Đồng thuận và khác biệt tại thượng đỉnh G20 về Afghanistan

Minh Vương
Thượng đỉnh G20 về Afghanistan phản ánh sự đồng thuận cũng như một số khác biệt giữa các bên về cách giải quyết khủng hoảng tại đất nước Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh khẩn G20 về Afghanistan: Hàng tỷ USD viện trợ, nêu cao quyền phụ nữ và 'không có nghĩa là' công nhận Taliban. (Nguồn: Reuters)
Thượng đỉnh khẩn G20 về Afghanistan ngày 12/10 do nước chủ nhà G20 là Italy tổ chức theo hình thức trực tuyến. (Nguồn: Reuters)

Đồng thuận về phương châm

Ngày 12/10, Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) về Afghanistan đã diễn ra. Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và lãnh đạo nhiều nước châu Âu đã dự họp.

Tuy nhiên, lãnh đạo hai bên quan trọng trong tháo gỡ tình hình tại Kabul là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin lại vắng mặt.

Có ý kiến cho rằng điều này phản ánh lập trường khác nhau về tình hình hiện nay, song Thủ tướng Italy Mario Draghi khẳng định sự vắng mặt trên không làm giảm tầm quan trọng cuộc họp do Italy, hiện đang đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên G20, tổ chức.

Phát biểu sau thượng đỉnh, ông nhận định, khối cam kết giải quyết khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan, ngay cả khi phải phối hợp với Taliban.

“Về cơ bản, các bên đã tìm được quan điểm chung về nhu cầu giải quyết tình hình nhân đạo khẩn cấp … Đây là phản ứng đa phương đầu tiên với khủng hoảng Afghanistan... Dù vấp phải khó khăn, nhưng chủ nghĩa đa phương đang trở lại”, ông Draghi nói.

Theo Thủ tướng Italy, các bên dự họp đã nhất trí cao rằng cần sớm tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Afghanistan, nơi các ngân hàng đang cạn tiền mặt, công chức không được trả lương và giá thực phẩm tăng vọt, khiến hàng triệu người đứng trước nguy cơ thiếu đói nghiêm trọng.

Phần lớn viện trợ sẽ được chuyển qua Liên hợp quốc. Các nước cũng sẽ trực tiếp giúp đỡ Afghanistan, dù vẫn từ chối công nhận Taliban. Ông Draghi khẳng định: “Rất khó giúp người dân Afghanistan mà không liên quan đến Taliban... nhưng điều đó không có nghĩa là công nhận họ.”

Theo ông, cộng đồng quốc tế sẽ đánh giá tính chính danh của Taliban thông qua hành động của lực lượng này. Hiện thế giới đặc biệt quan tâm đến hoàn cảnh của phụ nữ ở Afghanistan. Thủ tướng Italy Mario Draghi nhấn mạnh: “Tại thời điểm này, chúng tôi không nhận thấy có tiến triển”.

Trong tuyên bố chung sau thượng đỉnh G20, các bên đã kêu gọi Taliban xử lý các nhóm chiến binh hoạt động bên ngoài nước này, nhấn mạnh rằng các chương trình nhân đạo trong tương lai nên tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái, mở lối đi an toàn cho người Afghanistan muốn rời khỏi đất nước.

Đáng chú ý, thượng đỉnh G20 về Afghanistan diễn ra chỉ hai tuần trước thượng đỉnh chính thức của lãnh đạo G20 tại Rome ngày 30-31/10, tập trung vào biến đổi khí hậu, phục hồi kinh tế toàn cầu, giải quyết nạn suy dinh dưỡng và dịch Covid-19.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng khủng hoảng tại Kabul sẽ một lần xuất hiện tại sự kiện đặc biệt quan trọng của khối cuối tháng 10 này.

“Về cơ bản, các bên đã tìm được quan điểm chung về nhu cầu giải quyết tình hình nhân đạo khẩn cấp … Đây là phản ứng đa phương đầu tiên với khủng hoảng Afghanistan... Dù khó khăn, nhưng chủ nghĩa đa phương đang trở lại” - Thủ tướng Italy Mario Draghi.

Khác biệt về cách thức

Đồng thuận về phương châm là một chuyện, song các nước G20 cũng cho thấy một số khác biệt trong cách thức triển khai các hỗ trợ dành cho Afghanistan.

Cụ thể, Đức và một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chủ trương đẩy mạnh các khoản hỗ trợ về kinh tế cho Afghanistan, dù vẫn thận trọng với Taliban.

Phát biểu sau thượng đỉnh, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: “Tất cả chúng ta sẽ không được lợi gì nếu toàn bộ hệ thống tài chính/tiền tệ ở Afghanistan sụp đổ, vì khi đó viện trợ nhân đạo cũng không thể được cung cấp”.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định: “Người dân Afghanistan không phải trả giá cho những hành động của Taliban”.

Trong cuộc họp, EU cũng công bố gói hỗ trợ 1 tỷ Euro (1,15 tỷ USD), gồm 300 triệu Euro (346 triệu USD) đã cam kết trước đó. Dù vậy, khối vẫn thận trọng và chưa công chính phủ lâm thời Taliban.

Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc lại chủ trương hợp tác với Taliban thông qua đối thoại.

Phát biểu tại thượng đỉnh, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tin rằng cộng đồng quốc tế nên duy trì đối thoại với Taliban để “kiên nhẫn và dần dần” định hướng lực lượng này thiết lập một chính quyền toàn diện hơn.

Theo ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ, hiện tiếp nhận hơn 3,6 triệu người Syria, không thể đón người di cư từ Afghanistan. “Điều không thể tránh khỏi là châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi áp lực di cư Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu ở biên giới phía Nam và phía Đông của mình”, ông nói.

Đồng thời, ông Erdogan đề xuất thành lập một nhóm làm việc về Afghanistan trong khuôn khổ G20 và Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đứng đầu nhóm làm việc này. Thủ tướng Italy cho biết đề xuất trên rất thú vị nhưng vẫn cần các nước còn lại trong G20 đồng ý.

Về phần mình, trước cuộc họp, Trung Quốc đã yêu cầu dỡ bỏ biện pháp trừng phạt kinh tế với Afghanistan và bàn giao lại hàng tỷ tài sản đang phong toả cho Kabul.

Tuy nhiên, Mỹ và Anh, nơi có nhiều tài sản của Afghđang được nắm giữ, đang phản đối nỗ lực này và không đề cập đến vấn đề đó trong tuyên bố cuối cùng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng cộng đồng quốc tế cấn đối thoại để dẫn dắt Taliban thành lập chính phủ toàn diện hơn. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, Mỹ tiếp tục gạt vai trò của Taliban ra khỏi các nỗ lực tái thiết Afghanistan.

Một mặt, Washington vẫn cam kết hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, sử dụng biện pháp ngoại giao, nhân đạo và kinh tế hỗ trợ tình hình ở Kabul.

Người Phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki nhấn mạnh, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho Afghanistan với 330 triệu USD chỉ trong năm nay.

Mặt khác, thông cáo của Nhà Trắng không đề cập đến Taliban: “Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về sự cần thiết của việc duy trì nỗ lực chống khủng bố lâu dài của chúng tôi trước mối đe dọa từ ISIS-K, đảm bảo việc đi lại an toàn cho công dân nước ngoài và đối tác tìm cách rời khỏi đất nước này.”

Các nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định cam kết tập thể cung cấp hỗ trợ nhân đạo trực tiếp cho người dân Afghanistan qua các tổ chức quốc tế độc lập và thúc đẩy quyền con người cơ bản cho tất cả người dân gồm phụ nữ, trẻ em gái và nhóm thiểu số”.

Tương tự, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng không đề cập đến chính phủ mới của Taliban trong tuyên bố chiều 12/10 trên Twitter: “Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và sử dụng các phương tiện ngoại giao, nhân đạo và kinh tế để giải quyết tình hình ở Afghanistan và hỗ trợ người dân Afghanistan.”

Tuy nhiên, Trung tướng Lục quân Mỹ Keith Kellogg không đồng tình với cách tiếp cận này. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia thời ông Donald Trump đã tức giận trước cách chính quyền ông Joe Biden xử lý hậu quả, cho rằng Nhà Trắng đang trốn tránh trách nhiệm khi để Taliban chiến thắng.

Ông Kellogg, đồng chủ tịch của Trung tâm An ninh Mỹ, nói: “Một lần nữa, nó cho thấy một khuôn mẫu nhất quán của Tổng thống Joe Biden: phớt lờ các mối đe dọa với đất nước của chúng ta - cho dù đó là Trung Quốc, vấn đề biên giới hay Taliban”.

Afghanistan: Nổ kinh hoàng ở đền thờ Hồi giáo dòng Shi'ite, nguy cơ thành thảm sát

Afghanistan: Nổ kinh hoàng ở đền thờ Hồi giáo dòng Shi'ite, nguy cơ thành thảm sát

Ngày 15/10, một vụ nổ đã làm rung chuyển đền thờ Hồi giáo dòng Shi'ite ở thành phố Kandahar, miền Nam Afghanistan.

Mỹ đánh giá thế nào về cuộc gặp với Taliban?

Mỹ đánh giá thế nào về cuộc gặp với Taliban?

Ngày 12/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã đưa ra nhận định về cuộc gặp giữa đại diện nước này với ...

(theo Washington Examiner)

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Xem nhiều

Đọc thêm

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động