp chủ chỉ trả cho mỗi khối chỉ 1.500 đồng.

Tất cả các em đều là những đứa trẻ thuộc cư dân vạn đò ở TP. Huế. Do gia đình quá khó khăn, nên các em phải vất vả để mưu sinh với cuộc đời. Hầu hết các em đều chỉ được học hết cấp 1 hoặc chỉ học cho biết chữ rồi bỏ. Ông Phan Văn Buộc, tổ trưởng tổ 20 phường Kim Long cho biết “Tổ của tui phụ trách là tổ của những cư dân vạn đò được TP. Huế di dời về đây đã bảy, tám năm nay rồi, nhưng đời sống của bà con còn rất khó khăn. Cả tổ có 62 cháu phải bỏ học giữa chừng khi đang còn học cấp 1 và 2, lên cấp 3 càng hiếm và vô đại học lại càng hiếm hơn ở nơi ni…”.

Bữa ăn trên cát

Hì hục với một xe tải cát khoảng 6 m3 mất gần 2 tiếng. Vừa xúc xong xe cát, chủ xe rút ra tờ 10.000đ, rồi bảo bọn trẻ đổi tiền lẻ mà chia nhau. Mấy đứa trẻ chia nhau mỗi đứa một ít rồi chạy vào bên mái tôn gần đó để đứng cho đỡ nắng và đôi mắt cứ hướng về đống cát để chờ xem có xe nào đến thì chạy tới xin xúc.

Một bà gánh hàng rong đi tới, chúng ùa tới ngay, đó là một bà già, ngày nào cũng có nồi ốc mút và ốc bươu luộc đến đây phục vụ cho những người làm cát. Có lẽ chúng là khách quen của bà. Không rửa mặt mũi, tay chân, chúng quệt ngang rồi vội vã tranh nhau những con ốc bươu vàng đã chặt đít, thêm các gia vị như muối, ớt, sả… tạo nên một thứ mà khi ăn vào ứa cả nước mắt và làm mồ hôi vã ra như tắm. Thế mà bọn trẻ vẫn ăn một cách ngon lành! Bà căn dặn từng đứa một, ăn là phải cẩn thận nếu không thì hóc, rằng ăn phải từ tốn mới ngon và phải nhường nhau, phải chừa lại phần trứng, vì trứng ốc bươu vàng hơi độc…

Thiếu ăn, thiếu mặc…thiếu cả học hành

Nhìn từ cây cầu Đông Ba bắc qua con sông Gia Hội mới thấy toàn bộ quang cảnh cũng như con người nơi đây như thế nào. Những xóm làng xác xơ, xiêu vẹo đang chìm đắm trong một thành phố là di sản của thế giới, thành phố Đô thị loại I. Những con đò bao đời nay vẫn nằm đó: cũ kỹ, rách nát, xiêu vẹo, ọp ẹp, được làm từ tre, gỗ, tôn, nhôm… Nhà khá giả một tý thì tậu được con đò mươi, mười hai triệu, được đóng bằng gỗ, che chắn bằng tôn, đi đứng được thoải mái… Còn những gia đình nghèo thì che bằng những tấm ni lông, những tấm bạt, chiều cao không đủ đứng.

Ăn cũng đó, ngủ cũng đó, bếp núc cũng đó, sinh hoạt cũng là đó. Mỗi con đò tuy bé nhỏ như thế nhưng lại tập trung trên đó khoảng từ 4 cho tới 7, 8 người, thậm chí là 10 người. Họ chen chúc nhau, ngày nắng ngày tốt thì được, còn những ngày mưa bão thì khỏi phải nói đến cảnh khổ cực của những con người đã bao đời lênh đênh trên sông nước này…

Thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tiền bạc đã đành, lại còn thiếu cả nước, thiếu cả điện… Hàng trăm hộ dày đặc trên sông, nhưng cũng chỉ có mấy vòi nước lèo tèo trên bờ để cho bà con dùng vào ăn uống, những sinh hoạt còn lại thì đã có sẵn… ngay ở dưới mình rồi, còn muốn dùng điện phải câu từ các hộ giàu ở trên bờ, nên phải trả với giá từ 1.500 đến 2.000đ/1kwh. Đã nghèo lại càng vất vả hơn, không có đất canh tác không có vốn liếng gì ngoài chiếc đò, tất cả là nhờ vào những công việc hàng ngày, làm được thì có ăn, những ngày thời tiết bất an thì cả gia đình ăn cháo, nhịn bữa qua ngày. Khổ nhất là thiếu hiểu biết, thiếu cái chữ, thiếu trình độ nên những nhận thức của người dân còn chưa tốt như tỷ lệ sinh còn cao...

Tuy địa phương đã có nhiều chính sách ưu tiên cho những hộ dân trên các khu vực này, nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để tình trạng đó. Nhiều dự án di dời tái định cư cho bà con vạn đò được địa phương triển khai thời gian qua, nhưng vẫn chỉ làm được rất ít, vì nguồn kinh phí hạn hẹp và các nguyên nhân khác. Dự kiến từ nay đến năm 2011, tất cả các hộ cư dân vạn đò sẽ được di dời toàn bộ đến các khu định cư mới, để bà con có cuộc sống ổn định, trả lại cảnh quan thơ mộng cho các dòng sông. Và nhất là sẽ tạo cho những đứa trẻ vốn bao đời khổ cực có tương lai nhiều hứa hẹn tốt đẹp hơn.

Hoàng Quý

Đọc thêm

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Kylian Mbappe trở lại mạnh mẽ sau khi đá hỏng hai quả phạt đền liên tiếp của Real Madrid.
Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động