"Đóng băng" chính sách ánh dương: Lợi bất cập hại?

Chính sách Ánh Dương của Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên dường như đã bị đóng băng từ hai tháng qua kể từ khi Tổng thống Lee Myung-bak lên nhậm chức. “Lợi” thì chưa thấy gì cụ thể, nhưng “hại” thì đã rõ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Chính sách Ánh Dương có “phiên bản mới”?

Được Tổng thống Kim Dae-jung đưa ra từ năm 1998, Chính sách Ánh Dương chú trọng thúc đẩy hợp tác hoà bình, tiến tới hoà giải và thống nhất. Chính sách Ánh Dương gồm 3 nguyên tắc cơ bản: CHDCND Triều Tiên sẽ không có các hoạt động vũ trang nhằm vào miền Nam; Hàn Quốc sẽ không nỗ lực để sáp nhập CHDCND Triều Tiên bằng mọi giá; Hàn Quốc sẽ chủ động tìm kiếm các hình thức thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai miền.

Kể từ khi thực hiện Chính sách Ánh Dương, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đã có nhiều cuộc tiếp xúc chính trị, hợp tác kinh tế và tổ chức gặp gỡ cho các gia đình bị ly tán. Năm 2000, Tổng thống Kim Dae-jung đã được trao giải Nobel hoà bình nhờ chính sách Ánh Dương. Dưới thời Tổng thống Roh Moo-huyn, chính sách Ánh Dương cũng được thúc đẩy thực hiện với mục tiêu xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau, cùng theo đuổi lợi ích chung, tìm kiếm sự hợp tác quốc tế về vấn đề liên Triều.

Trong bài diễn văn nhậm chức ngày 25/2, Tổng thống mới của Hàn Quốc Lee Myung- bak cũng tuyên bố “phải thúc đẩy quan hệ giữa hai miền hơn nữa, không phải ở ngưỡng ý niệm mà phải là hành động thực tế”. Ông cũng nói về chương trình Tầm nhìn 3.000, trong đó, Hàn Quốc sẽ giúp đỡ nước CHDCND Triều Tiên nâng thu nhập bình quân đầu người từ mức 250 USD hiện nay lên mức 3.000 USD trong 10 năm tới. Lee Myung-bak cũng tuyên bố rõ những khoản viện trợ cho CHDCND Triều Tiên sẽ được gắn với hai điều kiện tiên quyết: Phi hạt nhân và cải cách mở cửa.

Tuy nhiên, sự đóng băng trong quan hệ liên Triều hai tháng qua khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu Chính sách Ánh Dương được khởi động 10 năm trước có phải đang phải bước vào thời điểm “Hoàng Hôn” khi chính sách của Lee Myung-bak đối với CHDCND Triều Tiên ngày càng tỏ ra cứng rắn. Chính sách đối với Bình Nhưỡng của Lee Myung- bak dường như chỉ tập trung vào sự khác biệt về Chính sách Ánh Dương của hai chính phủ tiền nhiệm, chỉ trích nó quá duy tâm và lờ đi tình hình thực tế, trong khi họ chiếm ưu thế trong mối quan hệ liên Triều. Cheong Seong-Chang, Trưởng ban nghiên cứu Triều Tiên tại Viện nghiên cứu Sejong cho rằng: “Mối quan hệ liên Triều đang bị xói mòn nhanh chóng, bởi Chính phủ Lee Myung-bak theo đuổi chính sách đối với Triều Tiên khác xa với thời Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, lờ đi các thỏa thuận đạt được tại các thượng đỉnh hai bên đạt được trước đó và theo đuổi chính sách cứng rắn”.

Thành tựu đáng kể

Mới đây, một tổ nghiên cứu chính sách Ánh Dương công bố bản thống kê nhấn mạnh những thành tựu đạt được của chính sách này. Chẳng hạn, kể từ khi Chính sách Ánh Dương ra đời, có khoảng 1,72 triệu dân Hàn Quốc thăm đỉnh Kumgang hay núi Kim Cương ở Triều Tiên. Hiện tại, có khoảng 69 công ty Hàn Quốc hoạt động ở Khu công nghiệp Keasong và tuyển dụng khoảng 30.000 nhân công Triều Tiên. Một ngày trung bình có khoảng 300 đến 400 xe tải của Hàn Quốc đi quanh khu vực phi quân sự (DMZ) tới Triều Tiên và khoảng 1.000 người qua lại biên giới.

Hàng năm, có khoảng 100.000 người Hàn Quốc sống quanh DMZ qua lại thăm nhau. Cuối năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại liên Triều đạt 1,78 tỷ USD, chiếm 40% ngoại thương của Triều Tiên.

Trích dẫn những con số trên cho thấy Triều Tiên có những dấu hiệu cởi mở cũng như mối quan hệ sâu sắc hơn với Hàn Quốc. Chung Se-hyun, nguyên Bộ trưởng thống nhất dưới thời chính quyền Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun cho rằng: “Thay vì chỉ trích chính sách Ánh Dương không có tác dụng tương hỗ hay lợi thế quá nghiêng về Triều Tiên, cần nhận thấy rằng Triều Tiên đang ngày càng tin tưởng Hàn Quốc hơn”.

Theo quan điểm của một số chính trị gia, những chỉ trích như thế, chủ yếu đánh giá trên phương diện chính trị và quân sự, là chưa thỏa đáng. Chẳng hạn như trường hợp của Đức, trao đổi công dân luôn diễn ra trước rồi kế tiếp mới đến những biến chuyển về chính trị và quân sự.

Những người ủng hộ chính sách Ánh Dương cũng chỉ ra những ảnh hưởng tư bản chủ nghĩa “ngấm” vào Triều Tiên. Những người này cho rằng mặc dù Triều Tiên tuyên bố với bên ngoài họ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nhưng trên thực tế đã bắt đầu có những chuyển biến sang nền kinh tế thị trường. Họ cho rằng năm 2002 được xem như là năm đầu tiên Triều Tiên thực hiện chính sách mở cửa.

Trong năm đó, nước này đã mở cửa 5 thành phố đối với Hàn Quốc, bao gồm Sinuiju, Mount Kumgang, Kaesong…. Trên thực tế, người ta cho rằng Triều Tiên thực sự có ý định thay đổi nhưng Mỹ đã không cho họ cơ hội.

Chính phủ mới của Hàn Quốc nhiều lần tuyên bố sẽ tập trung vào việc cải thiện kinh tế đất nước. Mối quan hệ liên Triều là một nhân tố lớn ảnh hưởng đến tình hình thương mại và xếp hạng chỉ số tín dụng quốc gia. Một bán đảo Triều Tiên ổn định sẽ tốt cho việc thu hút đầu tư và cơ hội kinh doanh. Như vậy, chính sách Ánh Dương tốt cho sự phát triển kinh tế đất nước.

“Ánh Dương” chiếu về đâu?

Những người chỉ trích cách tiếp cận của ông Lee Myung-bak đối với Triều Tiên cũng chỉ trích chính sách thực dụng, cứng rắn của ông đối với Bình Nhưỡng trong lĩnh vực kinh tế. Họ cho rằng kỳ vọng vào sự nhân nhượng trong quan hệ với Bình Nhưỡng là sai bởi vì mục tiêu cuối cùng là thống nhất đất nước chứ không phải thành tựu về kinh tế.

Gong Tieying, một nhà nghiên cứu các vấn đề Triều Tiên của Trung Quốc cũng chỉ ra rằng làm kinh tế khác xa với làm chính trị: “Hoạt động chính trị cần một tầm nhìn dài hạn. Nếu một chính trị gia vẫn hành xử chủ yếu dựa trên các lập luận của một doanh nhân thì chắc chắn sẽ gặp rắc rối”.

Cho đến nay, nhiều nhà bảo thủ ở Hàn Quốc vẫn giữ quan điểm không nhìn thấy triển vọng nào của chính sách Ánh Dương. Yang Un-Chul ở Viện nghiên cứu Sejong, người ủng hộ quan điểm tiếp cận cứng rắn của Lee Myung-bak đối với Triều Tiên, cho rằng: “Rõ ràng chính sách đối với Bình Nhưỡng trong quá khứ không chỉ thất bại trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng từ bỏ hạt nhân mà còn không cải thiện được nền kinh tế nước này. Nếu chúng ta có thái độ tin tưởng, kiên định và thực hiện chính sách dựa trên sự nhân nhượng, thái độ của Triều Tiên sẽ thay đổi”.

Trong khi hai miền Triều Tiên đang trong tình trạng “chiến tranh lạnh”, các công ty của Nga, Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ sẽ có nhiều cơ hội giành được quyền khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của Triều Tiên, bao gồm cả quặng sắt và uranium.

Mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên có hướng tới một kỷ nguyên mới hay sẽ quay trở về tình trạng căng thẳng, đối đầu như thế kỷ trước, chủ yếu sẽ phụ thuộc vào những động thái sắp tới của Seoul.

Mai Thảo
(Theo Asia Times, Korea Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 27/11/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 27/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 27/11/2024.
Thầy trò HLV đội tuyển Việt Nam sẵn sàng cho trận đấu tập đầu tiên tại Hàn Quốc

Thầy trò HLV đội tuyển Việt Nam sẵn sàng cho trận đấu tập đầu tiên tại Hàn Quốc

Sáng 26/11, đội tuyển Việt Nam tập luyện ở sân vận động mái vòm Smart AirDome Gyeong Ju, Hàn Quốc, nơi sẽ diễn ra trận đấu với Ulsan Citizen FC.
ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đổi mới, sáng tạo giúp Báo Thế giới và Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đổi mới, sáng tạo giúp Báo Thế giới và Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới

Báo Thế giới và Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội, tiếp tục khẳng định vị thế là một cơ quan báo chí hàng đầu trong thời kỳ chuyển ...
Lực lượng Real Madird tan hoang trước 'đại chiến' Liverpool

Lực lượng Real Madird tan hoang trước 'đại chiến' Liverpool

Tính thêm Vinicius, Real Madrid không có sự phục vụ của 6 cầu thủ quan trọng ở trận đấu với Liverpool tại Champions League.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Lịch thi đấu Champions League - Monaco vs Benfica; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Lee Man FC

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Lịch thi đấu Champions League - Monaco vs Benfica; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Lee Man FC

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Lịch thi đấu Champions League - Monaco vs Benfica, Aston Villa vs Juventus; hạng Nhất Anh...
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Lực lượng cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động