Donald Trump: Bản chất chính sách, thực chất thành bại (Bài 2)

TGVN. Sau hơn 2 năm rưỡi cầm quyền và đang rục rịch bắt đầu tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo, nhưng một câu hỏi lớn vẫn được đặt ra là Tổng thống Trump cầm quyền theo kiểu cách gì ở nước Mỹ, có chiến lược, bản sắc và dấu ấn riêng hay không? Báo Thế giới & Việt Nam phân tích qua loạt bài viết sau đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
donald trump ban chat chinh sach thuc chat thanh bai bai 2 Tổng thống Donald Trump tiếp tục bị các ứng viên đảng Dân chủ 'vượt mặt'
donald trump ban chat chinh sach thuc chat thanh bai bai 2 ‘Cân đo’ những thách thức của Tổng thống Donald Trump trong đảng Cộng hòa

Bài 2: Kết quả đối nội của Donald Trump

donald trump ban chat chinh sach thuc chat thanh bai bai 2
Biếm họa của Iris Times.
donald trump ban chat chinh sach thuc chat thanh bai bai 2 Donald Trump: Bản chất chính sách, thực chất thành bại (bài 1)

TGVN. Sau hơn 2 năm rưỡi cầm quyền, một câu hỏi lớn vẫn được đặt ra là Tổng thống Trump cầm quyền theo kiểu cách ...

Vào thời điểm tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố sẽ ra tranh cử tổng thống Mỹ một lần nữa, kết quả thăm dò dư luận ở Mỹ cho thấy chỉ có không đầy 41% người Mỹ còn tín nhiệm ông Trump làm tổng thống. Mức độ tín nhiệm này so với những người tiền nhiệm của ông Trump ở vào thời điểm tuyên cáo ý định tái ứng cử Tổng thống Mỹ thuộc diện thấp nhất. Nhưng 54% người dân Mỹ được hỏi ý kiến lại cho rằng ông Trump sẽ tái cử tổng thống Mỹ ở cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 và 41% cho rằng chuyện ấy sẽ không xảy ra.

Điều nghịch lý này rất, rất hiếm thấy trong lịch sử nước Mỹ.

Đối nội quyết định

Ở nước Mỹ, thường là chuyện đối nội chứ không phải đối ngoại quyết định kết quả bầu cử tổng thống. Bill Clinton có câu nói được nhắc lại rất nhiều "It's the economy, stupid". Tăng trưởng kinh tế khả quan, tỷ lệ thất nghiệp thấp và an ninh quốc gia được đảm bảo được coi là ba nhân tố quyết định nhất. Trong vài thập kỷ gần đây, chỉ có ở lần bầu cử tổng thống Mỹ năm 2004, chuyện chính trị đối ngoại quyết định hơn cả. Ở nước Mỹ, hiếm khi tổng thống đương nhiệm tái ứng cử lại bị thất cử nhưng lại không hiếm lần tổng thống được bầu không giành về được đa số phiếu bầu phổ thông - như chính ông Trump năm 2016.

Đối với quốc gia nào cũng vậy, đối ngoại phục vụ đối nội là lẽ thường trong khi đối nội phục vụ đối ngoại lại rất đặc biệt. Trong thời gian trị vì nước Mỹ đến nay và trong mọi phát biểu công khai cho đến nay, ông Trump chưa khi nào cho thấy có chủ ý hay có động thái nào theo hướng dùng đối nội phục vụ đối ngoại mà luôn coi trọng đối nội và dùng đối ngoại phục vụ đối nội.

Cho tới nay, không phải ông Trump đã thực hiện được tất cả và đều thành công mọi cam kết vận động tranh cử nhưng cũng không phải người này không đạt được kết quả gì. Ở đâu cũng thấy ông Trump đặc biệt coi trọng việc tạo cảm nhận và được dân Mỹ công nhận là người luôn suy nghĩ và hành động vì "Nước Mỹ trước hết".

Về đối nội, có thể nhận diện ra được hai nét đặc thù nổi bật nhất ở ông Trump.

Hai đặc thù đối nội

Thứ nhất, việc kiên định quyết tâm thực hiện mọi cam kết tranh cử bằng mọi giá và với mọi cách cũng như trung thành với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết" chi phối gần như toàn bộ hành động của ông Trump. Ở đây cũng lại phải khách quan để xác nhận rằng ông Trump nhằm trước hết và chủ yếu vào tác động dân tuý của hình ảnh và cảm nhận như thế.

Nói theo cách khác, kết quả thực hiện không được ông Trump coi là quan trọng và quyết định bằng việc giữ cho những người đã bỏ phiếu bầu mình không thất vọng. Thành Roma đâu có được xây dựng xong chỉ trong có một đêm nên bộ phận cử tri này ở Mỹ chỉ cần ông Trump chứng tỏ đã hứa hẹn và cam kết khi vận động tranh cử thì rồi phải bắt tay vào thực hiện hứa hẹn và cam kết sau khi đắc cử và lên cầm quyền. Và bộ phận cử tri này tâm đắc với khẩu hiệu tranh cử kia của ông Trump nên đòi hỏi ông Trump phải thể hiện cụ thể nó trong mọi hành động.

Thứ hai, ông Trump đã nhanh chóng chứng tỏ là tay chơi cự phách trong cuộc chơi với Fake News, với việc bất chấp mọi chuẩn mực thành văn cũng như bất thành văn về văn hoá ứng xử trong chính trị cũng như trong quan hệ giữa con người với nhau, với giới truyền thông và đặc biệt với tất cả những ai ở bên trong cũng như bên ngoài nước Mỹ bất đồng quan điểm với mình, phê phán hành vi hay phát biểu của mình.

Thành quả và thất bại

Những thành quả cầm quyền nổi bật nhất mà ông Trump đã đạt được cho đến nay về đối nội là thông qua luật về giảm thuế và tạo công ăn việc làm (Tax Cuts and Jobs Acts), dùng Congressional Review Act để huỷ bỏ 16 pháp lệnh của người tiền nhiệm. Ông Trump đã có nhiều quyết định nhằm giải pháp quy (bớt quy định, nới lỏng quy định) về chính sách kinh tế, tài chính và môi trường. Ông Trump đã cho phép khoan dầu ở vùng đất băng giá phía bắc và có những quyết sách rất quyết liệt, thậm chí đến mức thái quá, về chính sách nhập cư và tỵ nạn.

Tuy nhiên, danh sách những thất bại hoặc không/chưa được thành công cũng khá dài và đáng kể. Lớn nhất và tệ hại nhất đối với ông Trump là không lật ngược được cuộc cải cách về chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế của người tiền nhiệm (Obamacare), tức là thất bại với bộ luật thay thế có tên gọi là American Health Care Act. Ông Trump cho tới nay vẫn không xây dựng được bức tường ngăn cách biên giới giữa Mỹ và Canada như đã cam kết, không thông qua được trong quốc hội cuộc cải cách chính sách đối với người nhập cư, chưa có được giải pháp cho vấn đề quy chế pháp lý của con những người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Mỹ (còn được gọi là Dreamer), chưa đưa ra được chương trình phát triển cơ sở hạ tầng mà ông Trump tuyên cáo là với quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Việc ông Trump lập kỷ lục mới về thời gian bộ máy chính quyền phải ngừng hoạt động (Government Shutdown) cũng là một thất bại tai hại của ông Trump về đối nội.

Nước Mỹ hiện tăng trưởng kinh tế khá ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Người Mỹ đa phần coi đấy là thành quả cầm quyền của ông Trump. Như thế không hoàn toàn sai nhưng cũng chẳng hoàn toàn đúng. Chính sách giảm thuế của ông Trump có phát huy tác dụng, nhưng hiện tại cả hai chỉ số ấy đều chỉ tốt hơn ở mức độ gần như không đáng kể so với ở thời người tiền nhiệm.

Đối với ông Trump, kết quả quan trọng nhất là duy trì được sự ủng hộ của bộ phận cử tri đã bỏ phiếu bầu mình năm 2016 và thuần chế được Đảng Cộng hoà, là đã biến cả chính trường nước Mỹ thành sân chơi cho cuộc chơi cầm quyền của mình, bằng cách này hay chiêu thức khác xoá nhoà ranh giới giữa cơ chế tam quyền phân lập và "check and balances" mà vốn luôn được nước Mỹ coi là niềm tự hào.

Phân rẽ sâu sắc

Chỉ có điều vì chính sách và kiểu cách cầm quyền như thế của ông Trump mà sự phân rẽ sâu sắc trên chính trường cũng như trong nội bộ xã hội ở nước Mỹ không những không được khắc phục mà còn trở nên sâu sắc và trầm trọng hơn, việc tìm kiếm sự đồng thuận trên chính trường và trong xã hội trở nên càng ngày càng khó khăn hơn, các mâu thuẫn và xung khắc trong xã hội bộc lộ ngày càng rõ nét và diễn biến thêm quyết liệt.

Năm 2016, ông Trump chủ ý khoét sâu sự phân rẽ này, khuấy động tâm lý hoang mang, sợ hãi, phỉ báng đối thủ chính trị, thao túng thông tin để phát huy tác động dân tuý của hình ảnh về ứng cử viên tổng thống có thể "cứu nước Mỹ và làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại". Bây giờ, mọi dấu hiệu đều cho thấy ông Trump sẽ dụng bài cũ trong cuộc chơi quyền lực mới ở nước Mỹ...

Dịch Dung

Bài 3: Kết quả đối ngoại của Donald Trump

donald trump ban chat chinh sach thuc chat thanh bai bai 2 Tổng thống Donald Trump tiếp tục bị các ứng viên đảng Dân chủ 'vượt mặt'

TGVN. Theo kết quả thăm dò dư luận do NBC News/Wall Street Journal thực hiện và công bố ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump ...

donald trump ban chat chinh sach thuc chat thanh bai bai 2 Pháp với “thuế số”: Mượn dịp phất cờ

TGVN. Khi EU chưa có tiếng nói chung về đánh thuế các "ông lớn" kinh doanh Internet, thì nước Pháp đã chớp cơ hội phất ...

donald trump ban chat chinh sach thuc chat thanh bai bai 2 Mỹ - Iran và câu chuyện Gibraltar: Phép thử nhờ mập mờ

TGVN. Cả trên thực tế lẫn trong khẩu chiến, căng thẳng và đối đầu giữa Mỹ - Iran đều leo thang mức độ. Tổng thống ...

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 10/1. Lịch âm 10/1/2025? Âm lịch hôm nay 10/1. Lịch vạn niên 10/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động