Nhỏ Bình thường Lớn

Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi

Cải cách kinh tế đang được tiến hành tại Nigeria, nhưng hiện tại, thuốc men, thực phẩm và các mặt hàng cơ bản khác có giá vượt quá tầm với của nhiều người.
Kinh tế Nigeria. (Nguồn: Getty Images)
Cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập niên khiến người dân Nigeria lao đao. (Nguồn: Getty Images)

Toyin Ogundeko, một cư dân ở Lagos, làm nghề cung cấp thực phẩm, đang phải đối mặt với bệnh hen suyễn. Con trai cô cũng mắc bệnh này. Nhưng thuốc ở Nigeria đã trở nên đắt đỏ đến mức họ không đủ tiền mua những thứ thiết yếu.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, Ogundeko không biết mình sẽ vượt qua bằng cách nào.

Cô chia sẻ: “Với tình hình nền kinh tế hiện tại, mọi thứ thực sự trở nên khó khăn. Mọi người đang phải vật lộn để mua thực phẩm và cố gắng tích trữ thuốc men".

Tin liên quan
Các nước ASEAN ngày càng Các nước ASEAN ngày càng 'để mắt' tới BRICS - lựa chọn phù hợp thời đại? Xuất hiện thách thức

Khó chồng khó

Cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất ở Nigeria trong nhiều thập niên có thể khiến nước này mất vị trí nền kinh tế lớn nhất châu Phi. Và lạm phát cùng tỷ giá hối đoái không ổn định đang khiến chi phí sinh hoạt ở quốc gia hơn 200 triệu dân này tăng lên.

Giá nhập khẩu thuốc cao hơn đẩy giá thuốc trong nước tăng cao và khiến các loại thuốc cơ bản trở nên khan hiếm. Dược sĩ Emmanuel Olaogun Oladeji nói rằng, các nhà sản xuất thuốc ở Nigeria đơn giản là không thể thu hẹp khoảng cách.

Các nhà phân tích dự đoán, Nigeria có thể tụt xuống vị trí thứ 4 trong danh sách các nền kinh tế châu Phi vào năm 2024.

Hiện tại, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn để duy trì hoạt động.

Tổng thống Nigeria Bola Tinubu đã bắt tay vào một loạt cải cách kinh tế táo bạo mà ông cho là cần thiết và sẽ mang lại kết quả trong tương lai. Đơn cử như quyết định loại bỏ trợ cấp nhiên liệu. Tuy nhiên, quyết định này dẫn đến giá nhiên liệu tăng gấp đôi, chi phí lương thực, vận chuyển tăng cũng và giá các sản phẩm nhập khẩu cũng đi lên đáng kể.

Theo nhà phân tích tài chính và cựu chủ ngân hàng Aminu Philip Yado, chi phí nhiên liệu cao đang ảnh hưởng rộng rãi đến người dân.

Nhà phân tích này nói rằng: “Giao thông vận tải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm trên thị trường”.

Các liên đoàn lao động Nigeria đã kêu gọi một số cuộc đình công trên toàn quốc vì mức lương quá thấp, không thể theo kịp lạm phát.

Doanh nhân Alhaji Sani Nasidi cho rằng, lạm phát là nguyên nhân khiến các công ty phải rời bỏ Nigeria vì họ sẽ không kiếm được lợi nhuận. Chất lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm sút và mọi người sẽ không có tiền để mua.

Nigeria cũng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng.

Sau khi bãi bỏ trợ cấp nhiên liệu, Tổng thống Bola Tinubu cũng bãi bỏ một loạt trợ cấp điện. Hầu hết các chủ doanh nghiệp buộc phải mua máy phát điện để duy trì hoạt động. Nhà phân tích tài chính Aminu Philip Yado nhận định, đây là xu hướng này không bền vững. Nếu có điện, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động kinh doanh với chi phí rẻ hơn so với hiện tại, từ đó sẽ hạ nhiệt giá cả một số mặt hàng.

Nền kinh tế cần sự đổi mới

Tháng 2/2024, đồng Naira của Nigeria đã đạt mức thấp nhất mọi thời đại so với đồng USD trên cả thị trường ngoại hối chính thức, trượt xuống gần 1.600 so với đồng bạc xanh.

Pieter Scribante, nhà kinh tế chính trị cấp cao tại Oxford Economics từng nhận định thời điểm đó: “Tỷ giá hối đoái suy yếu sẽ làm tăng lạm phát nhập khẩu, điều này sẽ làm trầm trọng thêm áp lực giá cả ở Nigeria”.

Theo nhà kinh tế này, thu nhập khả dụng bị thu hẹp và áp lực chi phí sinh hoạt ngày càng trầm trọng sẽ vẫn là mối lo ngại trong suốt năm 2024, tiếp tục kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng và tăng trưởng của khu vực tư nhân.

Trong khi đó, doanh nhân Alhaji Sani Nasidi cho hay: “Điều gây ra vấn đề của chúng tôi ở Nigeria ngày nay là sự mất giá của đồng tiền quốc gia so với đồng USD. Các mặt hàng thiết yếu tăng giá mạnh. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại, đất nước cần phải thoát khỏi nền kinh tế dựa vào đồng USD".

Ông Yado cũng nhận thấy, chưa chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng và tạo việc làm cho thanh niên là yếu tố chính khiến cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc.

"Nền kinh tế cần sự đổi mới!", nhà phân tích tài chính Yado tin khẳng định.

Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu

Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu

Theo một cuộc thăm dò độc quyền của Newsweek, đa số người Mỹ cho rằng, nền kinh tế Mỹ đang đi sai hướng. Nhưng các ...

EU gia hạn trừng phạt 12 cá nhân, 9 thực thể của Iran, đóng băng tài sản và cấm vấn đề này

EU gia hạn trừng phạt 12 cá nhân, 9 thực thể của Iran, đóng băng tài sản và cấm vấn đề này

Ngày 15/7, Hội đồng châu Âu quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế đối với Iran, liên quan đến sự hỗ trợ quân ...

Nền kinh tế số của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp 11 lần, đạt mức 220 tỷ USD vào năm 2030

Nền kinh tế số của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp 11 lần, đạt mức 220 tỷ USD vào năm 2030

Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành phụ trách Việt Nam, Google châu Á - Thái Bình Dương dự báo, nền kinh tế số của ...

Ấn Độ yêu cầu Nga hạ bớt một số hàng rào phi thuế quan, khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble

Ấn Độ yêu cầu Nga hạ bớt một số hàng rào phi thuế quan, khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble

Ấn Độ đang tìm cách tăng cường xuất khẩu sang Nga, bao gồm cả việc khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble, đồng ...

Các nước ASEAN ngày càng 'để mắt' tới BRICS - lựa chọn phù hợp thời đại? Xuất hiện thách thức

Các nước ASEAN ngày càng 'để mắt' tới BRICS - lựa chọn phù hợp thời đại? Xuất hiện thách thức

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã thông báo, nước này đang chuẩn bị gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Thông tin ...

(theo DW)