TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc ráo riết “săn” nhân tài 4.0 | |
Trung Quốc nắm 1,123 nghìn tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ |
Báo chí Nhật Bản nhận định, giá thành thuê nhân công người Trung Quốc đang ngày càng tăng cao nên hiện nhiều tập đoàn nước ngoài đang có xu hướng chuyển công xưởng sang các nước Đông Nam Á, đặc biệt, cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ đang đẩy nhanh xu hướng này.
Trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 nước trong đó có Việt Nam, Malaysia có hiệu lực từ cuối năm 2018, nhiều công xưởng tại khu vực Đông Nam Á sẽ hưởng chính sách thuế ưu đãi, càng nâng cao sức hấp dẫn của các nước Đông Nam Á đối với các nhà kinh doanh.
Tiền Trung Quốc đang ồ ạt đổ vào Đông Nam Á. (Nguồn: BizLive.vn) |
Tập đoàn doanh nghiệp Marubeni (Nhật Bản) đang có kế hoạch đầu tư khoảng 12 tỷ Yen vào Việt Nam để mở xưởng sản xuất giấy với công suất sản xuất khoảng 350 nghìn tấn giấy/năm và sẽ đi vào sản xuất từ năm 2020. Bên cạnh đó, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), Tập đoàn tiêu thụ sản phẩm Fast Retailingcủa Uniqlo (Nhật Bản) cũng đang có kế hoạch chuyển xưởng sản xuất từ Trung Quốc sang đầu tư tại Việt Nam. Hiện đã có khoảng 39 xưởng gia công của Uniqlo đóng tại Việt Nam, tăng gấp 4 lần so với con số năm 2017.
Mặc dù Trung Quốc vẫn là công xưởng sản xuất lớn nhất của thế giới, nhưng những tác động do cuộc chiến thương mại với Mỹ khiến giới kinh doanh e ngại. Một số chuyên gia Nhật Bản nhận định “Chúng tôi có thể cân nhắc sản xuất tại những nước khác, trong đó tính đến Việt Nam bởi nước này đang có lực lượng sản xuất mạnh với dây chuyền sản xuất đang dần được tăng cường”.
Tập đoàn thời trang lớn số 1 Nhật Bản là Adastria hiện đang nhập khẩu chỉ may từ Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Mặc dù có đến 80% lượng sản xuất sản phẩm đóng tại Trung Quốc, nhưng tập đoàn này hiện đang lên kế hoạch nâng cao mức sản xuất tại các nước Đông Nam Á trong vòng 2 - 3 năm tới lên mức 30%. Một trung tâm nghiên cứu của Nhật Bản còn cho biết, nếu các doanh nghiệp Nhật chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, dự tính có thể đóng góp thêm 0,5% cho tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Một số doanh nghiệp điện tử của Đài Loan, Trung Quốc hiện cũng di chuyển xưởng sản xuất từ Trung Quốc sang Philippines. Chi phí thuê nhân công Trung Quốc tăng cao được cho là nguyên nhân trực tiếp. Theo số liệu do Nhật Bản thống kê, mức lương trung bình dành cho 1 công nhân Trung Quốc trong năm 2018 là khoảng 493 USD, tăng gấp đôi so với 10 năm trước. Mặc dù mức lương dành cho công nhân các nước Đông Nam Á cũng tăng nhưng vẫn thấp hơn Trung Quốc, Việt Nam là khoảng 227 USD, Philippines là 220 USD.
Các tập đoàn lớn trên thế giới thâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á ngoài việc muốn giảm chi phí sản xuất, còn bị hấp dẫn bởi thị trường 600 triệu dân tại đây - một thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và còn nhiều tiềm năng để khai thác.
Trung Quốc thúc đẩy hợp tác song phương với Nga và Đức Các quan chức cấp cao Nga và Trung Quốc đã nhất trí phối hợp để đảm bảo các lợi ích chung và thúc đẩy hợp ... |
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng "đàn áp" Tập đoàn Huawei Ngày 29/1, Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng "đàn áp vô lý" các công ty ... |
Trung Quốc đẩy mạnh phát triển du lịch chất lượng cao Chính phủ Trung Quốc đã tung ra nhiều biện pháp quan trọng để cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch trong bối cảnh tăng ... |