Đồng chí Vũ Khoan - Nhà ngoại giao tâm huyết với sự nghiệp biên giới lãnh thổ

Ủy ban Biên giới quốc gia
Sự ra đi của cố Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan (1937-2023) để lại nhiều tiếc nuối cũng như mất mát đối với nền ngoại giao nước nhà nói chung và sự nghiệp biên giới lãnh thổ của đất nước nói riêng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lễ ký tắt Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa ngày 30/12/1999. (Ảnh: Tư liệu)
Lễ ký tắt Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa ngày 30/12/1999. (Ảnh: Tư liệu)

Trong quá trình công tác, ông Vũ Khoan đã được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó nhiều trọng trách quan trọng trong Chính phủ như Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, và đặc biệt ông từng là Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - hải đảo, Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.

Ở trên bất cứ cương vị công tác nào, ông cũng luôn hết mình vì lợi ích quốc gia và dân tộc, tận tâm, tận lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc xử lý các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Nhà lãnh đạo tâm huyết, kiên định

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với ba nước là Trung Quốc, Lào, Campuchia và một vùng biển rộng lớn với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng rất nhiều quần đảo, đảo lớn nhỏ. Vấn đề xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định, rõ ràng, đầy đủ căn cứ pháp lý và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, các quyền và lợi ích của Việt Nam trên đất liền, trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta chú trọng và là khát khao cháy bỏng của nhân dân ta.

Vì vậy, trên mọi trọng trách được giao, ông Vũ Khoan đã nỗ lực hết sức mình và với trách nhiệm cao nhất tham gia tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiều quyết sách quan trọng để việc giải quyết các vấn đề biên giới đạt được kết quả, đồng thời bảo đảm mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng, giữ vững môi trường ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước.

Trong trí nhớ của nhiều cán bộ làm công tác biên giới lãnh thổ, ông Vũ Khoan là một người lãnh đạo đầy tâm huyết, kiên trì bền bỉ, bản lĩnh, tỉ mỉ với từng chi tiết, tác phong làm việc khoa học, cẩn trọng. Trước các cuộc đàm phán, ông luôn cẩn thận, chuẩn bị kỹ càng, đánh giá từng phương án đàm phán, cân nhắc mọi “chân tơ, kẽ tóc” để tìm ra một phương án phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như lợi ích của quốc gia.

Một trong những cán bộ có thời gian sát cánh bên ông kể lại rằng: “Bác Vũ Khoan” trong đàm phán thì mềm dẻo nhưng kiên định, bất chấp mọi sức ép, không nao núng mà kiên trì thuyết phục bằng những lý lẽ khúc triết dựa trên căn cứ pháp lý. Những cuộc đấu trí và đấu lý về biên giới lãnh thổ kéo dài ròng rã nhiều ngày đêm đã cho thấy ý chí kiên định, kiên trì, cương quyết của Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam.

Sau này, khi đã nghỉ hưu, ông Vũ Khoan vẫn gắn bó với công tác biên giới lãnh thổ thông qua các hoạt động trao đổi, đóng góp ý kiến đối với Bộ Ngoại giao. Những bài học kinh nghiệm, những tham mưu, đề xuất và sự tham gia đóng góp trực tiếp của ông đã góp phần không nhỏ vào các thành tựu về biên giới lãnh thổ hiện nay.

Ông luôn nhắc nhở rằng: Việt Nam là nước có cơ sở pháp lý, mình không lấy của ai cái gì nhưng cũng không để mất một tấc đất của đất nước; chúng ta có chính nghĩa, lẽ phải và có căn cứ pháp lý nên cần làm rõ sự thật trắng đen theo tinh thần công khai, minh bạch để nhân dân và bạn bè thế giới hiểu rõ thực chất vấn đề, từ đó đạt được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Năm bài học về công tác biên giới, lãnh thổ

Nhắc đến nhà ngoại giao Vũ Khoan, không thể không nhắc đến những chia sẻ tâm huyết của ông nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Ủy ban Biên giới quốc gia (6/10/1975-6/10/2010) về những bài học kinh nghiệm mà ông đã đúc rút và chia sẻ trong quá trình tham gia giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ.

Một là, biên giới lãnh thổ cả trên đất liền lẫn trên biển, trên không, là một phạm trù cực kỳ phức tạp cho nên cần được nghiên cứu hết sức thấu đáo, khách quan, thực sự cầu thị để hiểu thấu ngọn nguồn cùng những biến thiên trong lịch sử. Chỉ có như vậy mới biết chắc cương vực đất nước ở đâu để bảo vệ và khi nảy sinh tranh chấp thì đàm phán giải quyết.

Hai là, đi liền với sự hiểu biết về biên giới lãnh thổ của nước mình cần tìm tòi để hiểu biết thực tiễn trên thế giới cũng như những quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế để tham chiếu khi xác định và thỏa thuận với các bên hữu quan. Trong một thế giới vô cùng phức tạp và trên một vấn đề nhạy cảm như vấn đề biên giới lãnh thổ, nếu rời bỏ luật pháp quốc tế thì khó bề đi tới những thỏa thuận hợp lý, thậm chí có thể gây căng thẳng, xung đột.

Ba là, do tính phức tạp và nhạy cảm của vấn đề biên giới lãnh thổ nên khi tiếp cận nó cần hết sức cẩn trọng, quyết không thể giản đơn, sơ lược, hồ đồ. Cũng vì tính chất đặc thù của vấn đề biên giới lãnh thổ nên quyết không được đưa ra những chủ trương, thậm chí phát ngôn thiếu cân nhắc kỹ lưỡng, bất luận xuất phát từ động cơ, hoàn cảnh nào.

Bốn là, cũng như trong mọi việc, trong công tác biên giới lãnh thổ cần quán triệt phương châm “lấy dân làm gốc”. Theo phương châm này, nhất thiết cần nâng cao ý thức của dân về biên giới lãnh thổ, làm cho họ hiểu đúng tầm quan trọng và phạm vi chuẩn xác của biên giới lãnh thổ, tranh thủ sự đồng thuận cao trong mọi tầng lớp nhân dân đối với các giải pháp với bên ngoài và đặc biệt là cần tạo điều kiện thuận lợi nhất, kể cả điều kiện sống để người dân tự bảo vệ biên giới lãnh thổ. Hàng rào vững chắc nhất để bảo vệ biên giới lãnh thổ là người dân; không lực lượng chuyên trách nào, không phương tiện kỹ thuật nào có thể thay thế họ được.

Năm là, vấn đề biên giới lãnh thổ liên quan tới mọi mặt chính trị, an ninh, kinh tế, sự đồng thuận xã hội, chính sách đối nội và đối ngoại… do đó, cần được xem xét giải quyết trên quan điểm tổng thể. Ở trong nước cần có sự tham gia đẩy trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp. Ở đây cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, nội vụ…; giữa các cơ quan ở Trung ương và các địa phương hữu quan. Ở ngoài nước cần thấu hiểu tâm tư xã hội, quan điểm của các thế lực khác nhau, chủ trương chính sách của các nước hữu quan trong từng thời điểm, về từng vấn đề, thậm chí khu vực thì mới đề ra được đối sách, giải pháp hợp lý.

Do tính nhạy cảm của vấn đề biên giới lãnh thổ nên có thể bị lợi dụng để phục vụ cho những tính toán chính trị trong nước và quốc tế, do đó, cần phân biệt được đâu là những lý lẽ thật sự, liên quan chủ yếu tới nội dung biên giới lãnh thổ, đâu là những hành vi thức thời xuất phát từ yêu cầu chính trị.

Đồng thời, việc tạo dựng và củng cố mối quan hệ láng giềng thân thiện, hợp tác hữu nghị với nước hữu quan chính là một cơ sở quan trọng để giải quyết thuận lợi và gìn giữ vững chắc sự ổn định về biên giới, lãnh thổ.

Ông Vũ Khoan đã ra đi, song di sản của ông để lại cho những người làm về biên giới lãnh thổ là mãi mãi và trở thành hành trang cho các thế hệ tiếp sau. Đó là những lời chỉ bảo chân tình hay những kinh nghiệm sâu sắc trong sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn vững chắc “phên dậu” của Tổ quốc.

Chuyện người làm công tác biên giới

Chuyện người làm công tác biên giới

Nhân ngày lễ lớn của đất nước và ngành Ngoại giao, Đại sứ Hồ Xuân Sơn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ ...

Xây dựng ngành Ngoại giao trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp

Xây dựng ngành Ngoại giao trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp

Tình hình quốc tế năm 2022 có nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các hoạt động đối ngoại ...

Công tác biên giới lãnh thổ: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Công tác biên giới lãnh thổ: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Nhân dịp đầu Xuân 2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời ...

Tăng cường truyền thông chính sách, pháp luật về bảo vệ biên giới của Tổ quốc

Tăng cường truyền thông chính sách, pháp luật về bảo vệ biên giới của Tổ quốc

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị tập huấn chính sách, pháp luật về bảo vệ ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 17/11/2024: Giá vàng lao dốc, quá sớm để gọi là đáy;  sự phấn khích hậu bầu cử Mỹ sắp kết thúc, thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’?

Giá vàng hôm nay 17/11/2024: Giá vàng lao dốc, quá sớm để gọi là đáy; sự phấn khích hậu bầu cử Mỹ sắp kết thúc, thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’?

Giá vàng hôm nay 17/11/2024, giá vàng giảm gần 5%. Tâm lý bi quan mạnh mẽ bao trùm. Giá vàng nhẫn và SJC thuận đà lao dốc
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà ...
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đến Brazil, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đến Brazil, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20

Đúng 17h04, ngày 16/11 (theo giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã hạ cánh tại Brazil.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham dự APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham dự APEC 2024

Chiều 16/11, Chủ tịch nước Lương Cường rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham dự APEC 2024.
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn lao động Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội về giao lưu tại ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày 14/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ.
Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức Hội thảo về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa ...
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam...
'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Chiều 15/11, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Các xu thế mới của ngoại giao hiện đại và vấn đề đặt ra với Việt Nam'.
Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động