Đối thoại tại nơi làm việc: Thúc đẩy quyền lợi người lao động trong và sau đại dịch Covid-19

An Lê
Ngày 23/2, Đại sứ quán Thụy Điển, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Thụy Điển tại nơi làm việc (SWP) phối hợp tổ chức Hội thảo 'Đối thoại tại nơi làm việc đóng góp như thế nào tới kinh doanh bền vững trong và sau đại dịch'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hội thảo thu hút sự tham dự của các cơ quan chính phủ, các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, đại diện công đoàn, các ngành công nghiệp, phòng thương mai, các hiệp hội và cơ quan truyền thông để cùng trao đổi kinh nghiệm và phương pháp thực tiễn về đối thoại tại nơi làm việc.

Tăng cường đối thoại nơi làm việc

Minh chứng cách đối thoại tại nơi làm việc có thể góp phần tạo ra điều kiện làm việc tốt hơn và tăng năng suất, hội thảo mong muốn truyền cảm hứng cho các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp địa phương tăng cường đối thoại tại nơi làm việc, thông qua việc nghiên cứu, ứng dụng kinh nghiệm thực tiễn của Thụy Điển, đặc biệt từ các doanh nghiệp và tổ chức công đoàn.

Đối thoại tại nơi làm việc: Thúc đẩy quyền lợi người lao động trong và sau đại dịch Covid-19
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe chia sẻ tại hội thảo. (Nguồn: BTC)

Phát biểu tại đây, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe cho biết làn sóng Covid-19 thứ tư đổ bộ vào Việt Nam vào tháng 5/2021 đã kéo theo những thách thức lớn đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam: thiếu lao động, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, cũng như làm bộc lộ những thách thức về kinh tế và xã hội. Đại dịch cũng cho thấy sự cần thiết phải cân nhắc về cách thức kinh doanh để chúng ta triển khai làm việc đó theo cách bền vững hơn'.

Đại sứ Ann Måwe nhấn mạnh: ''Theo quan điểm của chúng tôi, đối thoại tại nơi làm việc là yếu tố then chốt cho một nền kinh tế thị trường vận hành tốt, thúc đẩy một xã hội gắn kết hơn, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và kinh doanh bền vững. Người lao động có thêm ảnh hưởng và đạt được điều kiện làm việc tốt hơn; các công ty hưởng lợi nhờ việc tăng năng suất; và cả xã hội hưởng lợi từ sự ổn định chung xã hội''.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng đối thoại tại nơi làm việc chính là chìa khóa để cân bằng lợi ích giữa người lao động và chủ doanh nghiệp trong các mối quan hệ lao động, đồng thời tôn trọng các chuẩn mực của văn hóa, ứng xử chung tại nơi làm việc.

Đối thoại tại nơi làm việc: Thúc đẩy quyền lợi người lao động trong và sau đại dịch Covid-19
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu. (Nguồn: BTC)

Ông Phạm Tấn Công nói: ''Đối thoại tại nơi làm việc là công cụ góp phần đảm bảo chất lượng hiệu quả và năng suất lao động. Đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ giúp tháo gỡ, giải quyết các vấn đề hoặc các tranh chấp và sẽ giúp thu hút các khoản đầu tư mới cũng như đảm bảo việc làm ổn định”.

Chia sẻ về nội dung này, bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cũng khẳng định trong bối cảnh dịch Covid-19, đối thoại tại nơi làm việc có ý nghĩa thiết thực với người lao động, góp phần ổn định đời sống, khắc phục hậu quả dịch bệnh, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội.

Kinh nghiệm thực tiễn từ Thụy Điển

Mô hình Thụy Điển về tranh chấp lao động, đối thoại tại nơi làm việc trên thị trường lao động đã được thiết lập cách đây gần 100 năm và được xem là nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển thành công của nền kinh tế và xã hội Thụy Điển trong thế kỷ 20.

Kể từ khi mô hình được biết tới, Thụy Điển đã có các công đoàn, doanh nghiệp vững mạnh và họ cùng nhau trở thành đối tác trong hoạt động đối thoại xã hội. Điều này không chỉ mang đến điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động mà còn tạo nên nhiều doanh nghiệp Thụy Điển thành công.

Đối thoại tại nơi làm việc: Thúc đẩy quyền lợi người lao động trong và sau đại dịch Covid-19
Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội thảo. (Nguồn: BTC)

Mặt khác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quyền lao động đã và vẫn là một khía cạnh quan trọng của quan hệ đối tác 52 năm qua giữa Thụy Điển và Việt Nam. Trong đó, SWP tại Việt Nam được thực hiện từ năm 2020 dưới sự hợp tác giữa Hội đồng Công nghiệp Thụy Điển (NIR) và Công đoàn Kim khí Thụy Điển (IF Metall).

Chương trình này nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp kinh doanh bền vững thông qua hợp tác tại nơi làm việc và đối thoại tại các nơi làm việc ở các địa điểm chương trình triển khai ở Việt Nam, Colombia, Kenya và Nam Phi. SWP được tài trợ của Sida - Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển.

Giám đốc toàn cầu SWP Alessandra Cornale tin rằng sự hợp tác mạnh mẽ tại nơi làm việc giúp thu được các giải pháp kinh doanh sáng tạo và bền vững. Bà cũng cho biết thêm SWP đã góp phần tăng cường, cải thiện sự hợp tác và giảm xung đột nơi làm việc tại những nơi chương trình được thực hiện.

Bà Alessandra Cornale nói: ''Đối thoại tại nơi làm việc giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt giữa quản lý và nhân viên. Mối quan hệ tốt hơn dẫn đến việc các nhân viên gắn bó và làm việc hiệu quả hơn và việc kinh doanh cũng bền vững hơn.

Hơn nữa, đối thoại tại nơi làm việc cũng là một công cụ để các công ty xác định và giảm thiểu rủi ro cũng như thiết lập một phương pháp cụ thể để xử lý các thách thức nảy sinh tại nơi làm việc''.

Đối thoại tại nơi làm việc: Thúc đẩy quyền lợi người lao động trong và sau đại dịch Covid-19
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde chia sẻ qua trực tuyến. (Nguồn: BTC)

Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde cũng cho rằng, đại dịch Covid-19 làm gia tăng bất bình đẳng toàn cầu với quyền của người lao động cũng như điều kiện làm việc. Từ kinh nghiệm của mình, Thụy Điển sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, các đại diện đến từ các công ty Thụy Điển cũng chia sẻ các cách thức để thúc đẩy đối thoại tại nơi làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.

Giám đốc điều hành Công ty Dịch vụ IKEA Việt Nam Giafar Safaverdi cho biết đối thoại tại nơi làm việc đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy điều kiện lao động tốt và kinh doanh hiệu quả. Ông tin rằng đó vừa là điều đúng đắn cần làm, vừa là điều sẽ mang lại thêm sức mạnh cho doanh nghiệp.

Ông Christer Horn af Åminne - Giám đốc chi nhánh Văn phòng H&M Campuchia & Việt Nam cũng chia sẻ: "Với vị trí là một công ty toàn cầu trong ngành công nghiệp thời trang, chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ lao động trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Đồng thời, chúng tôi tin tưởng rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động sẽ tạo ra một tình huống cùng có lợi cho tất cả các bên ở tại các quốc gia mà chúng tôi đặt hàng".

Đối thoại tại nơi làm việc: Thúc đẩy quyền lợi người lao động trong và sau đại dịch Covid-19
Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội và trực tuyến. (Nguồn: BTC)

Kinh nghiệm của Thụy Điển cho thấy việc áp dụng mô hình đối thoại tại nơi làm việc và cải thiện điều kiện làm việc sẽ giảm thiểu tác động của các cuộc khủng hoảng lao động.

Không ai có thể tránh khỏi đại dịch nhưng với các công cụ phù hợp thì tỷ lệ thất nghiệp và mất thu nhập có thể được giảm thiểu, đồng thời có thể duy trì các điều kiện làm việc tốt và an toàn tại nơi làm việc.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đối thoại tại nơi làm việc được định nghĩa bao gồm tất cả các hình thức thương lượng, tham vấn hoặc đơn giản là trao đổi thông tin giữa hoặc giữa các đại diện của chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động về các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến chính sách kinh tế và xã hội.

Nó có thể tồn tại như một quá trình ba bên, với chính phủ là một bên chính thức của cuộc đối thoại hoặc nó có thể bao gồm các mối quan hệ hai bên chỉ giữa lao động và quản lý (hoặc công đoàn và tổ chức của người sử dụng lao động), có hoặc không có sự tham gia gián tiếp của chính phủ.

Các quá trình đối thoại có thể là không chính thức hoặc được thể chế hóa, và thường là sự kết hợp của cả hai. Nó có thể diễn ra ở cấp quốc gia, khu vực hoặc cấp doanh nghiệp. Nó có thể là liên ngành, hoặc là kết hợp giữa các ngành này.

Mục tiêu chính của đối thoại tại nơi làm việc là nhằm thúc đẩy xây dựng đồng thuận và sự tham gia dân chủ giữa các bên liên quan chủ chốt trong thị trường lao động. Các cấu trúc và quy trình đối thoại tại nơi làm việc thành công có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội quan trọng, khuyến khích quản trị tốt, thúc đẩy hòa bình và ổn định xã hội và công nghiệp cũng như thúc đẩy tiến bộ kinh tế.

Tăng lương tối thiểu năm 2022: Liệu có còn lỗi hẹn sau 2 năm chờ đợi?

Tăng lương tối thiểu năm 2022: Liệu có còn lỗi hẹn sau 2 năm chờ đợi?

Nếu năm 2022 không tăng lương thối thiểu thì đời sống của người lao động sẽ còn tiếp tục khó khăn. Thêm vào đó, nếu ...

Ứng phó kịp thời cho tình trạng thiếu hụt lao động hậu Covid-19

Ứng phó kịp thời cho tình trạng thiếu hụt lao động hậu Covid-19

Đợt dịch Covid-19 kéo dài đã để lại hậu quả không nhỏ đến thị trường lao động. Dự kiến tình trạng thiếu hụt lao động ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan.
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ ...
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ đánh giá cao sự ưu tiên của Việt Nam đối với Ấn Độ trong việc tăng cường thúc đẩy quan ...
Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Baoquocte.vn. Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã mang lại diện mạo mới văn minh, hiện đại cho khu vực nông thôn Thủ đô.
Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (14/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 11-15/11.
Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.
Những con số biết nói 'giải oan' cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Những con số biết nói 'giải oan' cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.
Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục khai thác tiềm năng, đổi mới sáng tạo... phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên.
Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ công bố và kêu gọi Nhật Bản xem xét và giải quyết tình trạng này.
Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas không chỉ phá huỷ gần như toàn bộ Dải Gaza mà còn khiến nền kinh tế khu vực này hoàn toàn suy kiệt.
Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị trong dân tộc thiểu số
Đưa quyền con người đến gần hơn với thế hệ trẻ

Đưa quyền con người đến gần hơn với thế hệ trẻ

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin đối ngoại về quyền con người đến với giới trẻ để xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ hơn.
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động