Đông Nam Á trước cơ hội và thách thức từ làn sóng công nghệ số

Hải An
Nền kinh tế kỹ thuật số của châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi các chiến lược số hóa mang quy mô quốc gia. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 cũng là chất xúc tác khiến quá trình chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đông Nam Á trước cơ hội và thách thức từ làn sóng công nghệ số
Nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á đang phát triển đáng kể trong những năm gần đây. (Nguồn: CSIS)

Chẳng hạn, Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế kỹ thuật số Malaysia nhằm đưa đất nước trở thành một quốc gia sử dụng công nghệ bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong khu vực công.

Để tối đa hóa tăng trưởng, các nhà hoạch định chính sách phải hiểu rõ về lợi ích kinh tế của chuyển đổi kỹ thuật số, điều gì thúc đẩy lợi ích, những thách thức tiềm ẩn đối với tăng trưởng và cách chúng có thể vượt qua.

Hiện tại, có một số lỗ hổng kiến ​​thức.

Thứ nhất, có nhiều định nghĩa khác nhau về nền kinh tế kỹ thuật số và một số định nghĩa tương đối hẹp, có khả năng đánh giá thấp các tác động của chuyển đổi kỹ thuật số. Ví dụ, một số nghiên cứu chỉ tập trung vào các hoạt động hỗ trợ nền tảng như siêu ứng dụng.

Thứ hai, sự khác biệt về phương pháp đánh giá khiến việc phân tích trở nên khó khăn.

Thứ ba, nghiên cứu về lợi ích kinh tế của các công nghệ số áp dụng cho các lĩnh vực truyền thống còn hạn chế.

Một số nghiên cứu bỏ qua tác động của công nghệ kỹ thuật số đối với các lĩnh vực truyền thống, chẳng hạn như y tế, coi nhẹ các tác động của nó ngoài lĩnh vực công nghệ. Vì vậy, điều quan trọng là phải thu hẹp những khoảng cách này để phát hiện các cơ hội, rủi ro và tìm ra giải pháp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội để phát triển.

Công nghệ số mang lại cơ hội to lớn

Có 8 công nghệ chính, gồm: Mobile internet, công nghệ tài chính, robot, additive manufacturing (AM), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT). Đi kèm với các công nghệ này là các ứng dụng liên quan.

Ví dụ, các nền tảng thương mại điện tử kỹ thuật số, được hỗ trợ bởi mobile internet, có thể giúp tăng năng suất lên tới 15% thông qua việc giảm số lượng người lao động, hàng tồn kho và chi phí bất động sản.

Theo ước tính, công nghệ kỹ thuật số có tiềm năng tạo ra giá trị kinh tế hằng năm lên tới 628 tỷ USD ở Nhật Bản, 80 tỷ USD ở Thái Lan và 60 tỷ USD ở Pakistan vào năm 2030. Con số này tương đương với khoảng 13, 16 và 19% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện tại của các nước tương ứng.

Các lợi ích của công nghệ kỹ thuật số được áp dụng vào những lĩnh vực truyền thống như bán lẻ, khách sạn, y tế, nông nghiệp và thực phẩm. Các quốc gia đã nhận ra rằng, theo đuổi chuyển đổi kỹ thuật số là cấp thiết để quản lý những thách thức do đại dịch gây ra và để “xây dựng trở lại tốt đẹp hơn”.

Dữ liệu lớn có thể giúp giải quyết những thách thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội và giáo dục bằng cách hỗ trợ triển khai tiêm vaccine, nhắm mục tiêu đến các nhóm dân cư dễ bị tổn thương để đảm bảo phúc lợi xã hội.

Các công nghệ khác có thể giải quyết thách thức về tính bền vững như mất đa dạng sinh học.

Rào cản trong hiện thực hóa cơ hội

Chẳng hạn tại Singapore, trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều có quyền truy cập internet, tỷ lệ chấp nhận và sử dụng các công nghệ tiên tiến như IoT lại thấp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Một rào cản khu vực chính là khoảng cách kỹ năng kỹ thuật số. 2/3 công nhân ở châu Á không tự tin rằng họ đạt được kỹ năng kỹ thuật số đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp trong tương lai.

93% người lao động và doanh nghiệp phải đối mặt với những trở ngại, chẳng hạn như nhận thức hạn chế về các lựa chọn đào tạo và thiếu thời gian để đào tạo kỹ năng kỹ thuật số.

Khi các vai trò mới xuất hiện và các yêu cầu kỹ năng phát triển nhanh chóng, người lao động sẽ cần được đào tạo thường xuyên để theo kịp nhu cầu công việc.

Sẽ có những tác động đối với sự dịch chuyển lao động nếu công nghệ khiến số lượng việc làm giảm bớt, đặc biệt là nếu không có đủ các chương trình đào tạo lại lao động để đảm bảo rằng những người lao động bị mất việc có thể chuyển sang các công việc khác.

Mặc dù là động lực để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, nhưng đại dịch Covid-19 cũng đã nới rộng khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia. Khi các nước thu nhập cao tăng tốc áp dụng kỹ thuật số, nhiều quốc gia thu nhập thấp đã bị bỏ lại phía sau vì họ thiếu các yếu tố hỗ trợ cần thiết như nền tảng hạ tầng và chi phí internet.

Họ sẽ không thể tiếp cận các lợi ích của công nghệ khi các hệ thống ngày càng phụ thuộc vào kết nối internet. Điều này sẽ thúc đẩy sự phân bổ lợi nhuận từ nền kinh tế kỹ thuật số không công bằng và tiếp tục gây bất lợi cho các nước thu nhập thấp.

Nhiều tiến bộ đã được thực hiện để giải quyết những vấn đề này nhưng quan hệ đối tác nhiều hơn giữa các bên liên quan là rất quan trọng để đạt lợi ích của nền kinh tế kỹ thuật số. Điều đáng khích lệ là các chính phủ trong khu vực đã xác định nền kinh tế kỹ thuật số là một lĩnh vực tăng trưởng then chốt.

Ví dụ như Kế hoạch nghiên cứu, đổi mới và doanh nghiệp 2025 của Singapore, Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia 2014-2020 của Việt Nam…

Những sáng kiến ​​như vậy đang đạt được tiến bộ đáng kể và Chỉ số đổi mới toàn cầu chỉ ra rằng, trong khi Bắc Mỹ và châu Âu tiếp tục dẫn đầu trên toàn cầu, thì Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương đang ngày càng thu hẹp khoảng cách đổi mới.

Đông Nam Á trước cơ hội và thách thức từ làn sóng công nghệ số. (Nguồn: ZD Net)
Các quốc gia nhận ra rằng, theo đuổi chuyển đổi kỹ thuật số là cấp thiết để quản lý những thách thức do đại dịch gây ra và để “xây dựng trở lại tốt đẹp hơn”. (Nguồn: ZD Net)

Cần sự hợp tác từ nhiều phía

Đại dịch cũng đã thúc đẩy các nỗ lực tăng cường khả năng truy cập vào các thiết bị di động và internet, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Tuy nhiên, vẫn có dư địa để thúc đẩy hơn nữa những hỗ trợ chính sách và quan hệ đối tác nhiều hơn giữa các bên liên quan.

Để thực hiện kỹ năng kỹ thuật số đòi hỏi sự hỗ trợ của các bên liên quan, chẳng hạn như chính phủ, người sử dụng lao động, người lao động và các cơ sở đào tạo.

Ví dụ, để nâng cao kỹ năng người lao động, chính phủ Indonesia có thể hợp tác với từng ngành cụ thể để phát triển khung kỹ năng phù hợp, cần thiết với nhu cầu của mỗi ngành trong từng lĩnh vực. Các khuôn khổ này sau đó có thể được sử dụng trong các hoạt động đào tạo người lao động.

Để khắc phục nhận thức hạn chế về các lựa chọn đào tạo, các chính phủ có thể phát triển các cổng thông tin kỹ năng để quảng bá về khóa học liên quan và thúc đẩy tiếp cận với quần chúng, bao gồm cả những người lao động bị mất việc làm do quá trình chuyển đổi công nghệ số.

Để giải quyết tình trạng thiếu thời gian, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo có thể làm việc với từng ngành công nghiệp cụ thể để phát triển các khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn. Với sự hỗ trợ này, người sử dụng lao động có thể tận dụng các khóa đào tạo miễn phí để nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Cuối cùng, người lao động sẽ cần thay đổi tư duy theo hướng học tập suốt đời và phải nhận ra rằng, việc nâng cao kỹ năng không phải lúc nào cũng đòi hỏi bằng cấp chính thức mà có thể được thực hiện thông qua các khóa học ngắn hạn.

Đại dịch Covid-19 đã tăng cường tầm quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số ở khu vực trong việc thúc đẩy hiệu suất kinh tế dài hạn và khả năng phục hồi.

Các bên liên quan chính - chẳng hạn như chính phủ và doanh nghiệp - cần hiểu các tác động kinh tế của chuyển đổi kỹ thuật số trên các lĩnh vực, xác định những khoảng trống và rủi ro hiện có và hợp tác để đạt được lợi ích đầy đủ của nó.

Nếu cơ hội kỹ thuật số được nắm bắt, nó sẽ mang lại khoản lợi trị giá hàng tỷ USD cho nền kinh tế khu vực, là một sự thúc đẩy rất cần thiết trong thời kỳ hậu đại dịch.

‘Bóng ma’ khủng hoảng năng lượng, lạm phát bủa vây, giá cả tăng kỷ lục, chuyên gia nói gì về tương lai kinh tế Mỹ, Trung Quốc và Anh?

‘Bóng ma’ khủng hoảng năng lượng, lạm phát bủa vây, giá cả tăng kỷ lục, chuyên gia nói gì về tương lai kinh tế Mỹ, Trung Quốc và Anh?

Sức mạnh của bảng cân đối kế toán từ người tiêu dùng và ngân hàng mang lại hy vọng rằng, suy thoái kinh tế sẽ ...

Indonesia: GDP phục hồi vững chắc, rủi ro tiềm ẩn có đáng lo?

Indonesia: GDP phục hồi vững chắc, rủi ro tiềm ẩn có đáng lo?

Indonesia đang bước những bước vững chắc trên con đường phục hồi kinh tế hậu Covid-19, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều chướng ngại vật ...

(theo East Asia Forum)

Đọc thêm

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Chính sự lèo lái của Tim Cook đã giúp Apple trở thành một đế chế và tập đoàn giá trị nhất thế giới.
Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Các lực lượng của Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ 22/4, bên ngoài lãnh hải quốc gia Đông Nam Á, trong vùng biển đối diện với Biển Đông.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm OCOP du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh tế Trung Quốc.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 92.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động